logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Tphw

14/04/2024

TRUYỆN KIỀU ( Nguyễn Du) Đọc văn bản sau : Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. Buồn trong ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ dàu dàu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh(5), Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Câu1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì Câu 2: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả không gian trước lầu Ngưng Bích. Qua đó cho thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh như thế nào? Câu 3: Câu thơ:" Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng" được hiểu như thế nào? Câu 4: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong 8 câu thơ cuối Câu5: Từ số phận nàng Kiều trong đoạn trích, anh/chị hãy tìm 1 câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Câu 8: Trọng truyện Kiều, Thúy Kiều quyết định chọn chữ hiêud nên phải dang dở lời thề với Kim Trọng. Nếu anh/chị là Thúy Kiều, trong hoàn cảnh này anh /chị sẽ tìm cách giải quyết ntn?
Trả lời câu hỏi của Tphw
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

14/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là biểu cảm, kết hợp với miêu tả và tự sự. Điều này thể hiện qua việc sử dụng các từ ngữ và hình ảnh để diễn tả tâm trạng, cảnh vật xung quanh và suy nghĩ của nhân vật. Câu 2: Trước lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều nhìn thấy "vẻ non xa tấm trăng gần ở chung", "bốn bề bát ngát xa trông", "cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia". Những hình ảnh này cho thấy Thúy Kiều đang ở trong một không gian hoang vu, xa lạ, buồn bã, và cô đơn. Câu 3: Câu thơ "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng" có thể hiểu là sự phân chia trong lòng Thúy Kiều giữa tình yêu và hoàn cảnh khắc nghiệt mà nàng đang phải đối diện. Nó thể hiện sự chia rẽ, xé lòng của nhân vật giữa tình cảm và hoàn cảnh khó khăn. Câu 4: Hiệu quả của biện pháp tu từ trong 8 câu thơ cuối là tạo ra sự diễn đạt sâu sắc về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều. Việc sử dụng điệp ngữ, so sánh, và lặp lại từ ngữ đã giúp tạo ra hình ảnh sống động và diễn đạt chân thành những suy nghĩ, niềm tin, và nỗi buồn của nhân vật. Câu 5: Một câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là "Trong xã hội phong kiến xưa cũ, thân phận người phụ nữ luôn là tấm gương thể hiện rõ những ngang trái, những bất công." Câu 8: Nếu anh/chị là Thúy Kiều trong hoàn cảnh này, anh/chị có thể tìm cách giải quyết bằng việc thông báo cho Kim Trọng hiểu rõ về hoàn cảnh khó khăn mà mình đang gặp phải. Đồng thời, có thể yêu cầu Kim Trọng thông cảm và hy vọng vào một giải pháp hợp lý để thoát khỏi lời thề đã dang dở.
sharkosk

14/04/2024

Câu trả lời uy tín

Câu1: PTBĐ: Biểu cảm
Câu 2: 

Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua con mắt của nhân vật, bộc lộ hoàn cảnh tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều:

- Cảnh thiên nhiên, không gian trước lầu Ngưng Bích hiện ra mênh mông, hoang vắng: theo chiều rộng (bốn bề bát ngát xa trông, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia); chiều cao (dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng trong một vòm trời); không gian cảnh vật rợn ngợp, mênh mông, hoang vắng.

- Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều:

“Mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn khép kín. Thời gian cũng như không gian giam hãm con người. Sớm và khuya, ngày và đêm, Kiều chỉ có một mình thui thủi. Thời gian cứ trôi đi rồi gặp lại.

Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Kiều đang ở trong hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối với tâm trạng bẽ bàng, cô đơn, buồn tủi, hổ thẹn. Cụm từ “như chia tấm lòng” diễn tả nỗi niềm chua xót, nỗi lòng tan nát của Kiều.

→ Bút pháp chấm phá đặc sắc, khung cảnh làm nền cho Kiều thổ lộ tâm tình. Thiên nhiên rộng lớn mà con người nhỏ bé, đơn côi.
Câu 3: 'Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng' thể hiện nỗi đau thương và chia sẻ của Kiều với cảnh vật. Đoạn trích cũng thể hiện nỗi nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Thúy Kiều.
Câu 4: 

Hai tiếng "Buồn trông" được lặp lại bốn lần ở trong đoạn trích, vừa như gói gọn tâm thế của Kiều ở lầu Ngưng Bích, vừa tại nhịp điệu đều đều, buồn thương cho đoạn thơ.

+ Nghệ thuật: Điệp ngữ

+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: Tả cảnh để tả tình, trong cảnh có tình, lấy cảnh để phô diễn tâm trạng buồn của Kiều.

+ Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ.

Câu 5. 

Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
Thân em như như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

Câu 8. Nếu là Kiều, em sẽ không vội vàng lấy tiền của người khác để cứu cha ngay. Em sẽ cùng Thúy Vân và Vương Quan chia nhau làm việc kiếm thêm tiền hoặc lấy tài năng trời ban của mình áp dụng vào thực tế để kiếm tiền rồi dần dần cứu cha ra. Tuy để cha chịu khổ trong một thời gian nhưng em nghĩ nỗi khổ thể xác của một người cha sẽ không đau lòng bằng nỗi đau tinh thần khi ra khỏi lao ngục, không gặp lại con gái mà chính sự ra đi của người con mình để cứu mình thì cha sẽ đau lòng biết bao. Mọi chuyện sẽ không loạn lên, không có trao duyên, không có đau thương bi đát nếu như Kiều không bán thân và cầm tiền của Mã Giám Sinh

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved