logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
skibidi3

05/04/2024

Phân tích bài thơ sang thu
Trả lời câu hỏi của skibidi3
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

05/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Sáng Thu" của Hồ Xuân Hương là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Bài thơ này thể hiện sự nhẹ nhàng, tĩnh lặng của mùa thu thông qua việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và tâm trạng của người thơ. Mùa thu được ví như một cô gái xinh đẹp, dịu dàng và thanh cao. Từng câu thơ trong bài thơ đều chứa đựng hình ảnh tươi đẹp, gợi lên cảm giác yên bình, hòa mình vào không gian tự nhiên. Tuy nhiên, để phân tích chi tiết về bài thơ "Sáng Thu", bạn cần xem xét từng câu, từng cụm từ để hiểu rõ ý nghĩa và tác dụng của chúng trong bức tranh tổng thể của bài thơ. Bạn có thể phân tích về ngôn ngữ, biểu cảm, ý nghĩa sâu xa và so sánh với các tác phẩm khác của Hồ Xuân Hương để hiểu rõ hơn về bản chất và giá trị nghệ thuật của bài thơ này.
NgocDiep

05/04/2024

Câu trả lời uy tín

Cũng như mùa xuân, mùa thu luôn là đề tài gợi nhiều cảm xúc cho các thi nhân. Mỗi người lại có cách nhìn, cách miêu tả rất riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân của mình. Có nhà thơ, mùa thu là dáng liễu buồn, là màu áo mờ phai, là tiếng đạp lá vàng của con nai ngơ ngác. Hữu Thỉnh cũng góp vào tuyển tập thơ mùa thu của dân tộc một cái nhìn mới mẻ. Ông là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Những vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vương vấn trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Điều này thể hiện rõ qua bài "Sang thu" được ông sáng tác cuối năm 1977.

    Bài thơ diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng trước cảnh đất trời đang chuyển biến giao mùa từ hạ sang thu.

    Không như những nhà thơ khác, cảm nhận mùa thu qua sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng hay qua tiếng lá vàng rơi xào xạc. Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu với một hương vị khác: Hương ổi.

"Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se"

    "Bỗng nhận ra" là một trạng thái chưa được chuẩn bị trước, như là vô tình, sửng sốt để cảm nhận, giữa những âm thanh, hương vị và màu sắc đặc trưng của đất trời lúc sang thu. Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió nhè nhẹ, lành lạnh se khô mang theo hương ổi. "Phả" là một động từ mang ý tác động được dùng như một cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong không gian: "hương ổi", một mùi hương không dễ nhận ra, bởi hương ổi không phải là một mùi hương thơm ngào ngạt, nồng nàn mà chỉ là một mùi hương thoảng đưa êm dịu trong gió đầu thu, nhưng cũng đủ để đánh thức những cảm xúc trong lòng người.

    Không chỉ cảm nhận mùa thu bằng khứu giác, xúc giác mà nhà thơ còn cảm nhận màn sương thu trong phút giao mùa. Màn sương hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc vào thu nên chùng chình chưa muốn dời chân:

"Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về"

    Từ láy tượng hình "chùng chình" gợi cảm giác về sự lưu luyến ngập ngừng, làm ta như thấy một sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả, yên bình. "Chùng chình" là sự ngắt quãng nhịp nhàng, chuyển động chầm chậm hay cũng chính là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ? Một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng, nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng của không gian mùa thu. "Hình như" là một từ tình thái diễn tả tâm trạng của tác giả khi phát hiện sự hiện hữu của mùa thu. Sự góp mặt của màn sương buổi sáng cùng với hương ổi đã khiến cho nhà thơ giật mình thảng thốt. Không phải là những hình ảnh đã trở nên ước lệ nữa mà là chi tiết thật mới mẻ, bất ngờ. Có lẽ với Hữu Thỉnh, làn hương ổi rất quen với người Việt Nam, mà rất lạ với thơ được tác giả đưa vào một cách hết sức tự nhiên.

    Rồi mùa thu được quan sát ở những không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc hơn:

"Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội và

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu"

    Nếu ở khổ một, mùa thu mới chỉ là sự đoán định với ít nhiều bỡ ngỡ, thì ở khổ thơ này, tác giả đã có thể khẳng định: Thu đến thật rồi. Thu có mặt ở khắp nơi, rất hiện hình, cụ thể. Dòng sông không còn cuồn cuộn dữ dội như những ngày mưa lũ mùa hạ mà trôi một cách dềnh dàng, thanh thản. Mọi chuyển động dường như có phần chậm lại, chỉ riêng loài chim là bắt đầu vội vã. Trời thu lạnh làm cho chúng phải chuẩn bị những chuyến bay chống rét khi đông về. Phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự bắt đầu vội vã trong những cánh chim bay bởi mùa thu chỉ vừa mới chớm, rất nhẹ nhàng, rất dịu dàng. Điểm nhìn của nhà thơ được nâng dần lên từ dòng sông, rồi tới bầu trời cao rộng:

"Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu"

    Cảm giác giao mùa được Hữu Thỉnh diễn tả thật thú vị. Đây là một phát hiện rất mới và độc đáo của ông. Mùa thu mới bắt đầu vì thế mây mùa hạ mới thảnh thơi, duyên dáng "vắt nửa mình sang thu". Đám mây như một dải lụa mềm trên bầu trời đang còn là mùa hạ, nửa đang nghiêng về mùa thu. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động và giàu sức biểu cảm.

    Ở khổ cuối, khoảnh khắc giao mùa không còn được nhà thơ diễn tả bằng cảm nhận trực tiếp mà bằng sự suy ngẫm, chiêm nghiệm:

"Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

    Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đang nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã vơi đi những cơn mưa rào ào ạt. Vẫn là nắng, vẫn là mưa, sấm như mùa hạ nhưng mức độ đã khác rồi. Lúc này, những tiếng sấm bất ngờ cùng những cơn mưa rào không còn nhiều nữa. Hai câu thơ cuối gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng thú vị.

"Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

    Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là gượng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cụm từ "hàng cây đứng tuổi" gợi cho người đọc nhiều liên tưởng. Đời người như một loài cây, cũng non tơ, trưởng thành rồi già cỗi. Phải chăng, cái đứng tuổi của cây chính là cái đứng tuổi của đời người. Hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng. Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của hàng cây trước sấm sét, bão giông vào lúc sang thu cũng chính là sự từng trải, chín chắn của con người khi đã đứng tuổi. Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những ngày tháng sôi nổi bồng bột của tuổi trẻ, để mở ra một mùa mới, một không gian mới thâm trầm, điềm đạm, vững vàng hơn. Ở tuổi "sang thu", con người không còn bất ngờ trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

    Xưa nay, mùa thu thường gắn liền với hình ảnh lá vàng rơi ngoài ngõ, lá khô kêu xào xạc... Và ta ngỡ như chỉ những sự vật ấy mới chính là đặc điểm của mùa thu. Nhưng đến với "Sang thu" của Hữu Thỉnh, người đọc chợt nhận ra một làn hương ổi, một màn sương, một dòng sông, một đám mây, một tia nắng. Những sự vật gần gũi thế cũng làm nên những đường nét riêng của mùa thu Việt Nam và chính điều này đã làm nên sức hấp dẫn của "Sang thu".

    Bài thơ kết câu theo một trình tự tự nhiên. Đó cũng là diễn biến mạch cảm xúc của tác giả vào lúc sang thu. Bài thơ gợi cho ta hình dung một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp vào thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn Bắc Bộ. Những câu thơ của Hữu Thỉnh như có một chút gì đó thâm trầm, kín đáo, rất hợp với cách nghĩ, cách nói của người thôn quê. Bài thơ giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha, tâm hồn tinh tế của nhà thơ giàu lòng yêu thiên nhiên của nhà thơ.

    Bài thơ ngắn với thể thơ năm chữ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị mà ý nghĩa sâu sắc, hình ảnh đơn sơ mà gợi cảm. Hữu Thỉnh đã phác họa một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bằng nhiều cảm xúc tinh nhạy. Đọc thơ Hữu Thỉnh ta càng cảm thấy yêu quê hương đất nước hơn, càng cảm thấy mình cần phải ra sức góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

NguyenMinh

05/04/2024

Nhà thơ Hữu Thỉnh (1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, là một nhà thơ nổi tiếng của nhà thơ Việt Nam. Ông là hội viên hội nhà văn Việt Nam và là Chủ tịch hội Nhà văn Việt Nam, kiêm nhiệm tổng biên tập báo Văn Nghệ. Ông có rất nhiều tác phẩm tiêu biểu như Âm vang chiến hào, Đường tới thành phố, Thư mùa đông… Trong đó, bài thơ Sang Thu đem đến cho chúng ta một sự bất ngờ, một ấn tượng sâu sắc về tác giả khi ông làm toát lên được hồn của mùa thu êm đềm, mênh mang.

Sang thu được tác giả viết theo thể ngũ ngôn, gồm ba khổ thơ, mỗi câu thơ đều diễn tả một nét thu êm đềm, hình ảnh của mùa thu trong buổi đầu thu, thu mới về, thu chợt đến. Bài thơ là bút pháp nghệ thuật tinh tế, tài hoa của tác giả khi thể hiện cảnh sắc mùa thu ở đồng quê miền Bắc. Và mùa thu được cảm nhận qua “hương ổi” được phả vào làn gió thu se lạnh, một mùi hương nồng nàn, khó quên:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió dịu.

Ở đây, nhà thơ không tả mà chỉ gợi cho người đọc liên tưởng về những trái ổi vàng ươm, thơm lừng tỏa ra từ những vườn ổi quê vào những ngày giao mùa cuối hạ, đầu thu. Gió thu nhè nhẹ, se lạnh, đưa hương ổi nồng nàn phả vào không gian. Hương ổi trong thơ Hữu Thỉnh thật dân dã và gần gũi.

Sau hương ổi và gió thu se, tác giả miêu tả đến sương thu. Những giọt sương chứa đầy tâm trạng chùng chình, như cố ý để kéo dài thêm thời gian:

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa. Hai chữ “chùng chình” diễn tả bước đi chầm chậm của mùa thu đang về. Từ ngữ “hình như” thể hiện sự phỏng đoán nét thu mơ hồ, như vừa chợt phát hiện và cảm nhận.

Ở khổ thơ tiếp theo, không gian của bức tranh sang thu được mở rộng cả về chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông mênh mang:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.

Dòng sông mùa thu nước xanh trong vắt, nhẹ nhàng êm đềm trôi. Sông nước “dềnh dàng” như cố tình chậm chạp, thiếu khẩn trương. Thì những đàn chim lại bay vội vã, có lẽ chúng đang bay về phương Nam để tránh cái rét sắp tới. Trong cả đoạn thơ, dòng sông, những đàn chim hay đám mây đều được tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa. Bức tranh thu trở nên thật hữu tình và thi vị.

Nhà thơ không dùng những từ ngữ nào khác, mà lại dùng từ vắt để miêu tả về đám mây. Đám mây như được kéo dài ra, vắt lên đặt ngang với bầu trời rồi thả mình xuống mùa thu. Câu thơ này thật sự rất hay và độc đáo, sáng tạo.

Đến khổ thơ cuối, những cảm nhận, suy ngẫm của tác giả về mùa thu được Hữu Thỉnh gửi gắm qua những câu thơ:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Những hiện tượng thiên nhiên của mùa thu vào thời điểm giao mùa như nắng, mưa, sấm được tác giả cảm nhận rất tinh tế. Những từ ngữ được dùng như vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ…gợi cho ta cảm nghĩ về thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên, đó là nắng mùa thu, mưa mùa thu, và cả tiếng sấm ngày đầu thu. Thời điểm này, mùa hạ có lẽ vẫn còn muốn níu giữ lại chút gì đó, nên những nắng, mưa mùa hạ vẫn còn vương vấn đất trời. Từ cảnh vật và không gian này, tác giả bỗng có những suy ngẫm về cuộc đời. Sấm và hàng cây đứng tuổi chính là những biến động của thiên nhiên, và ở đây tác giả muốn nói đến những biến cố của cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi chính là bản thân chúng ta, những ai đã từng trải, được rèn luyện qua thử thách, khó khăn nhưng vẫn đứng vững.

Hai câu kết của bài thơ có lẽ tác giả dùng để khẳng định thêm về bản lĩnh, cùng những phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam ta trong thời kỳ đất nước đổi mới, còn nhiều khó khăn thử thách. Dù vậy nhưng mọi người vẫn đứng vững để cùng nhau vượt qua.

Có thể nói, bằng những biện pháp nghệ thuật như nhân hóa và ẩn dụ, cùng những từ ngữ tinh tế, Hữu Thỉnh đã làm nên thành công của Sang thu. Bài thơ như tiếng lòng của tác giả gửi gắm đến bao người về mùa thu tươi đẹp, tương lai tương sáng của đất nước đang đợi chờ chúng ta ở phía trước.


Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved