logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Viết 1 bài văn về chủ đề Luyện nói Nghị luận về đoạn thơ , bài thơ ở trong sách giáo khoa lớp 9
Trả lời câu hỏi của Hiếu KS Phạm
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

04/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài văn về chủ đề "Luyện nói Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ trong sách giáo khoa lớp 9" Trong chương trình học tập của mình, em đã được tiếp xúc với nhiều bài thơ hay và ý nghĩa từ sách giáo khoa lớp 9. Trong số đó, có những bài thơ đã gây cho em ấn tượng sâu sắc và để lại nhiều suy ngẫm. Trong bài viết này, em muốn luyện nói nghị luận về một đoạn thơ hoặc bài thơ mà em yêu thích. Một trong những bài thơ mà em rất ấn tượng là "Em đi giữa lòng phố" của Hàn Mặc Tử. Bài thơ này đã khiến cho em cảm nhận được sự buồn bã và cô đơn của người lính trẻ khi phải xa quê hương, xa gia đình để ra chiến trường. Những dòng thơ mang lại cho em cảm xúc sâu sắc về tình yêu quê hương, ý chí kiên cường và lòng dũng cảm của người lính. Đoạn thơ này không chỉ làm cho em hiểu rõ hơn về cuộc sống của những người lính mà còn khích lệ em phải biết quý trọng cuộc sống hiện tại và yêu quý tổ quốc. Nó đã giúp cho em rèn luyện kỹ năng suy luận, phân tích và diễn đạt ý kiến cá nhân một cách logic và sâu sắc. Từ những dòng thơ này, em đã học được rất nhiều điều, từ kỹ năng ngôn ngữ đến kỹ năng suy luận và biểu đạt ý kiến. Qua việc luyện nói nghị luận về đoạn thơ này, em hy vọng rằng mình có thể truyền tải được thông điệp ý nghĩa của bài thơ và góp phần lan tỏa những giá trị tinh thần cao đẹp trong xã hội. Vậy là qua việc luyện nói nghị luận về các đoạn thơ hay bài thơ trong sách giáo khoa lớp 9, không chỉ giúp cho kiến thức văn học của em được phong phú mà còn rèn luyện kỹ năng diễn đạt và suy luận. Đồng thời, qua việc chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn bè và giáo viên, em hy vọng rằng mình có thể lan tỏa những giá trị tinh thần cao đẹp trong xã hội. Hy vọng qua việc luyện nói nghị luận này, kiến thức và kỹ năng của mình sẽ được hoàn thiện hơn.
kiemng

05/04/2024

Câu trả lời uy tín

     “Bếp lửa” là một trong những bài thơ hay viết về tình cảm bà cháu. Đặc biệt là đến với ba khổ thơ cuối cùng, Bằng Việt đã thể hiện được những suy nghĩ về cuộc đời của bà, cũng như nỗi nhớ dành cho bà.

      Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Khi xuất bản, bài thơ được đưa vào tập thơ “Hương cây - Bếp lửa" (1968). Đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. Hình ảnh trung tâm của bài thơ là “bếp lửa” đã chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Qua đó gửi gắm nhiều suy tư sâu sắc về tình cảm bà cháu - một tình cảm gia đình cũng rất đỗi thiêng liêng:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…


Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?”

       Khi nhớ về bà, người cháu sẽ nhớ đến những năm tháng tuổi thơ sống bên bà. Mà hình ảnh bếp lửa đã trở nên quá gắn bó. Nhưng ở đây, tác giả không dùng “bếp lửa” mà lại dùng “ngọn lửa” nhằm thể hiện một dụng ý nghệ thuật. “Ngọn lửa” chính là hình ảnh biến thể của “bếp lửa”. Khi sử dụng hình ảnh “ngọn lửa” sẽ có tính khái quát cao hơn. Câu thơ “Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn” khẳng định rằng bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa cho thế hệ nối tiếp. Người bà trong bài thơ, suốt cả một cuộc đời đã làm việc vất vả vì con, vì cháu. Điệp từ “nhóm” kết hợp với hình ảnh “bếp lửa ấp iu nồng đượm”, “niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi” - đó là bài học về lòng yêu thương, đồng cảm mà bà đã dạy cho cháu. Không chỉ vậy, bà còn nhóm “nồi xôi gạo mới sẻ chia chung vui” - đó là sự sẻ chia mà bà đã giúp cháu nhận ra. Cuối cùng, bà còn giúp nhóm dậy “những tâm tình tuổi nhỏ” - bà đã giúp cháu trở nên trưởng thành trong nếp nghĩ, nếp sống. Câu thơ “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa” giống như là một tiếng reo vui. Ngày hôm nay, khi đã trưởng thành, cháu nhớ về bếp lửa, nhớ về bà để rồi bộc lộ nỗi niềm chân thành mà sâu sắc. Dù khi lớn lên, cháu có thể tự mình đi đến nhiều nơi. Cháu được chứng kiến rất nhiều sản phẩm của văn minh đó là “khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà” - sự say mê, vui thích của cuộc sống hiện đại. Nhưng cháu vẫn sẽ không quên đi những kỉ niệm về một năm tháng tuổi thơ khó khăn mà ấm áp bên người bà yêu dấu. Câu hỏi tu từ: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” gửi gắm một niềm tin dai dẳng về tương lai phía trước. Cháu hy vọng về tương lai - sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Nhưng tình cảm của cháu thì vẫn không hề thay đổi.
       Bài thơ “Bếp lửa” đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà cũng như tình bà cháu. Đồng thời tác giả còn thể hiện lòng kính, yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà hay cũng chính là đối với quê hương, gia đình, đất nước.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved