logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Yến Nhii

04/03/2024

viết bài văn khoảng 600 từ nêu suy nghĩ của em về nhaan vật dì Mây trong tác phẩm " Người ở bến sông Châu"
Trả lời câu hỏi của Yến Nhii
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

04/03/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Dì Mây trong tác phẩm "Người ở bến sông Châu" của tác giả Sương Nguyệt Minh là một nhân vật rất đặc biệt và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Dì Mây được miêu tả là một người phụ nữ xinh đẹp, trẻ trung, có mái tóc đen dài óng ả, thu hút ánh nhìn của nhiều người xung quanh. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoại hình, Dì Mây còn là một con người có tấm lòng nhân hậu, hy sinh và yêu thương. Cuộc sống của Dì Mây không hề êm đềm khi phải trải qua những khó khăn, gian khổ từ cuộc chiến tranh. Bước ra từ cuộc chiến tranh, Dì Mây không chỉ mang theo những vết thương về thân xác mà còn mang theo những vết thương về tâm hồn. Sự hy sinh và kiên cường của Dì Mây đã khiến cho người đọc cảm thấy xúc động và biết ơn. Dì Mây cũng là một người phụ nữ yêu thương gia đình. Trong truyện, chúng ta được biết về tình yêu giữa Dì Mây và chú San - một tình yêu trong sáng và chân thành. Tuy nhiên, số phận đã không cho họ được ở bên nhau mãi mãi. Điều này khiến cho Dì Mây phải chịu đựng nhiều tổn thương trong lòng. Ngoài ra, Dì Mây còn là một người phụ nữ gan dạ, quả cảm khi tham gia vào cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Bằng sự kiên trung và hy sinh của mình, Dì Mây đã góp phần vào chiến thắng cuối cùng của dân tộc Việt Nam. Tóm lại, trong lòng em, Dì Mây không chỉ là một nhân vật trong câu chuyện mà còn là biểu tượng của sự kiên cường, hy sinh và yêu thương. Nhờ vào tính cách và hành động của mình, Dì Mây đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc và trở thành nguồn cảm hứng lớn lao cho các thế hệ sau này.
JinTokyo

04/03/2024

Câu trả lời uy tín

Đề tài viết về người lính sau chiến tranh là mảnh đất màu mỡ của các nhà văn nhà thơ khai thác như Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Lê Lựu,... Một trong số đó không thể không nhắc đến nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh với tác phẩm Người ở bến sông Châu và nhân vật nổi bật là Dì Mây.
Câu chuyện xoay quanh về nhân vật dì Mây. Cô gái trẻ trung xinh đẹp, tóc dì đen dài, óng mượt "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”. Trước khi đi xung phong dì có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San. Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn. Hoàn cảnh trớ trêu đã đẩy chú dì vào cảnh người mỗi ngả chia li cách biệt. Có thể thấy chiến tranh, bom đạn thật tàn nhẫn khi đã đẩy họ vào hoàn cảnh tách biệt.
Ngoài nỗi buồn mất đi người mình yêu, dì Mây còn phải chịu những hậu quả do chiến tranh để lại. Từ một người con gái xinh đẹp trở thành một người tàn tật, vô cùng thương xót "Dì Mây bước tập tễnh, tóc Dì Mây rụng nhiều, xơ và thưa, dì có chân giả, chống nạng gỗ". Tuy nhiên, không vì điều đó mà dì lại cảm thấy tủi thẹn, dì luôn luôn cảm thấy tự hào, vì đã dâng hiến quãng đời thanh xuân tươi đẹp cho cách mạng: "Dì Mây chắn cửa hầm che chở cho thương binh. Bom nôt người người lính công binh sốt rét tóc rụng trọc đầu vẫn lành lặn..". Bởi vậy, cuộc sống của dì Mây khi trở về quê hương cũng có sự thay đổi thay. Ai nấy trong gia đình đều cảm thấy thương dì, cuộc đời của dì thật đau xót. Những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng dì Mây đã cho thấy một hình ảnh người phụ nữ kiên cường, đầy nỗi bất hạnh vì chiến tranh. Cuộc chiến đã cướp đi tất cả: tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc và mài mòn dần những gì còn sót lại của dì khi trở về sau chiến tranh.
Tác giả đã đặt dì Mây vào tình huống trớ trêu hơn khi để dì đỡ đẻ cho cô Thanh – vợ chú San. Trong cơn mưa tầm tã, dì Mây với đôi chân thương tật của mình giúp cô Thanh vượt cạn. Mặc cho lời can ngăn của thím Ba, dì nhẹ nhàng khuyên bảo cô Thanh cố rặn: “Em cố lên. Hãy nghĩ đến đứa con. Nào...cố lên em....” Có lẽ sẽ chẳng ai nghĩ được rằng đây là lời nói của một người phụ nữ đối với người đã thế chỗ cho hạnh phúc của mình. Đỡ đẻ thành công, nghe tiếng trẻ con khóc, dì Mây “xót xa, tủi hơn xen lẫn niềm ao ước, chờ mong, vui buồn lẫn lộn”. Có lẽ dì cũng tủi thân khi bản thân giờ chỉ còn lẻ bóng một mình, dì xót thương cho số phận bất hạnh của bản thân. Giá như hai người không phải chia xa, giá như không có chiến tranh thì có lẽ, bây giờ dì cũng đang được hạnh phúc bên chồng con. Thật tội nghiệp và xót xa cho số phận người đàn bà ấy!
Dì Mây trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu đã cho chúng ta thấy được những thứ được và mất sau chiến tranh, những góc khuất trong đời sống thường ngày. Với tâm lòng am hiểu, thông cảm sâu sắc đến thân phận người phụ nữ qua những chi tiết đã phần nào được phản ánh tích cực.
 

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved