28/02/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
28/02/2024
28/02/2024
“Người đi tìm hình của nước” được viết với niềm xúc động, cảm xúc tự hào cũng như lòng biết ơn của Chế Lan Viên về hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác. Bài thơ tái hiện hành trình gian truân nhưng vinh quang của vị lãnh tụ dân tộc trong suốt 30 năm.
“Hình của Nước” ở đây là hình ảnh tượng trưng của áo cơm, hạnh phúc của nhân dân, của độc lập, tự do của dân tộc.
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Câu thơ đầu tiên trong bài tái hiện tâm trạng quyến của Bác khi phải ra đi. Cách ngắt nhịp thơ 5/5 được sử dụng như nhấn mạnh thêm tâm tình của bác, dù đất nước đẹp lắm, Bác còn muốn ngắm nhìn thêm nữa, nhưng tình cảnh quá bức bách nên Bác phải ra đi.
Bác ra đi để “đất nước đẹp vô cùng” này có một con đường thoát khỏi cảnh lầm than, nô lệ. Bác ra đi mang theo nỗi đau mất nước, nỗi tủi nhục trước ách thống trị của xâm lăng. Nhưng chính nỗi đau xót ấy thôi thúc Bác quyết tâm tìm được con đường cứu dân, cứu nước.
Chế Lan Viên đã rất xúc động và cảm nhận sâu sắc hành trình này của Bác, đến muốn hóa thân trở thành con sóng đưa bác vượt đại dương bao la:
“Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác”
Câu thơ thể hiện sự cuống quýt, vội vàng muốn theo kịp chân Bác, muốn được cùng Bác sẻ chia những gian truân của cuộc hành trình. Hình ảnh con sóng trong câu thơ giúp người đọc cảm nhận rõ sự thiêng liêng của giây phút lịch sử Bác Hồ ra đi. Nó không chỉ thể hiện tình cảm lưu luyến mà hơn hết là lòng thương yêu, kính yêu của tác giả đối với Bác.
“Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre”
Không gì có thể biểu đạt tốt hơn về quê hương xứ sở của ta bằng hình ảnh “hàng tre”, “làng xóm”, “bờ bãi”. Những hình ảnh quen thuộc ấy, từ bốn phía mênh mông, rộng lớn lui dần rồi khuất bóng, người ra đi hẳn đã rất cô đơn và cảm thấy bơ vơ.
Nếu các từ “dần lui”, “không một bóng” miêu tả bác từng bước từng bước rời xa quê hương, thì động từ “nhìn” thể hiện sự hụt hẫng, buồn xót xa, nhớ nhung của Bác đang cố gắng kiếm tìm những điều quen thuộc của đất nước thân yêu. Chỉ với hai câu thơ trên, Chế Lan Viên đã diễn tả chân thật nỗi đau thương của lòng người xa xứ.
“Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương”
Đêm xa nước đầu tiên ấy, là “ai nỡ ngủ” hay không thể nào chợp mắt. Bởi lòng bác nhớ quê hương tha thiết. Hành trình phía trước biết sẽ tới đâu, đến bao giờ Bác mới có thể trở về quê hương, Bắc thao thức, trằn trọc.
Biển mênh mông, sóng nơi đâu cũng đều là sóng nước. Nhưng sóng quê hương thì khác. Ở ngay đây hay ở xa kia, khi không phải trời nước quê hương thì đều là xứ sở xa lạ, mọi thứ đều là ngỡ ngàng. Người ra đi ấy, nằm nghe sóng vỗ mạn tàu, mỗi một tiếng sóng xa dần là càng trở nên xa lạ, nỗi đau nhớ quê hương lại tăng thêm.
“ Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương”
Ta thấy, khi ra đi, khi xa đất nước thân yêu, Bác càng thấm thía nỗi đau thương mà nước mà dân đang gánh chịu. Hai câu thơ nghe như lời tâm sự nhẹ nhàng, nhưng trong giọng khe khẽ sâu lắng ấy là nỗi yêu nước nồng nàn, tha thiết.
Luận cương của Lênin là kim chỉ nam cho con đường giải phóng dân tộc. Giờ phút tiếp nhận văn kiện quan trọng đó là một giờ phút trọng đại, không chỉ đối với cá nhân Người đang đánh đổi cả đời để tìm kiếm mà còn với cả dân tộc ta, nhân dân, đất nước ta. Như giây phút đón chào một hài nhi – đây cũng là giây phút khai sinh ra cho một đất nước Việt Nam mới: tìm ra “hình của Nước”, tìm được “đường đi cho dân tộc theo đi”.
Từ ánh sáng Luận cương, Bác mường tượng một tương lai sáng ngời của đất nước: “Ruộng theo trâu về lại với người cày… Những đời thường cũng có bóng hoa che”. Việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn sẽ làm nên một cuộc đại cách mạng, để đất nước thay da đổi thịt: “trời xanh thành tiếng hát”, “điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân”, “mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói”; để trả lại cuộc sống yên bình vốn có cho nhân dân: “Ruộng theo trâu về lại với dân cày”.
Trên dặm dài Tổ quốc, không còn đau thương và cái chết, chỉ còn một xứ sở tươi đẹp, phồn vinh với “Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc”. Hơn thế, nhờ ánh sáng cách mạng, nhân dân ta đã thực sự làm cuộc cách mạng lớn lao cho đời mình: từ “kẻ quê mùa” “thành trí thức”, từ “tăm tối cần lao” thành “những anh hùng”, “Những đời thường cũng có bóng hoa che”.
Đó là sự đổi thay kỳ diệu mà tất yếu. Bởi lẽ chỉ có ánh sáng của lý tưởng cộng sản, chỉ có lý luận cách mạng đúng đắn mới có thể dẫn đường, soi sáng để đưa một dân tộc đi tới bến bờ, mới có thể làm một cuộc cách mạng thực sự làm thay đổi những kiếp người cần lao.
Đầu bài thơ là cảnh Bác Hồ ra đi, cuối bài thơ là cảnh Bác trở về, nhà thơ đã đưa chúng ta theo chân Bác đi trọn cuộc hành trình gian lao và vô cùng vĩ đại, đó là cuộc hành trình của một người thanh niên yêu nước trở thành người cộng sản, là cuộc hành trình đi từ nỗi lo lắng, buồn thương đến niềm vui, hạnh phúc huy hoàng.
Bài thơ đã kết lại cũng là lúc hình tượng Bác thăng hoa trong vẻ đẹp siêu phàm lý tưởng. Đó là cái kết hoàn mỹ nhất của hình tượng nghệ thuật theo quan niệm thẩm mỹ của Chế Lan Viên. Nếu nói cả cuộc đời nghệ thuật của Chế Lan Viên ôm khát vọng thẩm mỹ về vẻ đẹp siêu phàm – gắn với hình tượng vĩ nhân, thì có lẽ bài thơ “Người đi tìm hình của Nước” với hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh, là biểu tượng tuyệt vời nhất cho khát vọng đó.
28/02/2024
Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ Chế Lan Viên với cuộc hành trình đầy gian nan trên đại dương bao la của Bác. Giấu trong lòng nỗi đau xót, sự quyến luyến trong giây phút chia xa, Bác quyết ra đi cho một ngày trở lại. Ánh mắt nhìn của người xa xứ cứ mãi dõi theo nhưng bãi bờ, làng xóm đến khi chẳng còn thấy gì giữa muôn trùng con sóng. Nhà thơ khéo léo thể hiện nỗi niềm của mình khi muốn được "làm con sóng dưới thân tàu đưa tiễn Bác". Cuống quýt, vội vàng, dường như Chế Lan Viên muốn theo kịp chân Bác để cùng sẻ chia nỗi vất vả, gian truân. Hình ảnh rất đắt này không chỉ làm sống lại trong lòng người đọc phút giây lịch sử năm nào mà còn thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của nhà thơ đối với Bác. Chỉ với mong ước nhỏ nhoi ấy thôi Bác sẽ không thấy lạnh lẽo, cô đơn khi lênh đênh giữa biển khơi. Nỗi nhớ thương len vào từng hơi thở của Người khiến đêm như dài thêm ra trên hành trình cứu nước. Những vần thơ như khơi sâu thêm tình cảm yêu thương và nỗi đau của một người con hết lòng vì Tổ quốc. Bác để lại tình riêng để ra đi vì tình yêu tổ quốc, hình bóng quê hương chẳng lúc nào phai mờ trong tâm trí Người nên cảm giác cô đơn, lạc lõng càng tăng lên khi: Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương. Có lẽ thấu hiểu được cảm giác này nên nhà thơ đã ước được làm con sóng quê hương bầu bạn cùng Người trong lúc đi xa. Trái tim của con người có lý lẽ riêng, Bác cũng vậy, sóng nước ở đâu cũng là sóng nước nhưng kỳ lạ thay đã không phải đất trời quê mình thì tất cả đều trở nên xa lạ. Tiếng sóng xa lạ vỗ nơi mạn tàu ấy càng làm lòng người trống trải hơn, càng làm nỗi đau thương trong Bác nhân lên bội phần. Càng xa quê hương Người càng thấm thía nỗi khổ đau mà đồng bào đang phải gánh chịu. Ta nghe trong lời tâm sự của Bác một nỗi lòng đồng cảm bởi tình yêu nồng nàn, sâu sắc Bác truyền cho mỗi chúng ta khi nghĩ về đất nước. Đoạn thơ thể hiện
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved