logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Ý Như

01/05/2024

Không Đề -Văn Cao Con thuyền đi qua để lại sóng Đoàn tàu đi qua để lại tiếng Đoàn người đi qua để lại bóng Tôi không đi qua tôi để lại gì ? Viết văn bản nghị luận về tác phẩm thơ trên?
Trả lời câu hỏi của Ý Như
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

01/05/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Không Đề" của nhạc sĩ Văn Cao có thể được hiểu như một phê phán đối với một bộ phận con người sống hời hợt, nhạt nhòa, không hiểu giá trị đích thực của bản thân. Tác giả muốn gửi đi thông điệp về việc sống hết mình với chính mình và với cuộc sống. Triết lý sống được gợi ra từ bài thơ là khi con người nhận thức được giá trị sự sống và hiện hữu của bản thân khi họ hiểu rõ chính mình, nắm bắt được những hạn chế và khả năng của bản thân, lắng nghe được cảm xúc của mình. Điều này giúp cuộc sống có ý nghĩa và tạo ra sự hài hoà trong tâm hồn.
Na Mn

01/05/2024

Câu trả lời uy tín

Thơ cũng như gương mặt người con gái. Có vẻ đẹp trời cho, có vẻ đẹp cha mẹ cho. Có cái đẹp sắc sảo, có cái đẹp thuỳ mị. Một cái nốt ruồi xinh xinh đặt ở đâu đấy trên mặt tạo nên một sự hài hoà, nhưng nếu đặt không đúng chỗ sẽ tạo nên sự phản cảm.… Thơ hay cũng có nhiều cách: hay vì lời đẹp, hay vì tình nồng, hay vì ý sâu, hay vì ý tưởng mới. Có bài thơ tác giả viết, chữ trào ra đầu bút, bụng dạ như sắp phát cuồng. Có bài thơ đến nhanh như một bài thuộc lòng chép sẵn. Có bài thơ như tự nhiên nhặt được. Có bài thơ là sự chiêm nghiệm một đời, sự đau đớn trăn trở một đời, sự ám ảnh một đời. “Không đề” của nhạc sĩ Văn Cao thuộc loại đó chăng?

Nghe ra thì thật dễ và tưởng như không có gì:

Con thuyền đi qua để lại sóng đoàn tàu đi qua để lại tiếng đoàn người đi qua để lại bóng
Có khả năng quan sát đời sống là có thể có được những ý thơ này-ba câu thơ cùng một cách diễn đạt, một mô típ. Đấy là sự quan sát bằng mắt, bằng tai nhưng đến câu cuối “Tôi không đi qua tôi/ để lại gì?”. Chữ “tôi” ở đầu dòng xác định tác giả là chủ thể, chữ “tôi” cuối dòng là bản thể. Chữ “tôi” cuối câu là “nhãn tư”, “thần tư” của cả câu và cả bài. Không có chữ “tôi” ấy, bài thơ không có lý do tồn tại.

Theo cách lý giải đơn giản ở trên “Con thuyền đi qua để lại sóng/ đoàn tàu đi qua để lại tiếng/ đoàn người đi qua để lại bóng...” người đọc sẽ hơi khựng lại một chút khi đọc câu cuối “tôi không đi qua tôi/ để lại gì?” rồi tâm tưởng oà vỡ trong niềm thú vị, cảm thông, gật gù tán thưởng: Văn Cao muốn nói đến đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ mà từ cá nhân mình ngẫm ra, ông đã thấy. Người nghệ sĩ không thể chỉ “đi qua” cuộc đời như con thuyền (cũng đủ để lại sóng!) như con tàu (cũng đủ để lại tiếng) như đoàn người (cũng đủ để lại bóng) mà phải đi qua mình nghĩa là lắng nghe, cảm nhận, sàng lọc, đánh giá, rung cảm, kiểm nghiệm, vật vã với chính lòng mình, tâm can mình mới mong để lại cho đời một chút tinh chất của tài hoa sáng tạo.

Đây không phải loại thơ dùng trí thông minh, ngồi một lúc nghĩ ra mà là đã trăn trở, day dứt, ngẫm nghĩ một đời đến một lúc nào đó, câu thơ vọt ra, có lúc người đẻ ra nó, cũng còn thấy bất ngờ, huống chi người đọc!

Phàm bài thơ hay, câu thơ hay, đọc xong, mình lại thấy không có gì ghê gớm cả, sao mình lại không nghĩ, không cảm, không viết được như thế nhỉ? Bài thơ hay là bài thơ ai cũng thấy là... của mình.

Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Ngữ văn ở Hà Nội bình luận: "Nếu coi đọc văn bản là một hành trình đồng sáng tạo, mỗi người đọc là một chủ thể sáng tạo để có thể tìm ra hoặc những tri âm, kí thác, hoặc những thông điệp của tác giả, hoặc bổ sung nét nghĩa mới tùy thuộc vào trải nghiệm riêng của mỗi người, thì tôi coi hai câu kết bài "Không đề" là một chia sẻ về việc lựa chọn thái độ sống của Văn Cao: Hãy sống hết mình với mình, với đời. Đó là cách ta thể hiện ý thức về sự tồn tại có ý nghĩa của mình trung thực, dũng cảm, say đắm nhất".

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved