logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Vấn đề: lạm phát hoa hậu- hệ quả của những sản phẩm thương mại
Trả lời câu hỏi của Apple_BeCLK0J6tOW7UFCSmcn7gLE0ocd2
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

09/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Lạm phát hoa hậu là một thuật ngữ được sử dụng để miêu tả hiện tượng lạm phát ảnh hưởng đến các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến việc tổ chức cuộc thi hoa hậu. Hiện tượng này thường xảy ra khi giá cả của các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến cuộc thi hoa hậu tăng cao do sự cạnh tranh gay gắt trong ngành công nghiệp thời trang, làm đẹp và giải trí. Hệ quả của lạm phát hoa hậu có thể làm cho việc tham gia cuộc thi trở nên đắt đỏ hơn, gây áp lực tài chính cho các thí sinh và gia đình họ. Ngoài ra, lạm phát hoa hậu cũng có thể tạo ra sự bất bình đẳng trong cơ hội tham gia cuộc thi giữa những người có điều kiện kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, để hiểu rõ vấn đề này cần phải xem xét từ nhiều góc độ khác nhau như kinh tế, xã hội và văn hóa.
Câu trả lời uy tín

Xưa nay, danh xưng hoa hậu vốn là biểu tượng cho vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam, từ ngoại hình đến trí tuệ, tâm hồn... Bởi lẽ, người đội chiếc vương miện danh giá không chỉ là người chiến thắng về nhan sắc mà còn là người hội tụ nhiều yếu tố, đặc biệt là trí tuệ, tài năng… mới có thể lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, cho xã hội. Họ góp phần tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ, nét đẹp văn hóa. Chưa kể, nếu đạt thành tích cao tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế, họ góp phần quảng bá hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam.

Chiếc vương miện từng là biểu tượng vô cùng quý giá trong khoảng hai thập kỷ, kể từ khi cuộc thi hoa hậu toàn quốc đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất được tổ chức năm 1988. Thuở ban đầu, chiếc vương miện của hoa hậu vốn là biểu tượng của sự khao khát tận thiện, tận mỹ và đó cũng là động lực để thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Dù nhiều năm tháng qua đi, người ta vẫn nhớ rõ từng người đẹp giành chiến thắng: Bích Phương, Diệu Hoa, Kiều Anh, Thu Thủy… cũng như những nét riêng của mỗi người. Ấy là vì họ được chọn ra để đăng quang từ những cuộc thi được tổ chức như một hoạt động văn hóa của cả nước, ban giám khảo là những nhân vật của văn hóa như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, NSND Trà Giang…

Thế nhưng, nhiều năm lại đây, việc lạm dụng tổ chức thi sắc đẹp, “ra ngõ gặp hoa hậu” khiến những nghi ngại từ dư luận về chất lượng các cuộc thi hoa hậu là hoàn toàn có cơ sở. Khi mà có khoảng ba mươi cuộc thi hoa hậu lớn, nhỏ được tổ chức trong năm 2022 và năm 2023 này hứa hẹn sẽ còn tiếp tục “bùng nổ”. Năm 2022, giới truyền thông đã thống kê, trung bình mỗi năm có khoảng 30 cuộc thi nhan sắc với 30 hoa hậu và hơn 60 á hậu, cùng hơn 300 người đẹp đạt các giải phụ.

Người đẹp này vừa đăng quang, người đẹp khác đã sẵn sàng chạm tay vào vương miện. Thậm chí có cá nhân từng sở hữu bản quyền hàng chục cuộc thi sắc đẹp khác nhau. Đọc tên gọi các cuộc thi cũng dễ nhận thấy các tiêu chí, giải thưởng cũng na ná nhau: Người đẹp tài năng, Người đẹp nhân ái, Người đẹp thể thao, Người đẹp thiện nguyện…

Bên cạnh một số cuộc thi uy tín thì còn lại bản chất của những cuộc thi này không khác nào một dự án thương mại. Nhiều người cho rằng những cuộc thi nhan sắc này chủ yếu để kêu gọi tài trợ, bán quảng cáo chứ không hẳn vì mục tiêu tôn vinh sắc đẹp, tôn vinh phẩm cách phụ nữ Việt Nam. Dù các cuộc thi thường được quảng bá với những mỹ từ tốt đẹp với những hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường, mang những giá trị cho cộng đồng... Nhưng hậu trao danh hiệu, những hoạt động này gần như bỏ ngỏ, không có sự giám sát nào.

Nhiều ý kiến cho rằng, không nên cho phép dùng hai chữ “Việt Nam” trong tên cuộc thi do các công ty tổ chức cũng như danh hiệu hoa hậu của họ. Để công chúng đỡ hiểu lầm rằng cô gái chiến thắng trong cuộc thi này là hoa hậu quốc gia, đại diện cho vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam.

Trước kia, các cuộc thi hoa hậu ở nước ta hay trên thế giới đều có mục đích tốt đẹp là tìm chọn ra những biểu tượng về đẹp về nhan sắc, hình thể, đẹp về tâm hồn, sự hiểu biết, trách nhiệm, lòng nhân ái... với cộng đồng, xã hội. Hoa hậu sau khi nhận vương miện bước vào cuộc sống, với trách nhiệm kêu gọi thực hiện những điều tốt đẹp, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ văn hoá, chia sẻ với những người khó khăn... Đó là tính giáo dục cao, nhân văn cao ở các cuộc thi sắc đẹp.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng, hiện nay, Việt Nam đang “lạm phát” các cuộc thi hoa hậu. Cuộc thi sắc đẹp tràn ngập khắp nơi, chất lượng quá yếu, thậm chí gây phản cảm thì cần phải giảm bớt. Vì chắc chắn đây không phải là yếu tố kích cầu cho sự phát triển xã hội. Đồng thời, chúng ta không nên đặt vấn đề lớn quá hay sứ mệnh cao cả quá cho hoa hậu.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved