logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Lập dàn ý bài thuyết minh về hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn
Trả lời câu hỏi của Ngọc Phương Đào
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

15/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Dàn ý bài thuyết minh về hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn có thể được lập như sau: I. Giới thiệu - Giới thiệu về hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn. - Mục đích của bài thuyết minh. II. Nguyên nhân gây ra hạn hán 1. Nguyên nhân khách quan: Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng mưa ít ỏi hoặc thiếu hụt. 2. Tác động của hạn hán: Đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh do xung đột nguồn nước, huỷ hoại môi trường, giảm sản lượng cây trồng, tăng chi phí sản xuất nông nghiệp. III. Hậu quả của xâm nhập mặn 1. Nguyên nhân: Sự xâm nhập mặn của nước biển vào sông do mùa khô khiến nước sông cạn kiệt. 2. Tác động của xâm nhập mặn: Gây chết cây trồng và không còn tiếp tục gieo trồng được các loại cây trên vùng đất này. IV. Biện pháp giải quyết 1. Biện pháp ngăn chặn hạn hán: Sử dụng công nghệ tưới tiêu hiệu quả, bảo vệ rừng, tái cấu trúc kinh tế theo hướng bền vững. 2. Biện pháp ngăn chặn xâm nhập mặn: Xây dựng các công trình ngăn chặn sự xâm nhập của nước biển vào sông, áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện đất đai. V. Kết luận - Tóm tắt lại vấn đề và nhấn mạnh tính cấp thiết của việc giải quyết hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn. Đây là dàn ý cơ bản để bạn có thể triển khai viết bài thuyết minh về hai hiện tượng này.
Hiếu

15/04/2024

Câu trả lời uy tín

I. Mở bài:
Hiện nay, vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra rất trầm trọng tại các khu vực miền Trung, Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long. 
II. Thân bài
1. Biểu hiện
- Đối với khu vực miền Trung, Tây Nguyên, tình trạng hạn hán, thiếu nước xảy ra trên phạm vi rộng và trên hầu hết các lưu vực sông xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ngay từ đầu mùa cạn (tháng 12/2019) trên địa bàn các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Lượng dòng chảy trên các sông phổ biến thiếu hụt từ 40-60%, một số sông thiếu hụt trên 70%, hiện tượng này gây thiếu hụt lượng nước ngay trong mùa mưa, lũ năm 2019 (từ tháng 7 năm 2019).
- Nhiều hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa lớn, quan trọng, lượng nước tích được đầu mùa cạn là không nhiều, chỉ từ 40-70% tùy từng hồ, đặc biệt có hồ chứa chỉ tích được khoảng 15-25%. Các hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ cũng chỉ tích được 70-80%, nhiều hồ chỉ đạt 40-50%.
- Dự báo, trong những tháng còn lại đặc biệt là từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2020, lượng dòng chảy trên các sông suối ở khu vực này vẫn rất nhỏ, phổ biến thiếu hụt từ 15-70% so với trung bình nhiều năm và có thể gay gắt hơn mùa khô năm 2019. 
- Đối với đồng bằng sông Cửu Long, trong năm 2019, tổng lượng mưa mùa lũ trên lưu vực sông Mê Công thiếu hụt từ 20-40% so với trung bình nhiều năm (TBNN) và từ 15-25% so với năm 2015; tổng lượng dòng chảy thiếu hụt từ 30-35% so với TBNN và khoảng 5% so với năm 2015, dòng chảy mùa khô từ sông Mê Công về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở mức thiếu hụt nhiều so với TBNN và năm 2015-2016.  
2. giải pháp
Đối với miền Trung, Tây Nguyên: Trước tình hình thiếu hụt lượng mưa, dòng chảy nêu trên, ngay từ đầu mùa lũ năm 2019 (giữa năm), trên cơ sở dự báo, cảnh báo và nhận định của Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thông báo cho các địa phương trên phạm vi cả nước và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để xem xét, chỉ đạo. 
đẩy mạnh xây dựng quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Mã, Cả, Hương, Vu Gia – Thu Bồn, Sê San, SrePok,.., trong đó sẽ tập trung xây dựng các kịch bản, phương án điều hòa, phân bổ nguồn nước trong điều kiện xảy ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng. 
Đối với đồng bằng sông Cửu Long: Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo cơ quan Khí tượng thủy văn ban hành các bản tin cảnh báo, dự báo về khả năng hạn hán, xâm nhập mặn từ tháng 7, 8 năm 2019 để các Bộ, ngành chủ động phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp. 
III. Kết bài:
Nêu suy nghĩ bản thân

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved