logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
mime

28/02/2024

bàn về thơ có ý cho rằng: " Hành động sáng tạo trong thơ là một sự giải tỏa những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ".Em hiểu ý kiến trên như tghế nào? Hãy làm sán tỏ ý kiến qua bài thơ: ' Qua đèo Ngang " của Bà Huyện Thanh Quan
Trả lời câu hỏi của mime
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

28/02/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Trong bài thơ "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan, nhà thơ đã sử dụng hành động sáng tạo để giải tỏa những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn của mình. Bằng cách mô tả chân dung vùng núi, con đường đi qua đèo Ngang, nhà thơ đã tái hiện lại không khí thiên nhiên và cuộc sống của người dân nơi đây. Việc sáng tác bài thơ này giúp nhà thơ thể hiện và truyền đạt được những suy tư, cảm xúc và quan điểm cá nhân của mình về cuộc sống và thiên nhiên xung quanh. Như vậy, thông qua việc sáng tác bài thơ "Qua đèo Ngang", Bà Huyện Thanh Quan đã biến những cảm xúc tràn đầy trong lòng thành lời thoại, từ ngôn ngữ và hình ảnh để truyền đạt thông điệp của mình. Đồng thời, việc này cũng giúp cho nhà thơ giải tỏa stress và áp lực trong cuộc sống hàng ngày thông qua việc sáng tạo và diễn đạt bằng lời văn.
vananh

28/02/2024

Câu trả lời uy tín

Thơ ca đến với cuộc sống từ khi nào, khó có thể trả lời đích xác. Nhưng một điều chắc chắn không ai có thể phủ nhận được là không có thơ, cuộc sống sẽ nghèo nàn, tâm hồn, tình cảm con người sẽ trở nên cằn cỗi vô cùng. Thơ có thể tạo điều kiện cho người đọc thực hiện vai trò "đồng sáng tạo" để phát hiện đời sống, khiến người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng như những điểm đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Hành động sáng tạo trong thơ ca là một sự giải toả những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ.

Thơ là một hình thức sáng tạo văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm. Hành động sáng tạo trong thơ ca: là quá trình làm thơ của người nghệ sĩ trước tác động của đời sống hiện thực. Sự giải phóng những cảm xúc tràn đầy: được hiểu là mỗi khi có điều gì chất chứa bên trong lòng, không nói ra không chịu được, đó là lúc thi sĩ tìm đến thơ để giãi bày. Ý kiến trên đã chỉ ra đặc trưng của thơ trữ tình và đề cao vai trò của tình cảm, cảm xúc trong thơ.

Ý kiến trên hoàn toàn đúng vì nó đã xuất phát từ đặc trưng của thể loại thơ trữ tình và quy luật chung của sáng tạo nghệ thuật. Đã có nhiều ý kiến của các nhà thơ, nhà phê bình văn học xưa nay có những quan điểm tương đồng. “Thơ chỉ bật ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu), “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” (Ngô Thì Nhậm), “Một bài thơ hay là thơ chín đỏ trong cảm xúc” (Xuân Diệu). Thiếu tình cảm, cảm xúc chỉ có thể trở thành người thợ làm những câu chữ có vần chứ không làm được nhà thơ.

Sáng tạo bắt nguồn từ “ sự giải tỏa những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn người làm thơ”. Nói như thế không có nghĩa rằng chỉ cần cảm xúc, tác phẩm sẽ hình thành. Cảm xúc phải “tràn đầy”, mãnh liệt, nồng nàn, đấy là cảm xúc thẩm mỹ. Nó kết tinh, lắng đọng đến mức cần phải “giải tỏa”, bật ra thành những câu, những chữ. ” Bài thơ hay là bài thơ chín đỏ trong cảm xúc”, màu chín đỏ ấy là gì nếu không phải là sắc thiết tha, rạo rực, băn khoăn mà Xuân Diệu viết ” Thơ thơ” dâng cho tuổi trẻ muôn đời?

Yếu tố tình cảm hay tính trữ tình trở thành tiêu chuẩn phân biệt thơ và các thể loại văn học khác. Truyện tập trung vào hiện thực khách quan- con người và số phận trong khi thơ phải là dòng thác tuôn trào thi hứng. Đọc truyện Nam Cao, người ta hình dung những xóm làng tiêu điều, xơ xác, những số phận vật vã trong bần cùng, tha hóa… Chí Phèo, kẻ chỉ ước mơ ” có một gia đình nho nhỏ”,” chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải” cuối cùng đã giãy đành đạch giữa bao nhiêu là máu tươi mà khao khát làm người lương thiện còn dang dở. Nhưng đến với thơ, những cảnh đời, số phận được làm mờ đi, cồn cào những tình cảm mãnh liệt nơi từng vỏ chữ. Mỗi chữ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đều thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà:

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.”

Nhân vật trữ tình bước chân tới đèo Ngang vào thời điểm “bóng xế tà” - ý chỉ khoảng thời gian buổi chiều tối, kết thúc của một ngày. Mọi vật đều trở về nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả. Khung cảnh thiên nhiên nhiên của đèo Ngang hiện lên với vẻ hoang sơ, vắng lặng nhưng vẫn tràn đầy sức sống. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ - từ “chen” cùng với đó là những hình ảnh “đá, lá, hoa” để diễn tả vẻ đẹp đó.

Trước thiên nhiên rộng lớn, con người xuất hiện nhỏ bé, chỉ là một chấm buồn lặng lẽ:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Bà Huyện Thanh Quan đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ kết hợp với đối trong câu thơ này. Cụm từ “lom khom - tiều vài chú” gợi ra hình ảnh dáng đứng lom khom dưới chân núi. Còn từ “lác đác - chợ mấy nhà” gợi ra hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông.

Những câu thơ tiếp theo, tác giả bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà thầm kín qua các hình ảnh:

“Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.”

“Con quốc quốc” và “cái gia gia” chỉ hình ảnh thực về hai loại chim đỗ quyên, chim đa đa. Tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” vang lên như một tiếng kêu xe lòng, bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương. Tác giả đứng ở nơi xa mà lòng vẫn luôn nhớ về quê hương, cũng như thương xót cho cảnh ngộ của đất nước.

Câu thơ cuối kết lại khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình đang đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông):

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta."

Tác giả sử dụng cụm từ “ta với ta”; “ta” ở đây đều chỉ nhà thơ, gợi ra tình cảnh cô đơn, lẻ loi. Bài thơ đã vận dụng thể thơ thất ngôn bát cú, biện pháp tu từ đảo ngữ, hình ảnh tượng trưng ước lệ một cách tinh tế để góp phần thể hiện nội dung bài thơ.

Thơ đong đầy xúc cảm và người đọc hãy đón nhận nó bằng tất cả trải nghiệm và suy ngẫm. “Thơ là con đường ngắn nhất đi từ trái tim đến trái tim”, hãy nghe, cảm nhận và đồng sáng tạo. Cái Tâm, cái Tình để cảm xúc đánh thức ” hành động sáng tạo trong thơ ca”, bao giờ cũng quý. Cần Tình để bao dung, cần Tài để Tình thăng hoa và nghệ thuật vượt ra ngoài quy luật băng hoại. Đã từ lâu, thơ ca bầu bạn với con người. Cũng từ độ ấy, con người càng tin, càng yêu và khát khao cho những giấc mơ về cái Chân, Thiện, Mỹ.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved