logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Gia Khang9B

29/03/2024

Cảm nhận của em về tâm trạng thuý kiều qua trích đoạn nỗi thương mình
Trả lời câu hỏi của Gia Khang9B
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

29/03/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích "Nỗi thương mình" được miêu tả rất chân thực và sâu sắc. Em có thể cảm nhận được sự chán chường, buồn bã và tuyệt vọng của Thúy Kiều khi phải đối diện với bản thân sau những khoảnh khắc hạnh phúc ở chốn lầu xanh. Nàng đã phải rời xa gia đình, tổ ấm để bước vào cuộc sống không như ý muốn, nơi mà hiện thực đen tối và phũ phàng. Sự tương phản giữa quá khứ hạnh phúc và hiện tại đau buồn khiến Thúy Kiều cảm thấy cay đắng và tiếc nuối về số phận của mình. Tâm trạng gượng gạo, chán chường và nỗi đau đớn của Thúy Kiều là biểu hiện của sự ý thức cao quý về nhân phẩm của nàng. Điều này cho thấy tính cách trong sáng, cao thượng của Thúy Kiều dù phải trải qua những khó khăn và bi kịch trong cuộc sống. Đọc đoạn trích này, em có thể cảm nhận được nỗi xót xa và lòng bi ai của Thúy Kiều khi phải sống trong hoàn cảnh không mong muốn ở lầu xanh.
Câu trả lời uy tín

         Nguyễn Du là một trong số những gương mặt nhà thơ tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho nền văn học trung đại Việt Nam với nhiều tác phẩm đặc sắc. Trong số những tác phẩm của ông, “Truyện Kiều” được xem là kiệt tác, là đỉnh cao của nền văn học với nhiều điểm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Đọc “Truyện Kiều”, chắc hẳn bạn đọc sẽ không thể nào quên được hình ảnh Thúy Kiều với bao nỗi đau đớn, xót xa, nỗi thương thân khi phải sống trong chốn lầu xanh và đoạn trích “Nỗi thương mình” đã thể hiện rõ nét điều đó. 

Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc vui đầy tháng trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh.

        Chỉ với bốn câu thơ, nhưng bằng việc sử dụng tài tình các hình ảnh ước lệ giàu sức gợi “bướm”, “ong”, “cuộc vui”, “trận cười” cùng việc sử dụng điển cố điển tích Tống Ngọc, Trường Khanh tác giả Nguyễn Du như lột tả một cách rõ nét, chân thực và sinh động bức tranh chốn lầu xanh. Đó là một cuộc sống nhơ nhớp, buông thả, ăn chơi trác tán. Ở nơi đó, những cô kĩ nữ như Thúy Kiều ngày đêm phải tiếp khách, trở thành món hàng, trở thành thứ đồ mua vui cho những vị khách phong lưu. Giữa chốn lầu xanh với những ồn ào, vội vã tấp nập, trong khoảnh khắc hiếm hoi của đêm vắng, “khi tỉnh rượu, lúc tàn canh” chính là khoảnh khắc Kiều có thể đối diện với chính mình, với bao nỗi niềm suy tư, trăn trở và nỗi đau đớn trong lòng cô.

Giật mình mình lại thương mình xót xa.

         Đến đây, nhịp thơ đã thay đổi, ngắt nhịp 2/2/2 đầy đường đột như để góp phần diễn tả rõ nét hơn tâm trạng của Thúy Kiều. Hai chữ “giật mình” được đặt ở đầu câu như chính sự bàng hoàng, thảng thốt của Thúy Kiều về cuộc sống thực tại của mình. Để rồi, ẩn sau cái “giật mình” đầy ngỡ ngàng ấy chính là lúc Thúy Kiều cảm thấy thương, cảm thấy xót xa, đau đớn cho chính bản thân mình. Ba chữ “mình” được lặp lại trong cùng một câu thơ đã cho thấy nỗi cô đơn đến tột cùng của Kiều trong những năm tháng sống ở chốn thanh lâu. 

Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.

         Nếu quá khứ với Thúy Kiều là những tháng ngày “phong gấm rủ là”, êm ấm, hạnh phúc bên gia đình, cha mẹ thì hiện tại với Thúy Kiều thật phũ phàng. Tác giả đã sử dụng hàng loạt các hình ảnh “hoa giữa đường”, “dày gió dạn sương”, “bướm chán ong chường” để tái hiện lại thực tại cuộc sống của Thúy Kiều. Không còn là Thúy Kiều với dáng vẻ e ấp, thẹn thùng với sự trong trắng nữa mà giờ đây nàng trở thành món hàng, trở thành đồ vật mua vui, bị chà đạp một cách phũ phàng và tàn nhẫn. Thêm vào đó, tác giả còn sử dụng hàng loạt các từ mang sắc thái câu hỏi “khi sao”, “giờ sao”, “mặt sao”, “thân sao” như thêm một lần nữa nhẫn mạnh nỗi đau đớn đến tột cùng, sự chán chường, mệt mỏi, ghê sợ chính bản thân mình khi bị đẩy vào chốn lầu xanh. Không chỉ nhận thức rõ hoàn cảnh, số phận của mình ở quá khứ và hiện tại, Kiều còn nhận thức rõ sự đối lập giữa ta và người.

Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì

      Hai câu thơ đã diễn tả thái độ đầy dứt khoát của Thúy Kiều, từ đó đã tạo ra đối với những vị khách làng chơi phong lưu. Còn với chính mình, Thúy Kiều vẫn luôn sống trong sự cô độc. Từ “xuân” trong câu thơ không chỉ là tuổi trẻ, là sắc đẹp mà đó còn là tình yêu, là hạnh phúc lứa đôi. Giờ đây, trong cuộc sống hiện tại của chính mình, những điều đó đối với Kiều là những thứ xa xôi, không nghĩ tới mà trong nàng chỉ còn lại nỗi bẽ bàng, ê chề và tủi hổ. Trước hiện thực cuộc sống nơi chốn lầu xanh, Thúy Kiều cố tách mình ra khỏi thực tại để giữ lại phẩm giá, nhân cách cho chính mình.

Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Đòi phen nét vẽ câu tho
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.

        Nơi lầu xanh, cảnh vật cũng có đủ những nét đặc trưng của thiên nhiên bốn mùa: mùa xuân có hoa, mùa hè có gió, mùa thu có ánh trăng vàng, mùa đông có làn tuyết trắng. Ở nơi đây, cũng có đủ cầm, kì, thi, họa - những thú vui trong đời sống của con người. Nhưng hơn ai hết, Thúy Kiều nhận thấy rõ cái thanh cao, tao nhã, đẹp đẽ ấy chỉ là cái dáng vẻ bên ngoài còn ẩn sâu trong đó chính là sự nhơ nhớp, là những thú vui tiêu khiển để giết chết thời gian. Nhận thức rõ điều đó, Kiều càng cảm thấy cô đơn, xót xa hơn và chính nỗi buồn ấy của nàng đã thấm sang cả cảnh vật. Để rồi, Kiều đã cố mình gượng gạo, tự mình cố gắng. Trong nỗi lòng Kiều như hiện lên sự đối lập giữa cái bên ngoài - cố vui để chiều lòng khách nhưng thực chất bên trong là nỗi buồn thương không gì diễn tả hết.Tâm trạng gượng gạo, sự chán chường và nỗi đau đớn của Kiều là biểu hiện rõ nét cho sự ý thức về nhân phẩm của nàng và qua đó cho thấy tâm hồn cao thượng, trong trắng của Thúy Kiều.

Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai.

       Đọc những câu thơ trong đoạn trích “Nỗi thương mình” của Đại thi hào Nguyễn Du, người đọc như càng thấm thía nỗi xót thương thân phận và sự đau đớn của Thúy Kiều khi phải sống giữa chốn lầu xanh. Nhưng đồng thời, đoạn trích cũng đã thể hiện được sự tự ý thức cao độ về nhân cách bản thân của Thúy Kiều.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved