logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Tâm Đức

04/03/2024

viết bài văn phân tích văn bản thầy giáo dạy vẽ của tác giả xuân quỳnh
Trả lời câu hỏi của Tâm Đức
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

04/03/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Trong văn bản "Thầy giáo dạy vẽ" của tác giả Xuân Quỳnh, chúng ta được đưa đến câu chuyện về một người thầy mang tấm lòng nhân hậu, tận tâm với nghề dạy và yêu thương học trò. Thầy Bản - nhân vật chính trong truyện, là một họa sĩ có uy tín từng làm việc tại trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Dưới bàn tay khéo léo của thầy Bản, các tác phẩm vẽ không chỉ đơn thuần là những nét vẽ mà còn chứa đựng cảm xúc sâu lắng, cuộc sống sinh động. Thầy luôn dành thời gian và công sức để truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho học trò của mình. Tấm lòng yêu nghề và yêu học trò của thầy đã khiến cho các em học sinh luôn biết ơn và quý trọng. Tuy nhiên, số phận không may mắn đã không cho phép thầy Bản theo đuổi con đường sáng tạo của mình. Mặc dù gặp phải khó khăn và thất bại trong sự nghiệp, nhưng thầy vẫn giữ được niềm tin và lòng say mê với nghề dạy. Nhờ vào cái nhìn nhân văn và tri thức sâu rộng, thầy Bản đã để lại dấu ấn trong lòng các em học trò suốt cuộc đời. Với câu chuyện "Thầy giáo dạy vẽ", Xuân Quỳnh đã thành công trong việc phác họa một nhân vật thầy giáo tài năng, có ý chí kiên cường và lòng yêu nghề mãnh liệt. Đồng thời, qua câu chuyện này, người đọc cũng hiểu được ý nghĩa của việc truyền đạt kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn cho các thế hệ sau. Hy vọng bạn có cái nhìn tổng quan về bài văn phân tích "Thầy giáo dạy vẽ" của Xuân Quỳnh thông qua phần tổ chức ý kiến này.
booboo

04/03/2024

Câu trả lời uy tín

Nhân vật là một trong những yếu tố được đánh giá là linh hồn của tác phẩm. Một tác phẩm xuất sắc bao giờ cũng xây dựng thành công nhân vật. Có những tác phẩm dù chỉ khắc hoạ một vài nét rất đơn giản nhưng nhân vật vẫn hiện ra sống động và đầy ấn tượng đối với độc giả. Truyện ngắn Thầy giáo dạy vẽ của tôi của tác giả Xuân Quỳnh đã xây dựng thành công thầy Bản - một người thầy đáng kính của bao thế hệ học trò. Là một tấm gương sáng để mỗi chúng ta học hỏi.

Nhân vật thầy Bản xuất hiện theo dòng ký ức của tôi và các bạn cùng trang lứa - là những thế hệ học sinh của thầy Bản. Trong ký ức của tôi có rất nhiều thầy cô giáo đã dạy mình song thầy Bản vẫn để lại những ấn tượng sâu đậm nhất. Đó là một người thầy có cuộc sống bình dị và hội tụ những phẩm chất đẹp đẽ của những nhà giáo trong xã hội. Trong câu chuyện của tôi thầy Bản là thầy giáo dạy mình cách đây đã rất nhiều năm, thầy vừa mới mất nên, tôi cũng mới nhận được tin. Tôi ngậm ngùi và nhớ lại những kỷ niệm cùng với thầy.

Thầy Bản dạy môn vẽ, với đồng lương giáo viên ít ỏi nên thầy cũng giản dị và xuề xoà hết mức có thể “Thầy ăn mặc theo kiểu của trí thức thời trước: bộ com-lê đen đã cũ lắm, nhưng chiếc ca-vát vẫn luôn thắt chỉnh tề trên cổ. Thầy thường đội mũ nồi, bộ râu mép rậm lấm tấm bạc, đôi giày cũ và chiếc cặp da nâu cũng đã sờn rách” dẫu vậy ngoại hình, tư thế, tác phong của thầy vẫn toát lên một vẻ trí thức, nghèo nhưng không quá rách, có cái gì đó vẫn rất tươm tất, gọn gàng và chỉnh tề. Đúng chuẩn mực của một nhà giáo, nghèo nhưng vẫn thanh cao, giản dị và sống trọn với nghề bằng đam mê, nhiệt huyết.

Thầy ở trên một gác xép cũ với cô cháu gái, vợ và con đã mất từ lâu nên thành thử đam mê với nghề của thầy càng nhiệt huyết hơn, công việc luôn được đặt lên hàng đầu “Thầy luôn đăm chiêu, nhưng hiền hậu. Chẳng bao giờ thầy cáu giận, gắt gỏng chúng tôi. Cũng chẳng bao giờ thầy bỏ một tiết lên lớp nào, kể cả những hôm thầy yếu mệt, giọng run run” đó chính là sự tận tụy hết mình của một người giáo viên. Vì thế dẫu chỉ là một môn phụ, cả tuần chỉ có một tiết trên một lớp nhưng học sinh đứa nào cũng rất ấn tượng với thầy..

Thầy cũng chính là người đã truyền đam mê hội hoạ cho học sinh của mình “Thầy dạy chúng tôi kẻ chữ, vẽ cái sọt giấy, lọ mực, viên gạch, thỉnh thoảng mới có một bài "vẽ tự do" cảnh chùa hoặc lao động ở vườn trường. Thầy dạy rất ân cần, tỉ mỉ, chỉ bảo cho chúng tôi từng li từng tí: cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ” chính vì thế tôi luôn ấn tượng với thầy , cảm phục và kính nể tài và tâm của thầy Bản.

Chính vì lòng ngưỡng mộ với thầy nên chúng tôi đã bàn nhau đến xem buổi triển lãm ảnh trong đó có bức tranh của thầy. Nghe thầy nói bằng một giọng ngập ngừng trong phòng triển lãm có tranh của thầy ở đó nên chúng tôi đã đến xem. Dù bức tranh không quá nổi bật nhưng đó là cả tâm huyết, đam mê của thầy nên lứa học trò vô cùng trân trọng. Chúng đã nhận xét khen ngợi thay cho những độc giả ở đó, tuy chỉ là những lời nói dối nhưng cũng đã tiếp thêm sức mạnh cho thầy trong cuộc đời làm nghề.

Nhân vật thầy Bản được xây dựng qua người kể chuyện ngôi thứ nhất điều đó khiến nhân vật trở nên gần gũi và chân thực hơn. Các chi tiết khắc họa ngoại hình, hành động, lời nói cũng góp phần bộc lộ tính cách của nhân vật. Xây dựng nhân vật thầy Bản tác phẩm ca ngợi những người thầy chân chính trong xã hội với những phẩm chất đẹp đẽ, đáng kính. Vì thế thầy Bản đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng thật sâu đậm.

Tâm Đức Nhân vật thầy Bản trong bài đọc "Thầy giáo dạy vẽ của tôi" của Xuân Quỳnh khiến em vô cùng xúc động, thầy rất tận tâm với nghiệp nhưng lại không may mắn trên con đường sáng tạo. Trước hết thầy Bản hiện lên là một người học trường danh tiếng "Thầy là một trong những họa sĩ học khóa đầu tiên trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Bạn học của thầy, hầu hết đều đã trở thành những họa sĩ có tên tuổi, có người nổi tiếng ở cả nước ngoài, riêng thầy Bản chỉ là một giáo viên dạy vẽ bình thường ở một trường cấp hai." Thầy làm nghề với niềm say mê, luôn ân cần, tỉ mỉ cho học sinh từng li từng tí: "Thầy dạy rất ân cần, tỉ mỉ, chỉ bảo cho chúng tôi từng li, từng tí: cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ". Trong cuộc sống riêng tư, thầy Bản cũng là một người có nhiều bất hạnh. Vợ con thầy đều đã mất từ lâu. Niềm vui duy nhất của thầy giờ đây chỉ còn là công việc và học trò. "Chúng tôi đều quý và thương thầy". Và những cô, cậu học trò lớp Năm này đã có một cách biểu lộ tình yêu thương với thầy vừa hồn nhiên lại vừa độc đáo. Khi biết thầy có một bức tranh tham dự triển lãm mỹ thuật thành phố, các em đã kéo nhau đến xem. Nhưng "So với những bức tranh to lớn trang trọng khác, bức tranh của thầy thật bé nhỏ. Mọi người đi lướt qua, chẳng ai để ý tới bức tranh của thầy". Và họ đã quyết định làm một việc "liều lĩnh" mong đem lại niềm vui cho thầy đó là thi nhau ghi cảm tưởng với nội dung ngợi ca bức tranh của thầy. Quả nhiên, những lời nhận xét đã nhen lên chút hơi ấm hạnh phúc giữa một cuộc đời dài đằng đẵng của một thầy giáo già không vợ con, không thành đạt. "Hôm sau thầy Bản đến lớp. Bối rối vì cảm động, thầy báo tin: - Các em ạ, bức tranh ở triển lãm của tôi cũng được một số người thích…". Như vậy, thầy không phải là một nghệ sĩ nổi tiếng như các bạn của thầy, nhưng hình ảnh về người thầy đôn hậu, khiêm nhường, tận tụy luôn sáng mãi trong lòng học sinh.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved