logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Em hãy viết bài văn nghị luận nêu cảm nhận của mình về nhân vật người họa sĩ trong truyện ngắn bức tranh của Nguyễn Minh Châu
Trả lời câu hỏi của Huyền Trang Pt
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

28/02/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Nhân vật người họa sĩ trong truyện ngắn "Bức Tranh" của Nguyễn Minh Châu là một nhân vật đầy sáng tạo và tâm hồn nhạy cảm. Anh ta không chỉ là một nghệ sĩ với khả năng vẽ tranh tài ba mà còn là người có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và con người. Người họa sĩ được miêu tả trong truyện là một người sống giản dị, chân thành và luôn tìm kiếm cái đẹp trong cuộc sống xung quanh. Anh ta đã dành nhiều thời gian để điều tra, tìm hiểu về cây cỏ, hoa lá, con người để từ đó thổi hồn vào bức tranh của mình. Điều này cho thấy anh ta có tình yêu mãnh liệt với nghệ thuật và muốn chia sẻ niềm đam mê ấy với mọi người. Nhân vật người họa sĩ cũng được ví như một "nhà thơ" của bức tranh, bởi từng nét vẽ của anh ta đều chứa đựng những suy tư, cảm xúc sâu lắng. Bức tranh không chỉ là sản phẩm của bàn tay khéo léo mà còn là biểu hiện của trí tuệ và lòng tự do của anh ta. Từ câu chuyện về nhân vật người họa sĩ trong truyện "Bức Tranh", em rút ra được bài học về việc sống và yêu thương cuộc sống theo cách riêng của mỗi người. Sự say mê, hy sinh và niềm tin vào nghệ thuật đã giúp anh ta trở thành một nghệ sĩ xuất sắc, để lại dấu ấn trong lòng người xem. Với những phẩm chất cao quý kể trên, nhân vật người họa sĩ trong truyện "Bức Tranh" đã khiến cho em phải khâm phục và suy tư về ý nghĩa của việc theo đuổi đam mê và công việc của mình.
hilamaya

28/02/2024

Câu trả lời uy tín

Nhà văn Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930 tại làng Văn Thai, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm hai mươi tuổi, chàng thanh niên ấy quyết định lên đường nhập ngũ và cùng năm đó, ông chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Bức tranh là truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu, được rút trong tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, xuất bản năm 1983. Truyện ngắn Bức tranh đánh dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp văn học Nguyễn Minh Châu khi ông chuyển hướng sáng tác sang kiểu nhân vật tư tưởng. Tác phẩm này có thể được coi như lời tự thú trong hành trình tự vấn lương tâm của người họa sĩ danh tiếng.

Tác phẩm Bức tranh xoay quanh sự sóng đôi của hai bức họa, thứ nhất là bức tranh họa sĩ vẽ chân dung chiến sĩ thồ tranh giữa đường hành quân bom đạn ngập gầm trời và thứ hai là bức chân dung tự họa trong hành trình tự vấn lương tâm của chính người họa sĩ.

Hai bức tranh này xuất hiện trong diễn biến cốt truyện, soi vào nhau, chiếu rọi sự giằng xé trong thế giới tinh thần của nhân vật.

Nhân vật chính trong truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu là một họa sĩ giàu đam mê và có sự nghiệp thành công. Anh từng “công tác ở một chiến trường cực kỳ xa xôi, giáp biên giới miền Tây Nam Bộ”.

Vì biết ơn nên người họa sĩ đã nhận lời vẽ một bức tranh truyền thần cho anh chiến sĩ cùng đoàn và hứa sẽ đưa tận tay bức kí họa này tới người mẹ đáng thương nơi quê nhà của cậu ấy. Vì bị cuốn vào guồng quay công việc cùng chìm đắm trong sự thành công mà “bức tranh truyền thần” mang lại nên người họa sĩ dã không thực hiện được lời hứa năm xưa.

Tám năm sau một cuộc gặp gỡ bất ngờ diễn ra giữa hai người và anh họa sĩ đã có cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội. Anh vô cùng hối hận vì sự vô tâm và ích kỉ của mình đã khiến người mẹ vốn già yếu nay lại thêm mù lòa vì khóc thương con. “Tôi ra đến Hà Nội vào đầu tháng ba năm ấy. Nếu tôi là một người tử tế ra thì không khéo bà cụ không bị lòa, không những thế mà tôi còn có thể làm cho bà cụ khỏe ra! Chính tôi đã làm cho bà mẹ anh trở thành mù lòa?”

Dòng hồi tưởng, suy nghĩ của người họa sĩ là nội dung chủ đạo trong tác phẩm. Sự trăn trở cùng cuộc đấu tranh tâm lý giúp người đọc nhận ra được những hạn chế, khiếm khuyết của con người, phát hiện ra góc tối bên trong cái vẻ hào nhoáng, sáng bóng bên ngoài.

Xuất hiện song song với nhân vật họa sĩ là anh chiến sĩ có vẻ ngoài bình thản, trầm mặc cùng tấm lòng nhân hậu, vị tha. Anh chỉ “lẳng lặng đi xuống đồi” khi bị chàng họa sĩ từ chối vẽ giúp một bức tranh truyền thần để gửi về cho gia đình.

Thậm chí khi biết người họa sĩ không mang bức tranh về cho mẹ, đến nỗi người mẹ đáng thương ấy mù lòa cả đôi mắt vì nhớ thương con thì anh cũng không một lời trách móc, tận tụy với công việc và đối diện với vị họa sĩ danh tiếng kia bằng thái độ bình thản nhất. “Giá lúc đó, sau khi cắt tóc xong, anh bảo tôi hãy ngồi lại để hỏi cái món nợ tám năm về trước, thì có thể sau đó tôi không trở lại cái quán cắt tóc ấy nữa, cũng nên. Thế nhưng anh vẫn làm như không hề bao giờ quen biết tôi. Khi tôi ra về, anh chào tôi một cách thân mật, nhã nhặn sau khi nhận tiền cắt tóc.”

Ánh sáng lương tâm ấy của chiến sĩ ấy đã khiến người họa sĩ tự soi chiếu và tự vấn bản thân mình, nghiêm túc nhận thức những sai lầm và tìm cách khắc phục.

Câu chuyện ngắn đã mang đến một ý nghĩa rằng sự hào nhoáng bên ngoài đôi khi không phản ánh được hết góc tối bên trong tâm hồn, cần đi sâu tìm hiểu bản chất bên trong để tránh bỏ lỡ giá trị đích thực tốt đẹp nhất.

Ngay cả khi khói lửa chiến tranh đã nguội tắt thì không phải mọi thứ đều lắng dịu. Chiến tranh với những nỗi đau mà nó mang lại vẫn tồn tại và hiện diện trong cuộc sống ngày nay.

Cuộc sống hối hả ngày nay tưởng như giúp người ta quên đi quá khứ nhưng đôi lúc lại bất chợt chạm phải nó, cái dĩ vãng mà không phải lúc nào cũng đẹp như mong muốn. “Có những thứ đồ vật vô nghĩa. Có những thứ nhắc tới một chút kỷ niệm đẹp đẽ. Có những thứ gợi lên một câu chuyện chẳng hay ho gì, tưởng đã quên hẳn cái chuyện đó thì bây giờ cái đồ vật lại từ xó xỉnh, bụi bặm, từ trong xó tối từ từ bò ra, cái vật vô tri lại thủ thỉ nói chuyện với anh, khiển trách anh, lên án anh.”. Người nghệ sĩ trong câu chuyện cũng rơi vào một tình huống bất ngờ tương tự. Trong lúc đi cắt tóc, anh vô tình gặp lại người chiến sĩ năm xưa từng thồ tranh giúp mình nơi chiến trường khốc liệt.

Cuộc hội ngộ đầy bất ngờ này là khởi đầu cho hành trình tự vấn lương tâm ở người họa sĩ. 

Ngòi bút tinh tế và đầy khéo léo của Nguyễn Minh Châu đã miêu tả một cách chân thực những nội tâm day dứt trăn trở ấy. Cuộc đấu tranh nội tâm đang chênh vênh giữa hai bờ thiện và ác, cái cao đẹp sẽ chiến thắng hoặc cái xấu xa, thấp hèn sẽ cất tiếng cười ngạo nghễ. Người họa sĩ đứng chấp chới giữa ranh giới mong manh của sạch sẽ và bị vẩy bẩn nhưng cuối cùng anh đã giữ cho mình một lương tri trong sáng. Bức tranh đầu tiên là kết quả của sự hối hận, tiếc nuối khi đã từ chối lời đề nghị chân thành của người chiến sĩ. Song chính giây phút “cầu ơ” ấy tạo nên một kiệt tác để đời trong suốt quãng thời gian làm nghề, thậm chí nó còn nổi tiếng hơn hẳn những bức tranh mà anh dồn hết tâm huyết sáng tạo. Khác với bức tranh ký họa vội vàng nơi núi rừng ấy, bức chân dung tự họa thứ hai lại mang ý nghĩa lớn hơn rất nhiều khi giúp người họa sĩ tự nhìn thẳng vào chính lỗi lầm của bản thân mình trong quá khứ để tìm cách sửa chữa.

Nhân vật được đặt trong tương quan với nhiều mối quan hệ khác nhau, trong đó có bản thân mình. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho truyện ngắn Bức tranh. Một điểm cộng lớn cho tác phẩm này đó là ngòi bút khai thác tâm lý sắc sảo mà đầy mềm mại của Nguyễn Minh Châu đã giúp ông truyền tải trọn vẹn những thông điệp đầy ý nghĩa. Ánh sáng của sự độ lượng tỏa ra từ lương tri người chiến sĩ cũng là điểm nhấn nhân đạo đắt giá cho truyện ngắn Bức tranh. Chính sự cố tình “không quen” của người chiến sĩ để người họa sĩ khỏi phải hổ thẹn lại chính là ánh sáng “khai tâm” giúp vị danh họa hiểu được về lẽ phải, về cái cao đẹp đang tồn tại một cách đích thực trong cuộc đời này.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved