logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Yukiphomaique

07/04/2024

Viết bài văn phân tích tác phẩm " Cha tôi " của Sương Nguyệt Minh
Trả lời câu hỏi của Yukiphomaique
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

07/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Mở bài: "Cha tôi" là một tác phẩm ngắn của nhà văn Sương Nguyệt Minh, nói về mối quan hệ cha con và những giá trị gia đình. Tác phẩm này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả với thông điệp ý nghĩa về tình yêu thương và sự hi sinh. Thân bài: Trong "Cha tôi", tác giả mô tả cuộc sống của nhân vật chính - cha, qua góc nhìn của người con. Từ việc làm nghề để nuôi gia đình cho đến những khoảnh khắc giao tiếp, tác giả đã tái hiện rất sinh động hình ảnh một người cha yêu thương và hy sinh cho con cái. Chủ đề chính của tác phẩm là gia đình, tình cảm cha con và ý nghĩa của việc hi sinh bản thân cho người thân. Kết hợp với lối viết dí dỏm, hài hước nhưng không kém phần xúc động, Sương Nguyệt Minh đã thành công trong việc thu hút độc giả và gửi gắm thông điệp sâu sắc về gia đình và tình yêu thương. Kết bài: Tóm lại, "Cha tôi" không chỉ là câu chuyện riêng của một người cha hay một người con, mà còn là câu chuyện của hàng triệu gia đình Việt Nam. Tác phẩm này đã thành công trong việc khẳng định giá trị của gia đình và ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống hàng ngày.
nhichu-bao

07/04/2024

Câu trả lời uy tín

Sương Nguyệt Minh là người có nhiều đam mê và cống hiến cho sự nghiệp văn chương. Mặc dù, có nhiều gánh nặng về “cơm áo gạo tiền” khiến cho chàng thanh niên trẻ phải từng lăn lộn với nhiều nghề. Nhưng sau cùng ông vẫn sống cống hiến và làm trọn đam mê với nghề, cho ra đời rất nhiều những tác phẩm văn học xuất sắc như “Người ở bến Sông Châu”, “ Cha tôi”... những tác phẩm thể hiện rất rõ cái nhìn cuộc đời đầy đa đoan, đa chiều của nhà văn hiện thực. Trong đó văn bản “Cha tôi” được đánh giá cao nhờ xây dựng nhiều tuyến nhân vật rất ý nghĩa đặc biệt là nhân vật tôi.

Tôi xuất hiện trong văn bản là một thanh niên thế hệ 8x, được mẹ nuông chiều từ nhỏ, cha vắng nhà, tôi sống một cuộc sống tự do, buông thả, lười nhác và không quan tâm gì đến thế sự, cuộc đời, không có lý tưởng, không có ước mơ. Gia đình của nhân vật tôi với mẹ, chị gái, tôi đều sống một cuộc sống tự do, phóng túng cho đến khi người cha trong quân ngũ trở về. Cuộc sống tự do, buông thả bị đảo lộn hoàn toàn, người cha làm bộ đội luôn tôn trọng những giá trị truyền thống, hướng con cái, gia đình đi theo những nề nếp tốt đẹp đã vô tình gây ra cuộc chiến nảy lửa giữa những thành viên trong gia đình. Trong đó mâu thuẫn lớn nhất là nhân vật tôi. 

Tôi đánh game suốt sáng, nhuộm đầu xanh, đầu đỏ, cắm xe, trốn học, quay cóp bài trong giờ. Dù đi học suốt ngày, có gia sư kèm cặp riêng nhưng trong đầu rỗng tuếch chỉ con số không. Những điểm 8, 9 khoe mẹ chỉ là quay cóp, khi không có tài liệu hỗ trợ là toàn 2, 3… kỳ thi sắp đến nhưng trong đầu không có nổi một chữ…  Chính vì sống buông thả từ nhỏ nên nhân vật tôi vô cùng khó chịu khi cha trở về và siết quân luật ở trong chính gia đình của mình. Tôi tỏ thái độ ra mặt với cha, cãi nhau tay đôi với người cha của mình và buông những lời hỗn hào với cha “ con chán ghét cha và cả những điều cha nghĩ, những gì cha nói và cha làm. Cha đã biến cả nhà ta thành trại lính”

Người đọc vừa thương, vừa giận nhân vật tôi vì những gì anh ta đang phải đối mặt. Cũng vì xa vắng tình thương của cha, được mẹ quá nuông chiều nên tôi mới sinh ra hỗn hào, vô tổ chức, vô kỷ luật như vậy. Những gì tôi đang làm ngày hôm nay một phần là do lập trường tư tưởng không vững vàng, a dua, đua đòi theo bạn bè và một phần cũng là do trách nhiệm của những bậc làm cha làm mẹ, nhất là người mẹ, luôn bỏ bê con cái, không chăm lo đến con, chỉ nghĩ đến cho con một cuộc sống vật chất đầy đủ là đã quá đủ đầy, thiếu sự quan tâm, uốn nắn con cái từ nhỏ.

Từ chủ đề về người lính, tình cha con, tình cảm gia đình, một chủ đề rất quen thuộc trong thơ ca, tác phẩm đã gửi gắm rất nhiều bài học ý nghĩa về cuộc sống. Những xung đột giữa hai thế hệ người lính trong thời bình với thế hệ trẻ chưa biết đến mùi chiến tranh tác phẩm đặt ra vấn đề nhức nhối trong thời đại mới: thế hệ trẻ dường như đang sống khá buông thả và lãng quên dần những điều tốt đẹp, ý nghĩa trong quá khứ, đặc biệt là với những chiến công to lớn của những người lính trong hai cuộc kháng chiến. Thậm chí một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ còn đang phủ nhận những hy sinh của cha ông ta để mang đến một cuộc sống độc lập, hoà bình như ngày hôm nay. Những lời nói như xát muối vào tim của nhân vật tôi với người cha của mình - chính là người lính trong chiến tranh “- Thôi cha! Đừng bao giờ nói với con về những ngày tháng cha đi bộ đội. Thời oai hùng xa lắm lắm rồi, cha ạ”,  “Bao nhiêu năm qua không có cha, mẹ con con vẫn sống tốt cơ mà. Cả cuộc đời cha ở trong quân đội, ngoài việc sinh bọn con ra cha đã làm được cái gì cho cái nhà này chưa mà cha trách mắng mọi người…” thực sự khiến người đọc phải trăn trở về rất nhiều vấn đề của cuộc sống… giới trẻ dường như đã sống quá Tây hoá, buông thả bản thân và quên đi những gì đã xảy ra trong quá khứ, không biết trân trọng quá khứ, phủ nhận quá khứ cũng là đi ngược lại với truyền thống của dân tộc. Còn gì xót xa hơn khi chính những lời nói ấy lại được thốt ra từ chính miệng của một cậu con trai của người lính trong kháng chiến. Vì thế truyện ngắn này càng có giá trị hiện thực hơn.

 Thông qua nhân vật tôi và chủ đề tác phẩm, tác giả nhắn nhủ thế hệ trẻ nên sống có nghĩa tình, biết trân trọng giá trị của quá khứ; cha mẹ nên quan tâm, thấu hiểu và uốn nắn con cái từ nhỏ, thấu hiểu và lắng nghe để hòa nhập với cuộc sống của các con. Những xung đột tưởng chừng như rất nhỏ nhưng nếu không hoá giải sớm thì có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của một gia đình. Người cha- dẫu là một người lính oai hùng trong chiến tranh- nhưng khi đã bước chân ra khỏi đời lính thì cũng phải thấu hiểu và từng bước uốn nắn con cái của mình, có như vậy mới không gây ra những mâu thuẫn trong gia đình.

Cha tôi của tác giả Sương Nguyệt Minh đã phản ánh được rất nhiều những vấn đề nhức nhối của thời đại. Trong đó là những mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình, giữa cha và con… thông qua nhân vật tôi, tác phẩm đặt ra nhiều bài học có ý nghĩa để người đọc phải trăn trở, đồng cảm với những gì tác giả muốn truyền tải. 

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved