logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Viết 1 bài thuyết trình về núi dục thuý ở ninh bình
Trả lời câu hỏi của nguyễn thị kim huệ
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

28/02/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Núi Dục Thúy ở Ninh Bình là một trong những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Với vẻ đẹp hùng vĩ, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thi sĩ, nhà văn nổi tiếng viết ra hàng trăm bài thơ và vịnh cảnh tuyệt vời. Núi Dục Thúy được xếp hạng di tích đặc biệt vào cuối năm 2019, thể hiện giá trị lịch sử và văn hóa của nó. Trên dãy núi này, có khoảng 30 bài thơ được chạm khắc của 24 tác giả, từ các tri phủ, nhà thơ lừng danh cho đến các quan lại triều Nguyễn. Những bài thơ này không chỉ là biểu tượng cho sự sáng tạo văn học mà còn là minh chứng cho sự kính trọng và yêu quý của con người đối với thiên nhiên. Với ý nghĩa "ví ngọn núi mang dang hình tựa chim trả đang tắm trên dòng nước xanh biếc", Núi Dục Thúy không chỉ là một điểm du lịch thu hút khách thập phương mà còn là biểu tượng của lòng yêu quý tự nhiên và lòng tự hào dân tộc. Trong bài thuyết trình này, chúng ta đã được điểm qua về lịch sử, văn hoá và giá trị của Núi Dục Thúy ở Ninh Bình. Hy vọng rằng mỗi người khi đến thăm đất này sẽ hiểu rõ hơn về cái đẹp kỳ diệu của tự nhiên và giá trị văn hoá lưu giữ từ xa xưa. Cám ơn!
Minh18

28/02/2024

Câu trả lời uy tín

       Đến thành phố Ninh Bình, du khách sẽ ngẩn ngơ trước vẻ đẹp kỳ thú của hòn núi đá nghênh bóng chênh vênh, lặng lẽ soi mình bên bờ giữa ngã ba sông Đáy - sông Vân. Đó là núi Dục Thuý (núi Non Nước), tạo nên vẻ huyền diệu, sơn thuỷ hữu tình của thành phố.

        Núi có từ lâu lắm, bể dâu thay đổi, biển lùi xa và núi từ mặt đất trội lên, lặn ngụp thách thức với thời gian, như một nghệ sĩ tuyệt vời, thiên nhiên đã kiến tạo nên. Nói như Ngô Thì Sĩ, bốn chữ Hán lớn khắc ở vách núi “Vũ Trụ Dĩ Lai”, từ khi có vũ trụ, có trời đất là có núi này và bốn chữ Hán nữa cũng khắc ở vách núi, “Y Nhiên Thiên Cổ” (muôn đời vẫn thế) của Nguyễn Hữu Tường. Núi cao khoảng 25 mét, đỉnh tương đối bằng phẳng, phía trước nhô cao hơn phía sau. Phía bắc và phía đông chân núi, lưỡi sóng đã liếm mòn quanh, bào gọt, khoét sâu hõm vào, làm cho thế núi muốn nhô ra để soi trọn mình trên tấm gương sông Đáy, tạo thành một mái hiên hình vòm cuốn, đổ bóng, che rợp một khoảng sông có chiều dài 15 mét. Có một thời, không rõ ai “đã viết một chữ “Xảo” (khéo) thật lớn ở phía ngoài cửa động (động Tam Phủ), nét bút thực cứng cáp, không thấy đề năm tháng, họ tên”, “Núi Dục Thuý chỉ duy mình là “khéo” cho nên nó là của chung để mọi người trong thiên hạ thưởng ngoạn” (Vũ Phạm Khải), với hàm ý thiên nhiên tuyệt đẹp.

             Phía Bắc núi, nước biển hàng triệu năm đẽo gọt làm cho vách đá nhẵn lì như mài và mòn lõm chạy sâu vào làm thành động, gọi là động Tam Phủ (Thiên Phủ, Địa Phủ, Thuỷ Phủ). Đó là những kỳ công tuyệt tác của tạo hoá mà con người không thể nào làm được. Cũng ở sườn núi phía Bắc, tảng đá gần dòng nước, có khắc ba chữ Hán: Khán Giao Đình (Đình ngồi xem giao long) của vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786) được chạm khắc vào năm 1782. Phía tây nam chân núi có đền thờ Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Hiện nay đền Trương Hán Siêu ở đó. Trên các vách núi, nhũ đá rêu phong, những lùm cây mọc xanh biếc, có nhiều mỏm đá như hình muôn tượng hoá thành. Muốn đến đỉnh núi Dục Thuý, du khách phải bước lên gần 100 bậc đá ở sườn núi phía nam, nhiều bậc đá mòn lõm, nhẵn lỳ vì đã có nhiều người lên núi. Lên đến đỉnh núi, du khách nhìn thấy cảnh sông nước bao la, mây trời tuyệt đẹp và cõi lòng lắng xuống để thả bay trong gió những lo toan trần tục của cuộc sống thường nhật. Từ ngàn xưa, núi có tên là Non Nước. Đến thời Trần, ông Trương Hán Siêu đặt tên núi là Dục Thuý, có nghĩa là con chim trả tắm mình bên dòng sông nước bạc (Dục là tắm, Thuý là con chim trả) – tên gọi rất tượng hình, đầy màu sắc mộng mơ. Còn nhân dân thì gọi núi là Non Nước – cái tên nôm na, giản dị bằng những câu ca dao dân dã: “Ai về qua đất Ninh Bình/ Mà xem phong cảnh hữu tình nên thơ/ Nước non, non nước như mơ/ Càng nhìn Non Nước càng ngơ ngẩn tình.”

          Từ thế kỷ thứ X, Đinh Bộ Lĩnh đã dựa vào thế núi, tấn công tiêu diệt một cánh quân mạnh nhất của một trong mười hai sứ quân thời ấy là sứ quân Phạm Phòng Át tức Bạch Hổ. Khi lên ngôi vua (968 – 979) Đinh Tiên Hoàng đặt tên núi là Ngự Trấn Phòng Sơn và cho xây đồn luỹ trên núi, dùng núi như một tiền đồn kiểm soát con đường bộ từ Tam Điệp ra, con đường biển vòng qua cửa Đại Ác, sau đổi là Đại An (nay là ngã ba Độc Bộ, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Lê Đại Hành lên ngôi vua (980) cho quân lính thiện chiến ở núi canh gác, cũng coi núi như một tiền đồn để bảo vệ Kinh đô Hoa Lư. Vào thời Lý, vua Lý Nhân Tông, niên hiệu Quảng Hựu thứ 7, Tân Mùi (1091), dựng ở trên núi một cái tháp cao (chưa rõ cao bao nhiêu tầng). Ngoài tháp Linh Tế, trên đỉnh núi còn được xây dựng thêm chùa Sơn Thuỷ (chùa Non Nước). Ngôi chùa này còn tồn tại đến đầu thời Nguyễn. Đời vua Gia Long (1802 – 1819), nhân dân địa phương đã chuyển dời đến núi Cánh Diều (núi Ngọc Mỹ Nhân) nằm ở giữa thành phố Ninh Bình. Sang thời Trần, vua Trần Anh Tông (1293 – 1314) đã từng lên thăm núi vào năm Nhâm Tý (1312). Một thời gian sau tháp trên đỉnh núi đã đổ vỡ. Đến năm Đinh Sửu, niên hiệu Khai Hựu thứ 9, đời vua Trần Hiến Tông, tức là năm 1337, tháp Linh Tế được khởi công xây dựng lại, kéo dài trong 6 năm, mãi đến năm 1342 mới hoàn thành, người đứng lên chủ trì việc xây dựng tháp là nhà sư Trí Nhu (người phủ Tràng An, châu Đại Hoàng), học trò Pháp Loa (đệ nhị tổ dòng phái Trúc Lâm). Thời Lê, vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), năm Quang Thuận thứ 8 (1467), khi ở Vĩnh Lăng (Thanh Hoá) trở ra đã dừng thuyền lên thăm núi Dục Thuý. Nhà vua đã viết bài thơ “Đề núi Dục Thuý” và cho khắc bài thơ đó trên vách núi Dục Thuý. Khi kéo quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, Nguyễn Huệ đặt tổng hành dinh ở dưới chân núi Dục Thuý. Sau khi đánh tan quân Thanh, trên đường trở về Phú Xuân, Nguyễn Huệ còn dừng chân trên núi. Tương truyền, trên đỉnh núi, có tảng đá bằng phẳng như chiếc chiếu trông rõ 3 vết lõm. Đó là dấu hai bàn chân và mũi kiếm của vua Quang Trung khi Người chống kiếm đứng ngắm vùng non nước kỳ thú nơi đây. Sang nhà Nguyễn, năm 1821, vua Minh Mạng (1820-1840), năm thứ hai, tuần du ra Bắc Hà, lên thăm núi Dục Thuý, ban sắc cho dựng lầu ở trên núi. Đến năm Minh Mạng thứ 5, tức là năm 1824, cho xây tỉnh thành Ninh Bình bằng gạch kề ngay vào núi, lấy núi làm một phần góc thành về phía hai bờ sông Đáy và sông Vân. Ngày nay lên thăm núi Dục Thúy, du khách thấy Nghênh Phong Các. Trước đây Nghênh Phong Các được Trương Hán Siêu xây dựng trên đỉnh núi nhưng đã bị đổ vỡ. Đến cuối thời Hậu Lê, nhân dân đã xây dựng lại Nghênh Phong Các, bên trong có treo bức hoành phi với 4 chữ Hán sơn son thếp vàng: Trương Công Như Tại (Cụ Trương vẫn còn đây). Sang thời Nguyễn, Nghênh Phong Các vẫn còn. Thực dân Pháp xâm chiếm Ninh Bình, xây lô cốt trên đỉnh núi, Nghênh Phong Các được chúng sử dụng như một trại lính. Rồi thiên nhiên khắc nghiệt góp phần làm cho Nghênh Phong Các không còn nữa  

         Ngoài nhiều bài thơ, bài văn khắc trên núi, còn có đến hàng trăm bài thơ kim cổ khác viết vịnh núi Dục Thúy của các ông vua và những thi nhân như: Trần Anh Tông, Thiệu Trị, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát, Ninh Tốn, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Xuân Ôn, Phạm Văn Nghị, Nguyễn Quý Thứ, Trần Thiện Chính, Lê Hữu Thanh, Nguyễn Miên Thẩm, Vũ Duy Thanh, Vũ Phạm Khải, Đoàn Triển, Vũ Phạm Hàm, Nguyễn Tư Giản, Trần Văn Cận, Nguyễn Trọng Hợp, Trương Đăng Quế, Nguyễn Can Mộng, Trần Tử Mẫn, Nguyễn Thượng Hiền, Vũ Bang Hành, Hoàng Tạo, Phan Đình Hòe, Đạm Trai,… các tác giả khuyết danh.v..v. Không một ngọn núi nào trên đất nước Việt Nam có nhiều thơ khắc như ở núi Dục Thúy. Núi được khắc 30 bài thơ hiện còn trong 07 thế kỷ qua, chính vì thế nó còn được gọi là Núi Thơ. Đó là những bức thông điệp văn học vô giá – trường tồn cho các thế hệ mai sau. Nó cũng thể hiện tài năng sáng tạo, kỹ thuật tinh xảo, điêu luyện của các nghệ nhân khắc chữ Hán trên đá thời xưa. Bất luận thời gian, trải qua bao độ phong sương, mưa nắng của đất trời, những bài thơ chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, nét chữ to, nét chữ nhỏ, được đặt trân trọng trong khung hay không, khắc trên các vách núi vẫn chưa mờ như những tác phẩm điêu khắc tạo hình hoàn chỉnh cho cái đẹp của núi, đã cuốn hút nhiều du khách đến ngoạn mục, lòng không muốn rời, chân không muốn xa, để chìm say trong cảnh núi sông tuyệt mỹ. 

         Núi Dục Thuý chính là nhân chứng muôn đời của đất nước, chứng kiến biết bao chiến tích vẻ vang theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Mặt khác cũng là một minh chứng cho sự tài hoa của văn chương Việt Nam ta. Mỗi bài thơ khắc ở núi đều có một nét riêng tỏa sáng như viên ngọc quý có nhiều màu làm cho núi càng tăng thêm kỳ ảo. “Con chim trả khổng lồ” ấy đã xăm đầy mình và đôi cánh những bài thơ kim cổ bất hủ. Thơ khắc kín tất cả các sườn non Dục Thúy, ở ngay cả những vách đá chênh vênh trên cao, dưới thấp. Những vách gấm này, đã vững chãi giữa trời mây, non nước bao la.

 

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved