logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Có ý kiến cho rằng: “Thơ là một điệu hồn đi tìm các hồn đồng điệu; thơ là tiếng nói tri âm”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ “ Cảm ơn đất nước” của Hoàng Thanh Hồng. "Tôi chưa từng đi qua chiến tranh Chưa thấy hết sự hy sinh của bao người ngã xuống Thuở quê hương còn gồng gánh nỗi đau. Tôi lớn lên từ rẫy mía, bờ ao Thả cánh diều bay Lội đồng hái bông súng trắng Mẹ nuôi tôi dãi dầu mưa nắng Lặn lội thân cò quãng vắng đồng xa. Tôi lớn lên từ những khúc dân ca Khoan nhặt tiếng đờn kìm Ngân nga sáo trúc Đêm Trung thu say sưa nghe bà kể Chú Cuội một mình ngồi gốc cây đa. Thời gian qua Xin cám ơn đất nước Bom đạn mấy mươi năm vẫn lúa reo, sóng hát Còn vọng vang với những câu Kiều Trong từng ngần ấy những thương yêu Tiếng mẹ ru hời Điệu hò thánh thót Mang hình bóng quê hương tôi lớn thành người
Trả lời câu hỏi của Ngọc Huy Potter
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

09/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Ý kiến "Thơ là một điệu hồn đi tìm các hồn đồng điệu; thơ là tiếng nói tri âm" có thể hiểu như sau: Thơ không chỉ là sự sắp xếp từ ngữ mà còn là cách để tác giả truyền đạt những cảm xúc, suy tư và tri âm của mình đến người đọc. Thơ là ngôn ngữ của trái tim, nó gợi lên những rung động tinh tế và chân thành trong lòng người. Trong bài thơ "Cảm ơn đất nước" của Hoàng Thanh Hồng, ý kiến này được minh họa rõ ràng. Tác giả đã sử dụng từ ngữ và hình ảnh để diễn tả những kí ức về quê hương, về tuổi thơ và về lòng biết ơn đối với đất nước. Những câu thơ này không chỉ là việc sắp xếp từ ngữ mà còn chứa đựng những tri âm sâu sắc, nhằm kết nối tâm hồn của tác giả với người đọc. Từ việc miêu tả cuộc sống bình dị từ rẫy mía, bờ ao cho đến việc ghi lại những giai điệu dân ca, bài thơ "Cảm ơn đất nước" đã truyền tải được niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với quê hương. Điều này chứng tỏ rằng thơ không chỉ là tiếng nói từ trái tim của nhà thơ mà còn là tiếng nói tri âm, kết nối và lan tỏa thông điệp qua các trái tim khác. Vậy nên, ý kiến "Thơ là một điệu hồn đi tìm các hồn đồng điệu; thơ là tiếng nói tri âm" đã được minh chứng qua bài thơ "Cảm ơn đất nước" của Hoàng Thanh Hồng.
Câu trả lời uy tín

Thơ bộc lộ thế giới nội tâm, giãy bày cảm xúc của người nghệ sĩ trước một vấn đề nào đó trong cuộc sống; mỗi một nhà thơ khi làm thơ đều mong muốn tìm được sự thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm sâu sắc từ bạn đọc. Mỗi nhà thơ khi sáng tác đều có nhu cầu đồng cảm và giao tiếp bằng hình tượng nghệ thuật. 

Chính thông qua hình tượng nghệ thuật này, mà nhà thơ bộc bạch được nỗi lòng, tâm trạng, suy tư, xúc cảm, rung động trước cuộc đời. Đến lượt người đọc, khi đến với thơ thì cần phải có sự sáng tạo, đồng cảm và rung động hòa nhịp cùng với tâm hồn nhà thơ. Bởi muốn hiểu, muốn giải thích được ý thơ thì phải “biến thành” tri âm tri kỉ với nhà thơ. Đọc thơ là đọc ở đó những niềm vui nỗi buồn, những băn khoăn hờn giận, hạnh phúc hay khổ đau… 

“Tri âm” nghĩa gốc là nghe tiếng đàn hiểu được lòng nhau. “Hồn đồng điệu’, “tiếng nói tri âm” có thể được hiểu là sự “đồng cảm”, sự hòa điệu giữa hai tâm hồn, hai trái tim, chỉ những xúc động tương đồng hoặc gần gũi của bạn đọc ở những giai cấp, dân tộc, thời đại khác nhau đối với cùng một tác phẩm. Nó là sự xúc động của bạn đọc đối với những tư tưởng, tình cảm lý tưởng và nguyện vọng được bộc lộ qua số phận nhân vật hay nhân tình thế thái nói chung trong tác phẩm, khiến họ yêu ghét những gì mà chính tác giả yêu ghét.

Đất nước là hai tiếng gọi thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi người chính vì vậy, từ xa xưa tới nay, đất nước luôn là đề tài sáng tác bất tận cho thơ văn, nghệ thuật. Cũng lấy cảm hứng từ đất nước, nhà thơ Huỳnh Thanh Hồng đã sáng tác bài thơ Cám ơn đất nước, một bài thơ vô cùng ý nghĩa và cảm động. Trong đó, điều làm nên thành công của bài thơ, khiến cho nó được nhiều người đón đọc là nó có nội dung và nghệ thuật đặc sắc.

“Tôi chưa từng đi qua chiến tranh

Chưa thấy hết sự hy sinh của bao người ngã xuống

Thuở quê hương còn gồng gánh nỗi đau.

Tôi lớn lên từ rẫy mía, bờ ao

Thả cánh diều bay

Lội đồng hái bông súng trắng

Mẹ nuôi tôi dãi dầu mưa nắng

Lặn lội thân cò quãng vắng đồng xa.

Tôi lớn lên từ những khúc dân ca

Khoan nhặt tiếng đờn kìm

Ngân nga sáo trúc

Đêm Trung thu say sưa nghe bà kể

Chú Cuội một mình ngồi gốc cây đa.

Thời gian qua

Xin cám ơn đất nước

Bom đạn mấy mươi năm vẫn lúa reo, sóng hát

Còn vọng vang với những câu Kiều

Trong từng ngần ấy những thương yêu

Tiếng mẹ ru hời

Điệu hò thánh thót

Mang hình bóng quê hương tôi lớn thành người

Đất nước của tôi ơi!

Vẫn sáng ngời như vầng trăng vành vạnh.”

Nội dung của bài thơ xoay quanh sự biết ơn và tình yêu vô cùng lớn của nhà thơ Huỳnh Thanh Hồng với đất nước Việt Nam thân yêu. Nhà thơ biết ơn sự hi sinh cao cả của cha anh, thế hệ đi trước đã ngã xuống để dành lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc. Nhà thơ biết ơn cả sự quật cường, anh dũng của quê hương dù mưa bom bão đạn bao năm lúa vẫn “reo”, sóng vẫn “hát”. Cùng với đó, là cả lòng biết ơn sâu sắc dù trải qua bao khó khăn,gian lao, đất nước ta vẫn bảo vệ, gìn giữ được những truyền thống văn hóa ngàn đời của dân tộc, để truyền lại cho con cháu thế hệ sau như truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, tiếng ru của mẹ, điệu hò thánh thót. Tình yêu quê hương, đất nước của Huỳnh Thanh Hồng cũng được thể hiện thật rõ nét qua từng câu thơ. Nhà thơ thương quê hương phải “gồng gánh nỗi đau” để đổi lấy hòa bình cho mình được lớn lên bình yên. Hình ảnh thân thuộc, giản dị và gần gũi nhưng đậm tình thương thấm đẫm trong từng câu thơ như là rẫy mía, bờ ao, cánh diều tuổi thơ. Rồi nhà thơ thương biết mấy cả những kỉ niệm thời thơ ấu được rong chơi nơi quê cha đất mẹ để hái bông súng trắng, trong những kí ức đó còn có hình ảnh mẹ mình lam lũ, vất vả nuôi các con nên người thật cảm động làm sao! Không những vậy, đối với mỗi con người Việt Nam, những khúc dân ca, sáo trúc, câu chuyện cổ tích Chú Cuội chị Hằng chắc hẳn đều in hằn sâu trong tâm trí của mỗi người cũng được nhà thơ nhắc tới trong bài. Nội dung bài thơ Cám ơn đất nước thật cảm động, thể hiện được lòng biết ơn và tình yêu sâu sắc của tác giả đối với đất nước Việt Nam yêu dấu.

Về nghệ thuật, bài thơ được tác giả Huỳnh Thanh Hồng sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất hài hòa và gần gũi như biện pháp sử dụng từ ngữ chân thật, giản dị và gần gũi với tất cả mọi người, cùng với đó là biện pháp điệp ngữ cụm từ “Tôi lớn lên” đã khắc họa được thật rõ nét tình yêu quê hương và biết ơn đất nước vì đã cho mình lớn lên trong thời bình, hạnh phúc của nhà thơ.

Bài thơ Cám ơn đất nước của Huỳnh Thanh Hồng là một bài thơ thật ý nghĩa, được nhiều độc giả yêu quý và đón đọc, trong đó có em. Góp vào những lí do làm nên thành công của bài thơ phải kể đến đầu tiên là nhờ nội dung và nghệ thuật đặc sắc được nhà thơ xây dựng, sử dụng vô cùng phù hợp và điêu luyện. Nhờ đó bài thơ Cám ơn đất nước đã trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved