logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
con-đb

30/04/2024

trả lời giúp em 5 câu hỏi với
Trả lời câu hỏi của con-đb
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

30/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự, khi tác giả mô tả và tái hiện quy trình tục kéo vợ của người Mông thông qua việc diễn đạt các sự kiện, hành động và suy nghĩ của nhân vật trong văn bản. Câu 2: Lời trích dẫn trực tiếp được sử dụng trong văn bản: - "Tục kéo vợ là một nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc Mông ở vùng Tây Bắc. Phong tục này cần được hiểu đúng để thấy được giá trị nhân văn của nó." - "...tuyên truyền để người dân không lợi dụng mạng xã hội, đăng tải những video phản cảm để làm xấu phong tục kéo vợ, dẫn đến những cách hiểu không đúng." Câu 3: Nội dung thông tin trong văn bản có tính mạch lạc khi liên kết các sự kiện, hành động và ý kiến của nhân vật theo một chuỗi logic, từ việc tham gia hội xuân, chợ phiên cho đến quá trình kéo vợ và lễ cưới. Câu 4: Quan điểm của tác giả về tục bắt vợ của người Mông là nét đẹp truyền thống cần được hiểu đúng để thấy được giá trị nhân văn. Quan điểm này được thể hiện qua việc tái hiện quy trình tục kéo vợ và khẳng định giá trị nhân văn sâu sắc của người phụ nữ Mông. Câu 5: Ý kiến cá nhân: Tục bắt vợ của người Mông mang trong mình giá trị lịch sử và tinh thần cốt yếu của một cộng đồng. Việc lan truyền thông tin xấu, sai lệch có thể gây ra hiểu lầm và làm mất đi giá trị nhân văn sâu sắc của phong tục này. Thay vào đó, chúng ta cần tôn trọng và hiểu rõ hơn để gìn giữ nét đẹp và giá trị nhân văn trong tục bắt vợ của người Mông. Câu 1 (phần viết): Việc lan truyền thông tin xấu, sai lệch qua mạng xã hội và các phương tiện thông tin khác có thể gây ra tác hại nghiêm trọng cho xã hội. Điều này có thể dẫn đến hiểu lầm, phá hoại giá trị nhân phẩm và gieo rắc lo ngại, hoang mang trong cộng đồng. Do đó, chúng ta cần chung tay tạo ra môi trường thông tin tích cực, xóa tan thông tin tiêu cực để duy trì một xã hội lành mạnh và an toàn.
CLBĐCMCMhg1

30/04/2024

Câu trả lời uy tín

Câu 1. PTBĐ: Thuyết minh

Câu 2. Lời trích dẫn trực tiếp được tác giả sử dụng trong văn bản: "Tục kéo vợ là một nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc Mông ở vùng Tây Bắc. Phong tục này cần được hiểu đúng để thấy được giá trị nhân văn của nó".
Câu 3. Nhận xét về tính mạch lạc của nội dung thông tin trong văn bản: có cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu thuyết phục.
Câu 4. Quan điểm của tác giả về tục bắt vợ của người Mông là: "Tục kéo vợ là một nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc Mông ở vùng Tây Bắc. Phong tục này cần được hiểu đúng để thấy được giá trị nhân văn của nó".

Quan điểm đó được thể hiện bằng cách: tổ chức gắn với các lễ hội, tái hiện để đồng bào gìn giữ nét đẹp vốn có.
Câu 5. Nhiều ý kiến cho rằng: "Tục bắt vợ của người Mông là một hủ tục lạc hậu và gây ra những hệ luỵ khôn lường nên chúng ta cần xoá bỏ". Theo truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, khi con trai đến tuổi trưởng thành, có người yêu và muốn kết hôn, cha mẹ chuẩn bị một số lễ vật để mang đến nhà gái làm lễ dạm hỏi. Thông thường, nhà trai phải đến nhà gái ít nhất từ hai lần trở lên mới được đồng ý gả con gái cho chàng trai làm vợ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, nhà gái cương quyết từ chối mối hôn sự vì mâu thuẫn giữa các dòng họ, gia đình. Nhưng khi đôi trai gái trưởng thành, nguyện sống chết có nhau, nhà trai vẫn chọn ngày lành tháng tốt để đón dâu. Khi đó, người con trai sẽ hẹn với người yêu, đợi nửa đêm cha mẹ ngủ say sẽ lén mở cửa theo chàng trai về nhà chồng. Đợi trời sáng, cha mẹ chàng trai sẽ cử người đến nhà gái thông báo là con trai đã “bắt” con gái họ về làm vợ và không phải đi tìm. Thế nhưng hiện nay, phong tục bắt vợ đang bị một bộ phận người trẻ trong cộng đồng dân tộc Mông làm cho biến tướng, lệch lạc. Nhiều bạn trẻ người Mông cưới vợ, lấy chồng khi chưa đủ tuổi pháp luật quy định, để lại nhiều hệ lụy đau lòng. Cũng có những bạn nam đang trong độ tuổi học sinh, chỉ cần thích bạn học hoặc nữ sinh khác sẽ tìm cách lừa gạt, bắt ép đưa về làm vợ. Mới đây nhất, vào ngày 7-2, trong quá trình đi chơi Tết, em Giàng Mí C, 16 tuổi, xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã nhìn thấy, thích và tìm cách “bắt” một bé gái chưa đủ tuổi vị thành niên về làm vợ. Rất may, sự việc được cán bộ công an tại địa phương phát hiện, kịp thời ngăn chặn. Tục bắt vợ và nạn tảo hôn trong cộng đồng dân tộc Mông thường diễn ra vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán hàng năm. Thiết nghĩ, muốn ngăn chặn được những biến tướng từ tục lệ này, chính quyền cơ sở, lực lượng chức năng cần phải làm tốt một số biện pháp như: Đẩy mạnh công tác truyền thông pháp luật hôn nhân và gia đình, một số điều của Bộ luật Hình sự hiện hành liên quan và pháp luật xử lý vi phạm hành chính tới các địa bàn dân cư. Giao nhiệm vụ cho trưởng bản, các già làng có uy tín giám sát, ngăn chặn kịp thời những ai có ý định lợi dụng tục bắt vợ. Đồng thời, chính quyền, cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm các vụ việc bắt vợ, tảo hôn để răn đe. Các trường học, cũng như gia đình cần tăng cường giáo dục học sinh, con em mình không cưới vợ, lấy chồng khi chưa đủ tuổi theo pháp luật quy định.

II. PHẦN VIẾT
Câu 1.
Tin giả (fake news) là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt, xuất hiện sai lệch về nội dung và được khuếch tán trên Internet và các phương tiện truyền thông. Theo định nghĩa có thể phân loại tin giả gồm: Loại thứ nhất là những thông tin hoàn toàn không chính xác được cố tình đăng tải, lan truyền vì một mục đích nào đó; Loại thứ hai là những thông tin có thể có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn chính xác do người viết không kiểm chứng toàn bộ sự thật trước khi đăng tải, chia sẻ hoặc có thể họ phóng đại một phần của câu chuyện đó. Ngày nay hiện tượng “tin giả” ngày càng nhiều, xuất hiện với tần suất dày đặc trên các trang thông tin điện tử. Điều đó gây ra sự khó chịu, phản cảm cho người dùng. Tin giả là những nguồn tin chưa được kiểm chứng, những nguồn tin sai sự thật được thêm bớt cắt xén, giật tít câu view, câu like. Điều đó đến từ những người làm tin không có tâm, chạy theo lợi ích, bất chấp đúng sai. Việc “tin giả” hoành hành ngày càng nhiều khiến đời sống bị trù trệ, phá huỷ vì những nguồn tin sai sự thật ấy. Vì vậy, bạn đọc hãy là người dùng thông minh, lựa chọn nguồn tin chính thống để đọc. Nhà nước cần loại bỏ những trang thông tin sai lệch, không chính thống. Không ít trường hợp đưa những thông tin chính xác theo các nguồn từ phương tiện thông tin đại chúng đã đăng, nhưng kèm theo là những bình luận gây gợn nỗi lo lắng, phập phồng cho người xem, người nghe. Thay vì chỉ ra những biện pháp thì mỗi người cần tự nâng cao ý thức về phòng ngừa dịch bệnh, nắm bắt thông tin từ những nguồn đảm bảo, tin cậy. Vì một mạng xã hội không tin giả, hãy là người dùng có trách nhiệm và có chọn lọc

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved