logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Woo Moon Won

20/04/2024

Viết bài văn phân tích truyện ngắn Áo tết" của Nguyễn Ngọc Tư theo nhưng yêu cầu sau • Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm. • Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm. • Nêu được chủ đề của tác phẩm • Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyệnnghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,...), tập trung vào một số yếu tố nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm. • Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết. Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.
Trả lời câu hỏi của Woo Moon Won
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

20/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài văn phân tích truyện ngắn "Áo tết" của Nguyễn Ngọc Tư có thể được viết như sau: Truyện ngắn "Áo tết" của tác giả Nguyễn Ngọc Tư là một tác phẩm đặc sắc, nổi bật với cốt truyện đơn giản nhưng chủ đề và đề tài có giá trị nhân văn cao. Tác phẩm này đã khiến người đọc phải suy ngẫm về nhiều điều có giá trị của cuộc sống. Nội dung chính của truyện là câu chuyện về mối quan hệ thân thiết, gắn kết giữa hai em bé Bích và Em thông qua chiếc áo tết. Nhờ chiếc áo tết, Bé Em đã thể hiện được phẩm chất tốt đẹp của mình, biết yêu thương và san sẻ những khó khăn với bạn, hy sinh vì bạn. Chủ đề của tác phẩm xoay quanh tình bạn thắm thiết, gắn kết giữa em và bích. Tác phẩm này mang thông điệp ý nghĩa về sự đồng cảm, thấu hiểu và lòng nhân ái. Về hình thức nghệ thuật, tác phẩm "Áo tết" được xây dựng qua lối diễn đạt ấm áp, giàu tình người và sự tìm tòi, chắt lọc rất kỹ từ những chất liệu đời thường của cuộc sống. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã tái hiện lại một bức tranh đời thường đầy màu sắc, gần gũi với người đọc thông qua việc xây dựng nhân vật bé Em và Bích. Cách diễn đạt ấm áp và chân thực đã làm nổi bật ý nghĩa và giá trị nhân văn trong câu chuyện. Tóm lại, "Áo tết" không chỉ là câu chuyện của một gia đình mà còn là hình ảnh của cuộc sống, của những giá trị tinh thần và những bài học ý nghĩa. Tác phẩm này đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc thông qua thông điệp ý nghĩa về lòng yêu thương và sự hy sinh cho người khác. Hy vọng rằng bài phân tích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của truyện ngắn "Áo tết" của Nguyễn Ngọc Tư.
Mihg nqocchg1

20/04/2024

Câu trả lời uy tín

Một truyện ngắn đơn giản với những tình tiết rất giản dị, đời thường thế nhưng Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư vẫn được người đọc đánh giá cao bởi những giá trị ý nghĩa được gửi gắm trong tác phẩm. Đó là một câu chuyện xúc động về tình người của những đứa trẻ, nó khiến cho mỗi người phải suy ngẫm về cách hành xử làm sao cho thật phù hợp.

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh vui vẻ, náo nhiệt trước ngày lễ tết, khi mà mọi gia đình dù có hoàn cảnh giàu sang hay nghèo khó đều cố hết sức sắm đồ cho năm mới, những đứa trẻ tết đến cũng hào hứng vì được mua quần áo mới. Bé Em như bao bạn trẻ đồng trang lứa được mẹ mua cho những bộ đồ xinh xắn mặc từ mùng một đến mùng năm tết bởi vốn dĩ nhà em khá giá hơn nhà các bạn, đặc biệt là chiếc đầm mới thắt nơ, bầu viền kim tuyến, Bé em rất thích chiếc váy đó nên ngay lập tức muốn đem khoe cho người bạn thân tên Bích của mình. 

Thế nhưng Bé Em có hoàn cảnh gia đình khá giả hơn còn Bích nhà nghèo lại đông anh em nên mọi thứ đều phải rất tằn tiện. Năm mới đến Bé Em hí hửng sang khoe với Bích về những bộ quần áo mẹ sắm cho mình, đặc biệt là chiếc đầm mới thắt nơ, bầu viền kim tuyến. Nhưng khi hỏi Bích có quần áo mới không Bích chỉ lí nhí rằng có một bộ, mặc cả bốn ngày, vì mẹ nghèo quá không có tiền sắm áo mới. Thế là ngày hai đứa sang chơi nhà cô Bé Em đã chọn một chiếc áo bình thường cổ trun có in hình mèo bự, gần giống chiếc áo của Bích. Cô khen hai bạn lớn nhanh, xinh xắn và đáng yêu. Bé Em tự cười trong lòng vì đã không mặc chiếc váy hồng để khiến bạn bị tủi thân.

Tác phẩm ngắn nhưng đã xây dựng thành công nhân vật hai đứa trẻ Bé Em và Bích, đặc biệt là nhân vật Bé Em. Đó là một đứa trẻ có xuất thân khá giả nhưng có cách sống hòa đồng, không phân chia giai cấp với những bạn nhỏ nghèo xung quanh mình. Còn rất nhỏ nhưng chúng đã biết cư xử với nhau một cách văn minh, biết quên đi niềm vui của bản thân để không làm người khác buồn, chúng đã cư xử với nhau đúng với nghĩa của tình bạn, đó là không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, chơi với nhau bằng tất cả tình cảm yêu thương, chân thành. Tình bạn của những đứa trẻ thật đáng để mỗi người chúng ta tự suy ngẫm.

Tác phẩm không sử dụng tình tiết lôi cuốn, gay cấn hay ly kỳ, nó vẫn giữ được chất đặc trưng của văn Nguyễn Ngọc Tư. Đó là khai thác từ những chất liệu rất đời thường của cuộc sống để gửi gắm thông điệp, ý đồ nghệ thuật. Chi tiết áo Tết vốn rất gần gũi, quen thuộc đi vào trong tác phẩm trở thành một hình ảnh ẩn dụ để soi chiếu tính cách của các nhân vật. Nhờ chiếc áo tết người đọc đồng cảm hơn với hoàn cảnh nghèo nàn của gia đình cái Bích, thương em hơn vì sự hy sinh của em cho đàn em nhỏ của mình. Nhờ chiếc áo Tết mà Bé Em đã thể hiện được phẩm chất tốt đẹp của mình, biết yêu thương và san sẻ những khó khăn với bạn, hy sinh vì bạn.

thuhien710

07/10/2024

Phân tích tác phẩm áo tết của nguyễn ngọc tư

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved