logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
hoang7733

14/04/2024

Chơi game cũng phải coi chừng chấn thương Thể thao HUY ĐĂNG 22/04/2021 20:00 GMT+7 TTCT - Mỗi ngày, Mike “Glaurung” Fisk - một VĐV thể thao điện tử (eSports) - thực hiện 100 lượt hít đất, cùng khoảng 30 phút “thụt dầu” để duy trì thể trạng tốt nhất, nhằm tránh… chấn thương khi thi đấu. Nhiều phụ huynh có thể không thích thú gì, nhưng họ phải thừa nhận sự thật “chơi điện tử kiếm tiền” ngày càng trở thành một môn thể thao đại chúng. Nó bao gồm tất cả những yếu tố chuyên nghiệp như tiền thưởng, tập luyện căng thẳng, và cả rủi ro chấn thương. Chơi đến xẹp phổi! Bên trong một cơ sở đào tạo eSports chuyên nghiệp rộng 8.000m2 ở Santa Monica, California, 5 tuyển thủ bộ môn League of Legends (Liên minh huyền thoại) tập luyện miệt mài 8-12 giờ/ngày. Đó là chưa tính chuyện họ chơi game… giải trí vào cuối tuần. Các VĐV eSports ngày nay vừa chơi game vừa phải tập luyện thể chất đều đặn. Ảnh: dailyesports Chỉ tính riêng trò League of Legends, số lượng người chơi toàn cầu ước tính lên đến 100 triệu. Lượng khán giả của Giải vô địch thế giới League of Legends còn lớn hơn cả hệ thống giải World Series của môn bóng rổ. Ngành công nghiệp eSports ngày nay thì được ước tính trị giá khoảng 1,5 tỉ USD. Với quy mô như vậy, không có gì ngạc nhiên khi các VĐV eSports hưởng mức đãi ngộ chẳng kém gì ngôi sao các môn thể thao nhà nghề khác. Ví dụ, Fornite World Cup có tổng giá trị giải thưởng lên đến 30 triệu USD, với người chiến thắng có thể bỏ túi đến 3 triệu USD. Theo eSports Earning, hiện có khoảng 100 VĐV eSport còn thi đấu đạt mức thu nhập hơn 1 triệu USD. Mỹ là quốc gia có đông đảo VĐV eSports nhất. Hơn 18.000 game thủ chuyên nghiệp ở đây kiếm được tổng cộng khoảng 161 triệu USD từ thị trường này, tức trung bình mỗi người kiếm được khoảng 8.500 USD trong “sự nghiệp”. Đó là mới tính tiền thưởng, chưa kể các khoản thu nhập nhờ tài trợ, quảng cáo, hay phát kênh YouTube… Ở thượng tầng, rõ ràng hào quang của một VĐV eSports đỉnh cao chẳng kém gì một ngôi sao quần vợt hay bơi lội. Quá trình tập luyện của họ cũng khắc nghiệt cực kỳ. Jake Puchero - một VĐV League of Legends - cho biết anh tập không dưới 8 giờ một ngày. Mỗi phút Puchero thực hiện khoảng 500 thao tác, tức khoảng 10 thao tác mỗi giây. Những ngón tay của một VĐV eSports chuyển động với cường độ còn cao hơn đôi chân của các cầu thủ bóng đá, và mức độ tập trung là ngang ngửa kỳ thủ cờ vua. Không có những cú va chạm nảy lửa dẫn đến việc rời sân trên cáng cứu thương, nhưng eSports vẫn tiềm ẩn rủi ro chấn thương đáng sợ. “Tôi từng chứng kiến những chấn thương đáng sợ của môn thể thao này, một số VĐV phải giải nghệ vì kiệt sức, và có người bị xẹp phổi vì ngồi cúi lưng quá lâu”, Puchero nói. Levi Harrison, bác sĩ chấn thương chỉnh hình ở Los Angeles từng chữa trị cho nhiều VĐV eSports, cho biết ông bắt đầu tập trung vào đối tượng bệnh nhân này những năm gần đây. “Họ thường gặp các chấn thương cổ tay, khuỷu tay, vai, lưng và cổ. Đó đều là những chấn thương có thể dẫn đến kết thúc sự nghiệp”, Harrison nói. Hallie Zwibell, người đứng đầu trung tâm y học eSports của New York, đưa ra những thống kê cụ thể hơn về các chấn thương phổ biến với VĐV eSports: khoảng 56% gặp các vấn đề về mắt, 42% đau cổ và lưng, 36% đau cổ tay, 32% đau tay, nhưng chỉ có khoảng 2% VĐV eSports thực sự ý thức việc phải điều trị y tế, và đến 40% không bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý… Phải phát triển hệ thống đào tạo eSports ngày càng phát triển thành một môn thể thao đại chúng, bất chấp những định kiến xã hội. Nhưng cũng phải thừa nhận những định kiến có nguyên nhân của nó. “Nếu ngay cả các VĐV eSports còn không ý thức rõ về việc họ phải tập luyện thể chất, bổ sung dinh dưỡng thế nào cho hợp lý, thì làm sao những đứa trẻ ngồi nhà chơi điện tử có thể?”. Những vấn đề sức khỏe của người chơi eSports đến ngay từ khi họ còn nhỏ, và dần dà tạo thành thói quen xấu, một nếp sống phản khoa học và thiếu lành mạnh. Ngồi 10 giờ đồng hồ một ngày trước máy tính với cái lưng còng xuống, chi dưới bất động nhưng cánh tay hoạt động liên tục không thể là chuyện tốt cho sức khỏe với bất kỳ ai. Kiểu cách vận động của các VĐV eSports cũng “chẳng giống ai”, và gây ra nhiều nguy cơ chấn thương, bác sĩ Harrison cho biết. Tất nhiên, một số VĐV vươn đến đỉnh cao hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề thể chất. Mike Fisk - VĐV hàng đầu của trò “Heroes of Storm” là ví dụ điển hình về lối sống mẫu mực. Mỗi ngày anh luyện eSports không dưới 10 giờ đồng hồ, nhưng Fisk luôn dành ra ít nhất 60 phút để tập luyện thể chất, bao gồm chạy bộ, hít đất, các bài tập thụt dầu. “Ngay cả trong quá trình tham dự giải đấu, tôi cũng không từ bỏ việc tập luyện mỗi ngày. Cơ thể càng khỏe khoắn thì thành tích thi đấu của tôi càng tốt”, Fisk nói. Các VĐV eSports có thể tập luyện thể chất theo nhiều cách khác nhau, nhưng những bài tập thể dục tại chỗ được xem là phù hợp nhất với họ, vì đặc tính phải ngồi nhiều giờ bên máy tính. Tim Spencer - một VĐV eSports chuyên nghiệp - đã cùng vợ (HLV yoga) xây dựng một kênh truyền hình hướng dẫn việc tập luyện thể chất kết hợp với chơi game tên gọi Heroes of Fitness. Vợ chồng Spencer đặc biệt tập trung vào các bài tập hông - giúp game thủ chống chọi với việc phải ngồi im hàng giờ, cùng những bài tập co duỗi cổ tay. Lời khuyên mà Spencer đưa ra là hãy tập luyện 5 phút ngay sau mỗi ván đấu (kéo dài khoảng 30 phút). Nhiều VĐV eSports chuyên nghiệp cho biết họ hối hận vì không nghe lời khuyên sớm hơn trong việc rèn luyện thể chất. Filip Liljestrom của đội Fnatic cho biết anh thường ngồi lì trong phòng để chơi game khi còn là học sinh, bất chấp ba mẹ la rầy. Dần dà Liljestrom bị béo phì, đạt đến mức cân nặng 90kg. Game thủ người Thụy Điển tìm đến Heroes of Fitness và bắt đầu tập luyện mỗi ngày, anh giảm được hơn 10kg và cũng thoát được các vấn đề về đau lưng. “Các phụ huynh cần phá bỏ định kiến về trò chơi điện tử - ngày nay đã là một môn thể thao có thị trường tỉ USD. Nhưng những đứa trẻ phải học cách cân bằng cuộc sống của mình, chúng cần biết eSports là một môn thể thao, và cũng cần một hệ thống tập luyện đi cùng nó để hạn chế các rủi ro, những vấn đề sức khỏe. Trước khi đá bóng, ai cũng khởi động cả”, bác sĩ Harrison nói. Câu 1 : xác định cách trình bày dữ liệu trong văn bản trên Câu 2: nêu các ý chính được triển khai trong văn bản Câu 3: văn bản trên giúp anh /chj hiểu gì về esport Câu 4 : tìm hiểu mục đích viết và quan điểm , thái độ của người viết thể hiện trong văn bản Câu 5 : anh/ chị suy nghĩ như thế nào về con đường đến tới đỉnh vinh quang
Trả lời câu hỏi của hoang7733
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

14/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: Trong văn bản trên, dữ liệu được trình bày theo cách mô tả thực tế và sự kiện liên quan đến thể thao điện tử (eSports). Nó cung cấp thông tin chi tiết về cuộc sống, tập luyện và những rủi ro chấn thương của các VĐV eSports. Câu 2: Các ý chính được triển khai trong văn bản là: - Mô tả cuộc sống, tập luyện và nguy cơ chấn thương của các VĐV eSports. - Thể hiện sự phát triển và quy mô lớn của ngành công nghiệp eSports. - Đưa ra nhận định về việc cần phải phát triển hệ thống đào tạo và quan tâm đến sức khỏe cho các game thủ. Câu 3: Văn bản giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành công nghiệp eSports, cuộc sống và áp lực của các VĐV eSports, cũng như những rủi ro chấn thương mà họ phải đối diện. Câu 4: Mục đích viết của văn bản là giới thiệu về ngành công nghiệp eSports và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho các game thủ. Quan điểm của người viết là cần phải xem xét kỹ lưỡng về việc huấn luyện thể chất cho các VĐV eSports để giảm thiểu rủi ro chấn thương. Câu 5: Tôi nghĩ rằng con đường đến đỉnh vinh quang trong eSports không chỉ yêu cầu kỹ năng chơi game xuất sắc mà còn đòi hỏi sự rèn luyện thể chất và quản lý sức khỏe. Việc phát triển hệ thống huấn luyện toàn diện có vai trò quan trọng trong việc giúp các game thủ duy trì sức khỏe và thành công trong sự nghiệp.
the-anhpham18

14/04/2024

Câu trả lời uy tín

Câu 1: Tổ chức thông tin theo tầm quan trọng của vấn đề.

Câu 2: 

- Doanh thu của ngành eSports.

- Những tiềm ẩn, rủi ro của eSports.

- Cách luyện tập an toàn đối với bộ môn này.
Câu 3: Văn bản trên giúp em hiểu về sự khó khăn, vất vả, khổ cực trong quá trình luyện tập của các VĐV eSports.
Câu 4: 

+ Mục đích : giới thiệu về eSports

+ Quan điểm của người viết: khẳng định eSports là một môn thể thao, và cũng cần một hệ thống tập luyện đi cùng nó để hạn chế các rủi ro, những vấn đề sức khỏe. 
Câu 5: 

“Kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “Năng nhặt chặt bị”, “Có công mài sắt có ngày nên kim” là những câu nói của cha ông từ ngàn xưa, răn dạy chúng ta rằng để có được thành quả tốt, ắt hẳn phải nếm trải cay đắng, vất vả. Chính vì vậy có lời hát cũng cho rằng “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai”. Ở đây, "hoa hồng" là biểu tượng cho niềm hạnh phúc, viên mãn của ta khi đạt được ước mơ. Đối lập với nó là những “mũi gai” – biết bao khó khăn, thử thách trên đường đời. Lời hát đã nhắc nhở chúng ta về quy luật thành công trong cuộc sống. Khó khăn là một phần tất yếu của đời người. Cánh bướm đẹp xinh thoát thai từ vỏ kén, mầm cây mơn mởn vươn lên từ đất cằn và con người trưởng thành từ những gian khó. Thời gian của Trái Đất là vô biên nhưng thời gian của con người lại hữu hạn. Để đạt được khát vọng, ta cần có quyết tâm cao, nghị lực phi thường để vượt qua gian khó. Kiên trì, chăm chỉ sẽ giúp ta từng bước phát triển bản thân. Cầu tiến, tự tin sẽ tiếp thêm cho ta sức mạnh khi thể hiện bản thân trước đám đông. Mỗi người sẽ có những trải nghiệm riêng nhưng suy cho cùng, ta đều cần kết hợp giữa tài năng, tâm huyết và thái độ sống tích cực. Bước qua đau thương, thất bại, ta mới thấm thía giá trị của chiến thắng. Nguyễn Trãi từng viết trong “Bình Ngô đại cáo”: “Trời thử lòng trao cho mệnh lớn/Ta gắng trí khắc phục gian nan” là vậy. Những khó khăn chính là bài toán của cuộc sống nhằm thử thách tài năng, ý chí của con người. Khi chưa đương đầu với sóng gió, chúng ta chỉ là những viên ngọc thô. Ngọc có mài mới sáng, người có rèn mới nên. Những bậc hiền tài trong lịch sử cũng không nằm ngoài quy luật này. Giai thoại về Cao Bá Quát chính là một ví dụ điển hình. Ông nổi tiếng về tài văn thơ xuất chúng nhưng lại viết chữ rất xấu. Xấu hổ với chữ viết như gà bới, ông đã miệt mài tập viết chữ. Ông tự cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ, tự buộc tóc mình lên mái nhà để không ngủ gật. Về sau, Cao Bá Quát nổi tiếng khắp vùng về biệt tài viết chữ đẹp, trở thành con người “Văn hay, chữ tốt”. Chỉ cần một phút “ngủ quên”, sẽ có người xuất hiện và thay thế vị trí của ta nên con người không thể ngừng chiến đấu. Có những kẻ lười nhác, ỷ lại, sống thụ động như cây tầm gửi nên rất đáng phê phán. Như vậy, từ một câu hát ý nghĩa, ta đã có cho mình kim chỉ nam đúng đắn để kiên cường phấn đấu trong cuộc sống. Mỗi người hãy trau dồi kiến thức, kĩ năng và chăm sóc cho trái tim của mình bằng sự yêu thương và nghị lực để tạo ra những giá trị sống khiến ta và xã hội tự hào.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved