logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Minh Hằng

26/04/2024

Phân tích tác phẩm Bạn Lộc của Nguyễn Thị Xuân Quỳnh -Giúp mình với!Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp cẩn thận… Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. Có một số bạn trong lớp hay trêu Lộc là “Lộc ki”, “Lộc cộc đuôi”… Mỗi lần như vậy Lộc chỉ mỉm cười hiền lành. Khi nào tức quá thì Lộc tách khỏi chúng tôi, đi lùi lũi một mình. Một hôm, tôi tự giải một bài toán ở nhà không sao giải được. Tôi tìm đến nhà Lộc trước giờ đến lớp buổi chiều. Vừa bước vào nhà, tôi trông thấy một người đàn ông tóc đã đốm bạc đang ngồi loay hoay giữa một đống dép nhựa ở góc nhà. Tôi đoán là bố Lộc: – Cháu chào bác… Bạn Lộc có nhà không ạ? Người đàn ông ngửng lên nhìn về phía tôi, tôi chợt nhận ra trong hai con ngươi của bác có hai đốm trắng nhỏ. Bác lên tiếng gọi: – Lộc ơi, có bạn con đến này. Lộc từ máy nước chạy vào, hai ống tay áo còn ướt sũng: – A, Hoàng! Sao đến sớm thế, còn lâu mới tới giờ học. – Biết rồi. Tớ muốn hỏi cậu một bài toán. – Chờ tớ một tí nhé. Nói rồi Lộc chạy ra chỗ máy nước. – Cái thằng Lộc nhà bác nó mến cháu lắm đấy. – Chắc sợ tôi chán vì phải chờ Lộc nên bố Lộc chuyện trò với tôi. – Cháu ở phố Nguyễn Đình Chiểu phải không? – Vâng. – Đấy, cháu thấy chưa. Bác chưa đến nhà cháu bao giờ mà đã biết rõ cháu ở đâu, còn biết cả mẹ cháu làm ở nhà máy dệt kia. Thằng Lộc nó nói rất nhiều về cháu với bác. Vừa lúc đó Lộc chạy vào: – Con giặt xong rồi bố ạ. – Rồi Lộc quay sang tôi: – Nào bây giờ chúng mình học. Lộc giảng giải cho tôi cách giải bài toán một cách dễ dàng và đơn giản đến mức tôi cảm thấy như đáng lẽ ra chính tôi cũng giải được như thế. Chẳng qua tôi lơ đãng một chút thôi. Khi chúng tôi vừa ra khỏi cửa, Lộc còn quay lại dặn bố: – Mướp con gọt rồi. Quần áo bố, con phơi trên sân thượng, nếu mưa bố để ý cất hộ con. Thôi, chúng con đi học đây. – Được rồi, các con cứ đi đi. Ra tới đường, tôi nói với Lộc: – Ở nhà tớ, mẹ tớ giặt hết. Tớ chả bao giờ phải giặt. Sao mẹ cậu không giặt cho cậu à? – Mẹ tớ chết lâu rồi. Mà cậu thấy đấy: bố tớ thì sắp bị loà. Bác sĩ bảo là bị “đục thuỷ tinh thể”. Trước kia, bố tớ cũng là thợ tiện đấy chứ. Bây giờ thì nghỉ ở nhà, sửa dép cho hợp tác xã. Buổi tối về, tớ cũng phải làm thêm giúp bố. Tớ đang lo bố tớ mà mù hẳn thì tớ sẽ sống ra sao. Chắc chả tiếp tục học được nữa. – Bố cậu sẽ khỏi thôi. – Thấy Lộc có vẻ lo lắng, tôi an ủi Lộc. – Mẹ tớ bảo ở Viện mắt bây giờ người ta giỏi lắm, chữa ối người đã mù hẳn thành người sáng. – Ừ, tớ cũng nghe nói thế. Nói vậy nhưng hình như Lộc chưa tin chắc vào điều đó. Lộc vẫn có vẻ lo buồn lắm. Tôi thấy thương yêu Lộc hơn từ hôm ấy và tôi đã hiểu được mọi điều tôi nghĩ chưa đúng về Lộc. Chúng tôi gắn bó với nhau, chú ý giúp đỡ nhau nhiều hơn. Cuối học kỳ hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì: – Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: – Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi! Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói: – Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm. Hôm sau, cuối buổi học, Lộc cứ nài nỉ tôi sẽ qua về nhà Lộc một chút vì bố Lộc muốn gặp tôi. Khi tôi tới nơi, bác đã đứng chờ sẵn ở cửa. Tôi vừa chào bác, bác đã kéo tôi lại gần, ôm choàng lấy tôi, bác nói: – Lộc nó đã nói hết với bác rồi. Cháu ngoan quá, tốt quá. Cháu học cùng lớp với em. Bác mong cháu che chở giúp đỡ nó. Khổ thân, nó bé bỏng và yếu đuối lắm! Tôi nhìn hai giọt nước mắt lăn từ đôi mắt mờ đục của bác. Tôi nghẹn ngào nín lặng không nói được câu gì. Xuân Quỳnh Nguồn: Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng, 2005
Trả lời câu hỏi của Minh Hằng
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

26/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Tác phẩm "Bạn Lộc" của Nguyễn Thị Xuân Quỳnh kể về một cậu bé tên là Lộc, người có tính cách hiền lành, chăm chỉ và thông minh. Lộc bị xã hội đánh giá không cao vì ngoại hình nhỏ bé và yếu đuối, nhưng thực chất anh ta rất thông minh và có trái tim nhân hậu. Câu chuyện tập trung vào mối quan hệ giữa nhân vật chính - Hoàng và Lộc, khi Hoàng hiểu ra sự khó khăn trong cuộc sống của Lộc và quyết định giúp đỡ anh. Trong câu chuyện, bạn Hoàng đã thấy được sự kiên nhẫn, lòng nhân ái và tấm lòng lương thiện của Lộc qua việc giúp đỡ anh ấy trong việc học tập và cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, câu chuyện cũng phản ánh sự bất công xã hội khi mà người ta thường đánh giá con người dựa trên ngoại hình và hoàn cảnh gia đình. Như vậy, tác phẩm "Bạn Lộc" mang thông điệp về lòng nhân ái, sự quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ người khác trong xã hội.
annhien57

26/04/2024

Câu trả lời uy tín

Nguyễn Thị Xuân Quỳnh là một cây bút trẻ có nhiều cống hiến cho nền văn học hiện đại Việt Nam. Tác giả có rất nhiều những tác phẩm văn học ý nghĩa, đặc sắc trong đó truyện ngắn “Bạn Lộc” là một trong những tác phẩm như thế. Trung tâm của tác phẩm này là nhân vật Lộc, một cậu bé nghèo, có hoàn cảnh bất hạnh nhưng rất giàu nghị lực vươn lên trong cuộc sống

Lộc được giới thiệu là một đứa trẻ còi cọc nhất lớp, mười một tuổi mà chỉ bằng đứa trẻ chín tuổi. “Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi” ngoại hình của Lộc đã phần nào hé lộ về cuộc sống của cậu bé này. Chắc có lẽ gia cảnh túng thiếu và khốn khó lắm, cuộc sống vất vả, không được nuôi dưỡng đủ đầy nên Lộc mới là một đứa trẻ ốm yếu đến vậy.

Theo chân nhân vật Lộc và tôi, người đọc ghé thăm căn nhà lụp xụp của cậu bé này. Dần dần hiểu thêm về cuộc đời khốn khó của Lộc. Lộc mồ côi mẹ từ nhỏ, hai cha con nương tựa vào nhau để sống. Nhưng oái oăm thay cuộc sống lại cứ như muốn dồn cậu bé vào chân tường. Bố cậu lại bị đục thủy tinh thể, đôi mắt rất mờ yếu và có nguy cơ bị mù trong nay mai nếu không được can thiệp sớm. Gia cảnh khốn khó, túng thiếu và rất đáng thương khiến người đọc đồng cảm sâu sắc với Lộc. Cậu bé ấy không chỉ thiếu thốn tình yêu thương của mẹ từ nhỏ mà ngay cả vật chất, cuộc sống với Lộc cũng không dễ dàng gì. Thế nhưng vượt lên trên cuộc sống khốn khó, ngặt nghèo, Lộc chưa bao giờ đầu hàng số phận. Hoàn cảnh khó khăn càng khiến Lộc có ý chí nghị lực gấp bội để làm chỗ dựa cho người cha đau yếu bệnh tật của mình.
Trong khi nhân vật tôi được mẹ cưng chiều, chăm chút cho đầy đủ thì Lộc lại phải tự lập từ rất nhỏ. Vì bố đau yếu nên mọi việc trong gia đình Lộc đều làm rất thành thạo. Từ giặt giũ, nấu nướng cho đến chăm bố, cậu đều tự làm, tự xoay xở mà không nhờ vả ai. Ta thấy được sự ngoan ngoãn, hiếu thảo và ý chí nghị lực phi thường của cậu bé đáng yêu này. Đáng nghẽ ở cái tuổi của em em chỉ phải ăn học, được nâng niu, chiều chuộng thì đằng này Lộc đã là trụ cột của cả gia đình, trở thành chỗ dựa cho người bố mù lòa của mình.

Không chỉ là một đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo, cậu bé Lộc còn gây ấn tượng với người đọc ở đức tính tiết kiệm, chăm chỉ, hiếu học và rất thông minh. Khi người bạn tôi để ý thấy Lộc có phần kiết xỉ khi vì “ Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp”, lại có bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực”, nhiều bạn học trêu rồi chê bai em và gọi là Lộc ki, lộc cộc đuôi nhưng Lộc chỉ nở nụ cười hiền lành, lúc nào tức quá thì chỉ lủi thủi đi ra chỗ khác. Đâu ai biết được vì hoàn cảnh vô cùng khó khăn nên Lộc mới phải như vậy, cậu giữ gìn, tiết kiệm cũng chỉ vì thương bố mù lòa không làm ra tiền, vì lo cho gia đình nghèo túng của cậu. Điều đó thật đáng quý biết bao nhiêu.
Trong khi có rất nhiều bạn bè chỉ việc ăn học mà học vẫn trì trệ, không đến nơi đến chốn thì Lộc lại vô cùng hiếu học, ham học và lại rất thông minh. Dù hoàn cảnh của cậu thiếu thốn đủ bề nhưng chưa bao giờ Lộc than vãn số phận hay đổ lỗi cho hoàn cảnh. Cậu rất chăm học, hiếu học và luôn giúp đỡ người bạn “tôi” giải toán, giải toán nhanh, là gia sư cho người bạn của mình. Khi hoàn cảnh của bố vô cùng ngặt nghèo, chỉ mù trong nay mai, Lộc đã chẳng ngần ngại tặng cho tôi cây bút Trường Sơn mà mình vô cùng quý giá với suy nghĩ đơn giản “ Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi!” Nước mắt trực trào, ta thấy cậu bé ấy ham học thế nào, nhưng cũng chỉ vì hoàn cảnh mà không thể đi học, xót xa, tủi hổ vô cùng. Thương Lộc, người đọc đồng cảm với hoàn cảnh đáng thương của cậu bé và chỉ mong Lộc vẫn được đến trường và đi học giống như bao người bạn cùng trang lứa.
Có thể nói cậu bé Lộc trong truyện ngắn Bạn Lộc là một tấm gương sáng về nghị lực và khát khao vươn lên trong cuộc sống. Soi vào hoàn cảnh của cậu bé mỗi chúng ta thấy mình thật may mắn vì có cuộc sống đủ đầy, càng phải học tập, phấn đấu tốt hơn để xứng đáng với những gì mà cuộc sống đã ưu ái.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved