logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
E. ĐỀ MINH HỌA I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: HÀ NỘI HOA (Nguyễn Văn Thọ ) (*) 1. Trên thế gian này, là con người, đâu chẳng yêu hoa! Nhưng Tết tới thì người Việt Nam mình cái sự yêu, chơi hoa nơi ngựa xe như nước áo quần như nêm, bao giờ chả rộn ràng hơn. Hà Nội của tôi những năm xa lắc ấy, nếp chơi hoa đào và quất, vẫn để hai loài cây thả sức mà tung tăng đi đến từng nhà. Nhưng cũng tuỳ cảnh, tuỳ người, chọn cho mỗi ai, mỗi gian phòng vui Tết, thưởng hoa, đào to đào nhỏ, đào cắm hay đào cây, Hà Nội Tết Hoa vốn dĩ tuỳ cảnh tuỳ người?! Nhà tôi cả thẩy bốn lần chuyển nhà trên phố phường; bốn lần là bốn chỉ số phòng khách và phòng ăn hay phòng làm việc khác nhau, để rồi Tết ấy, xuân ấy, định kì đến hẹn, cha tôi tha thẩn ở chợ hoa mà im lặng chọn ra cho mình một dáng, vừa vặn nơi ông dùng hoa làm duyên cho xuân, vui Tết. Có năm hoa đào vươn ra, hai vòng ôm không xuể; đào cắm mà rực rỡ no mắt cả nhà. Lâu quá rồi! Còn lại, hơn ba chục năm trên gác xép của ông chỉ là một cành đào khiêm tốn tới có thể. Sự tàn lụi của thời gian, có thể hẹp đi về kích cỡ, nhưng không thu hẹp tấm lòng hoa với người và, người với hoa. Chắc thế nên hôm nào, tôi cứ khoe mãi câu thơ mồ côi của Nguyễn Duy trước một cành đào thắm nhỏ cao vừa đúng bốn năm gang góc xép của ông: Hạnh phúc lớn vòng tay ôm không xuể. Tết mà! Lại năm ấy là đào mua ở hoa rong. Năm nay rét thế, mấy kẻ chợ bán hoa rong còn không? Có bán hoa được không? Cha tôi thích tất cả các loài đào. Đào thắm ông thường dùng năm lẻ, khi mà ai nam giới sinh ở năm lẻ, đều bị hợp sao tinh chiếu vào làm âm (âm nam). Ông ví như xuân them lửa. xua cái khí lạnh, giữ xuân ấy thêm ấm thêm nồng. Nhưng có lẽ ông yêu nhất, thứ đào phai. Tâm hồn hoạ sĩ của ông rung động nhiều hơn khi rước hoa từ chợ về. Đốt gốc, mang cái cát-tút 105 li, mua ở chợ trời Ha-le rồi bảo tôi đánh sạch: tự ông cẩn thận chèn cành đào đứng thẳng giữa ống đồng sáng chói. Xuân đầy nụ, chớm hoa khoe cái màu hồng tưởng phai mà chưa khi nào phai trước thời gian! ngắm đi con! Những giọt hoa đọng lại, lấp lánh cơn mưa ông phun bằng cái máy xịt tay vẫn dùng xịt nước hành bảo quản tranh Sơn dầu. Đào phai loại cánh kép, phơn phớt trước Tết rồi qua Tết, sang xuân mỗi bông tàn, chầm chậm nhả buông từng lớp cánh, dần dần rụng xuống sàn đá lạnh. Và, một hôm bất chợt he hé cái mầm quả xanh, để theo sau Tết, hình thành một trái Đào. Đào phai, từng bông nở chậm, khoe sắc ấm nồng cũng chầm chậm từng lớp, phai dần ở lớp cánh đầu tiên, chứ không nở bừng ra màu đỏ thắm khoảnh nhà, để mà tàn, úa rụng chốc lát, tan nát cả xuống đất một lần. Sự sống của hoa đào phai cánh kép, làm ông gật gù bảo, cái kiếp một bông hoa, một loài cây, dâng hiến cho đời từng lớp, từng lớp, cả mầu lẫn cánh… để cuối cùng hiện ra mầm sống mới, tựa hệt như vòng luân hồi của kiếp con người. 2. Trước Tết vài ngày, mẹ tôi cũng chọn chợ Đồng Xuân để sắm hàng Tết. Rồi tới cận ba mươi mới ra đầu chợ Hôm mà mua hoa cúng. Người chủ gia đình đàn ông đàn ang, sắm đào thì thôi quất. Người mẹ của chúng tôi lo hoa cho bàn thờ tổ tong. Bà chọn từng cành Huệ rất cẩn thận. Những búp hoa trắng muốt thoang thoảng hương thanh bạch, e ấp dấu mình trong kẽ xanh chỉ đợi hơi hương khói là nhao ra trắng muôn muốt. Bắt đầu từ chiều ba mươi tới tận hôm hoá vàng, những bông huệ cứ âm thầm nhuộm một thứ hương như vậy loanh quanh bàn thờ. Có thay hoa mới cho lọ lục bình cổ, với các đường gốm ngọc rạn nứt, thì vẫn là những cành huệ, tươi mơn mởn, xanh như trước Tết, để khi nào cũng tinh khiết độc một loài hương. Thay vì lòng thành với tổ tiên đa dạng nữa, bên kia là những đoá hồng vàng hay thắm đỏ. Hoa cúng chọn cẩn trọng. Không cần to lắm, nhưng phải đều đặn công phu. Mẹ tôi chưa khi nào quên đĩa hoa cho chùa Hai Bà hay chùa Vua gần đó. Thường là tháng ba mới rộ ngâu. Nhưng muốn tìm vẫn có. Nhũng cành ngâu nhỏ, hoa vàng bé xíu, chín thoang thoảng, đặt bên những bông hồng cũng nhỏ, cẩn thận xếp bày lên đĩa “cho hộ vào chiếc làn để mợ sớm mai mồng một ra chùa”. Bông hồng thì nở, bông nhài thì thơm, hoa đại định hình từ lúc mới ra bé xíu, móng rồng cũng vậy, cho tới sói, ngâu, mộc không nhìn rõ trong lớp lá, phải tựa vào hương mới biết là hoa, đều gọi chung là chin. Ngâu vừa chin con ơi. Cha tôi bảo. 3. Thường là ở phòng khách bao giờ cũng có lọ hoa lớn. Cha tôi rất thường đặt tại đó một bình violet. Mầu tím ngắt lốm đốm trong sắc xanh nhọn chua chúa vươn lên từ cái bình gốm màu không chỉ ấm lòng bè bạn, không chỉ cho khách xuân thực sự nào xuân. Cũng phải chọn đúng màu bình. Đừng lạnh mà cũng không nóng quá, vì cái thứ pha màu giữa nơi đặt nó đứng đấy cũng nghiêm cẩn làm sao. Đôi năm ông chơi cúc. Những đoá cúc đại đoá thường trầm tĩnh đứng trong phòng tranh. Đại đoá mua tới hơn vài chục bông, phải hướng cho từng đoá không chen nhau san sát để từng bông khoe hết vẻ đẹp riêng mình. Chơi cúc lâu tàn. Nó giữ xuân ở lại miên man sau Tết, để Tết lặn vào những bức tranh khi hết ngày rong chơi. Anh tôi thì lại khác. Anh cứ thích giữa bàn nhà, phòng chính một bình hoa nhiều loại. Dăm bông Đồng tiền. Vài cành đủ nụ đủ hoa, đủ màu Thược dược. Giữa dăm loài hoa “quần chúng” ấy, dân dã ấy, anh tôi vẫn dành lại, vượt lên là dăm cành vi-ô-lét, chắc là trọng cái nết yêu hoa của cha tôi. Để ông và tôi cứ tủm tỉm cười với nhau, và tôi khi nhớ ra ngày Tết vẫn cười đến tận giờ. Vâng khi năm nay, bạn ơi - Hà Nội Hoa, tôi không về hương Tết, hoa Tết và ngoài kia tuyết gió hai tuần gào rú thổi… Nước Đức, giáp Tết Mậu Tí (Hà Nội hoa - Nguyễn Văn Thọ, in trong 36 tạp văn, tuỳ bút Hà Nội, Quốc Văn (Tuyển chọn), NXB Thanh niên, 2010, tr.248 đến 252.) * Nguyễn Văn Thọ sinh năm 1948, quê thôn Đà, xã Quỳnh Khê, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, hiện đang sống tại làng Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, là một nhà văn, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1988 sang Cộng hòa Dân chủ Đức làm Đội trưởng lao động và ở lại CHLB Đức sau khi nước Đức thống nhất. Năm 2014, về định cư hẳn tại Hà Nội. Nguyễn Văn Thọ là một cây bút vạm vỡ, tài hoa. Dù viết về đề tài nào, Nguyễn Văn Thọ cũng tạo được ấn tượng. Ông viết nhiều thể loại, song thành công nhất với truyện ngắn. Câu 1. Viết Hà Nội hoa, tác giả đã cho ta thấy thú chơi nào của người Hà Nội trong dịp tết? Câu 2. Văn bản Hà Nội hoa được viết theo thể loại nào? Câu 3. Nội dung tác giả thể hiện ở phần 2 của văn bản là gì? Câu 4: Tác giả đã thể hiện tình cảm gì với thú chơi ngày tết của người Hà Nội? Câu 5. Theo nhân vật tôi, người cha thích nhất là thứ đào phai, vì sao? Câu 6: Phần 3 của văn bản, sự khác nhau trong cách chơi hoa của hai cha con đã thể hiện điều gì trong văn hoá chơi hoa của các thế hệ ? Câu 7: Cách chọn hoa cúng tết của người mẹ cho ta thấy điều gì ở người mẹ? Câu 8: Theo em, thú chơi hoa tết có tồn tại ở địa phương của em không? Em cảm nhận như thế nào về thú chơi này? II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích vẻ đẹp nhân vật tôi trong đoạn trích trên. Câu 2( 4,0 điểm)Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc giữ gìn các nét đẹp của văn hoá truyền thống.
Trả lời câu hỏi của Tuấn Minh Lại
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

01/05/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Văn bản "Hà Nội hoa" của tác giả Nguyễn Văn Thọ mô tả về thú chơi hoa của người Hà Nội trong dịp Tết. Tác giả miêu tả sự yêu thích, lựa chọn và trưng bày các loại hoa như đào, quất, huệ, cúc... để tạo không khí rộn ràng và ấm áp cho ngày Tết. Câu 1: Trong đoạn trích trên, vẻ đẹp nhân vật "tôi" được phản ánh qua việc ông ta kể lại những kỷ niệm gia đình liên quan đến việc chơi hoa trong dịp Tết, từ việc cha ông lựa chọn hoa đào phai cho đến cách mẹ ông chọn hoa cúng. Đây là những hình ảnh gắn liền với tình cảm gia đình và nét đẹp truyền thống. Câu 2: Văn bản "Hà Nội hoa" thuộc thể loại văn xuôi - văn học miêu tả. Nó mô tả chi tiết về cuộc sống, nghề nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của con người thông qua việc miêu tả các sự kiện, hành động và cảm xúc. Câu 3: Phần 2 của văn bản thể hiện sự chuẩn bị cho ngày Tết thông qua việc mua sắm hoa cúng và lựa chọn các loại hoa phục vụ cho nghi lễ. Câu 4: Tác giả đã thể hiện tình cảm yêu thương, gìn giữ và trân trọng nét đẹp truyền thống của người Hà Nội trong việc chơi hoa vào dịp Tết. Câu 5: Theo nhân vật "tôi", người cha thích loài đào phai vì ông ta tin rằng loài cây này biểu hiện sự sống mãnh liệt qua từng lớp cánh rụng xuống, tựa hệt như vòng luân hồi của kiếp con người. Câu 6: Sự khác nhau trong cách chơi hoa của hai cha con đã thể hiện sự tiếp nối và phát triển của văn hóa chơi hoa qua các thế hệ. Mỗi người có cách chơi riêng để góp phần làm giàu và duy trì nét đẹp truyền thống. Câu 7: Cách chọn hoa cúng Tết của người mẹ cho ta thấy tính tỉ mỉ, chuẩn bị kỹ lưỡng và lòng thành kính khi gửi gắm điều tốt lành vào từng bông hoa. Câu 8: Em không có thông tin để trả lời câu hỏi này theo yêu cầu ban đầu.
Ngô Dương

01/05/2024

Câu trả lời uy tín

Câu 1. Viết Hà Nội hoa, tác giả đã cho ta thấy thú chơi hoa của người Hà Nội trong dịp tết.

Câu 2. Văn bản Hà Nội hoa được viết theo thể loại: tùy bút

Câu 3. Nội dung tác giả thể hiện ở phần 2 của văn bản là: Người mẹ chọn, bày hoa cúng tết

Câu 4. Tác giả đã thể hiện tình cảm sâu sắc và đầy yêu thương với thú chơi ngày tết của người Hà Nội. Ông đã mô tả chi tiết về những trò chơi truyền thống như đá cầu, đánh cờ, đá gà, bắn pháo hoa và những trò chơi dân gian khác. Tác giả đã miêu tả những hình ảnh vui tươi, hồn nhiên và hạnh phúc của người dân khi tham gia những trò chơi này, tạo nên một không gian tươi vui, ấm áp và đậm đà nét văn hóa truyền thống của người Hà Nội.

Câu 5. 

+  Theo em, "thứ hoa đào phai" chưa phải loài hoa mà người bố thích nhất .

+ Vì loài hoa mà người bố thích nhất là hoa hải đường .Hoa hải đường còn một ưu điểm nữa là tươi lâu không kém gì hoa đào, cắm vào lọ từ trước Tết có khi đến rằm tháng giêng hoa vẫn còn tươi.

Câu 6. Trong phần 3, nếu cha chơi hoa theo cách truyền thống là chỉ cắm 1 loại hoa ở 1 bình thì người con lại muốn 1 bình hoa với nhiều loại hoa khác nhau, nhưng vẫn có 1 vài cành violet như cha yêu thích, từ đó vừa cho thấy sự tiếp nối giữa các thế hệ vừa thấy sự sáng tạo của lớp trẻ.

Câu 7. Người mẹ tinh tế, cẩn trọng trong việc chọn và bày hoa cúng Tết. Qua đó thấy được sự tinh tế về nét đẹp văn hoá của người Hà Nội trong việc ứng xử tâm linh.

Câu 8. Với mỗi người Việt Nam, thú chơi hoa ngày Tết đã trở thành một nghệ thuật, một nét đẹp gắn với bản sắc văn hóa dân tộc. Thú chơi hoa ngày tết không những thể hiện sự tinh tế của tâm hồn người Việt mà nó còn mang ý nghĩa sâu sa: “Mùa xuân sẽ mang tài lộc đến cho con người”. Bởi thế mà vào ngày Tết nhà nhà đều trang hoàng lộng lẫy bằng những chậu cây hoa cảnh tuyệt đẹp.

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1.

Với mỗi người Việt Nam, thú chơi hoa ngày Tết đã sớm trở thành một nghệ thuật, một nét đẹp gắn với bản sắc văn hóa dân tộc. Thú chơi hoa ngày tết không những thể hiện sự tinh tế trong tâm hồn người Việt mà nó còn mang ý nghĩa sâu sa: “Mùa xuân sẽ mang tài lộc đến cho con người”. Bởi thế mà vào ngày Tết nhà nhà đều trang hoàng lộng lẫy bằng những chậu cây hoa cảnh tuyệt đẹp, nhiều màu sắc, tất cả đều chứ đựng những tâm tư, cố gắng , nguyện cầu cho một năm mới tươi sáng, vui vẻ, hạnh phúc, may mắn. Tác phẩm “Hà Nội hoa ” của Nguyễn Văn Thọ đã nói về thú chơi hoa Tết của người Hà Nội. Viết Hà Nội hoa, tác giả đã cho ta thấy thú chơi hoa ngày Tết của người Hà Nội. Tác giả đã thể hiện thái độ trân trọng, yêu quý với thú chơi ngày tết của người Hà Nội. Theo nhân vật tôi, người cha thích nhất là thứ đào phai, vì sự sống của hoa đào phai làm ông phải gật gù, cái kiếp một bông hoa , một loài cây ,dâng hiến cho đời từng lớp, từng lớp, cả mầu lẫn cánh ... để cuối cùng hiện ra mầm sống mới , tựa hệt như vòng luân hồi của kiếp con người . Trong phần 3, nếu cha chơi hoa theo cách truyền thống là chỉ cắm một loại hoa ở một bình thì người con lại muốn một bình hoa với nhiều loại hoa khác nhau, nhưng vẫn có một vài cành violet như cha yêu thích, từ đó vừa cho thấy sự tiếp nối giữa các thế hệ vừa thấy sự sáng tạo của lớp trẻ. Qua văn bản “Hà Nội hoa” của Nguyễn Văn Thọ, cách chọn hoa cúng ngày tết của người mẹ cho thấy tình yêu và tâm huyết của người mẹ đối với truyền thống và văn hóa dân tộc. Người mẹ không chỉ đơn thuần chọn hoa để cúng, mà còn chăm sóc và trang trí những bình hoa một cách tỉ mỉ và tinh tế. Hành động này thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương của người mẹ đối với gia đình và sự kính trọng đối với các nghi lễ truyền . Bên cạnh đó, người mẹ với hiểu biết tinh tế, cẩn trọng trong việc lựa chọn và bày hoa cúng Tết sao cho phù hợp, đúng lễ nghi, lịch sự. Qua đó ta thấy được sự tinh tế về nét đẹp văn hoá của người  Hà Nội trong việc ứng xử tâm linh cũng như cẩn thận, nghiêm túc phát huy truyền thống đậm đà bản sắc. Với ngôn ngữ trong sáng, bình dị; giọng điệu tự nhiên, kết hợp linh hoạt giữa các yếu tố tự sự, thuyết minh và biểu cảm , tác phẩm đã thể hiện được những nét đẹp trong thú chơi hoa Tết của người Hà Nội. Qua đó, gợi ra tròng lòng người đọc thông điệp về giữ gìn các nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Câu 2.

Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa, Bác Hồ đã căn dặn: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Quả thực, đấu tranh cho bản sắc dân tộc cũng là một khía cạnh của bảo vệ độc lập của đất nước. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là nhiệm vụ hàng đầu của thế hệ trẻ ngày nay.

Văn hóa là một phạm trù rất rộng, bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần của con người. Ngôn ngữ, trang phục, hội họa, âm nhạc, phong cách sống,…đều là văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc chính là những nét riêng trong đời sống văn hóa, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc đồng nghĩa với trân trọng, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống.

Việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của mỗi con người trong bất cứ thời đại nào. Tuy nhiên, hiện nay điều này đang trở thành nhiệm vụ cấp bách hơn bao giờ hết. Toàn cầu hóa đang nối liền các nền văn hóa trên thế giới, cho con người cơ hội giao lưu, cởi mở. Để có thể tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại mà không trở thành những kẻ “mất gốc”, sính ngoại, cực đoan thì ta cần biết phát huy lòng tự tôn dân tộc, đề cao bản sắc. Giữ gìn bản sắc cho thấy tình yêu quê hương đất nước, tinh thần trách nhiệm, lòng biết ơn của mỗi con người. Đó là cách ta khẳng định vị thế quốc gia và của chính bản thân mình khi đứng trước thế giới rộng lớn. Văn hóa dễ đi vào lòng người, hấp dẫn công chúng nên đấu tranh trên mặt trận văn hóa cũng vô cùng cam go.

Ngày nay, đa phần các bạn trẻ đều ý thức được nghĩa vụ của mình trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Người trẻ biết đề cao tinh thần đoàn kết dân tộc, tận dụng mọi lợi thế để quảng bá vẻ đẹp của quê hương, xây dựng hình ảnh con người Việt Nam thân thiện – tài giỏi trong mắt bạn bè quốc tế. Thế hệ trẻ có quan điểm rõ ràng trong việc tiếp thu văn hóa nước ngoài, dựa trên gốc rễ dân tộc mà học tập. Văn hóa dân gian ngày càng được đề cao, làm mới mà không mất đi giá trị cốt lõi. Trong chương trình Rap Việt, các rapper như Mikelodic, Double2T đã đưa hình ảnh làng quê, vùng núi của Việt Nam vào những tiết mục của mình và nhận được sự ủng hộ của khán giả. Ngược lại, vẫn có một bộ phận người trẻ có tư duy bảo thủ, không chịu đổi mới hoặc coi thường truyền thống, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục.

Hành trình phát triển của đất nước là câu chuyện hàng ngàn năm. Đất nước độc lập, tự do thì con người mới hạnh phúc. Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, nâng tầm bản sắc văn hóa dân tộc.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved