logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Thu Uyên

04/05/2024

Anh/chị hãy viết đoạn văn dài khoảng 200 chữ phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm
Trả lời câu hỏi của Thu Uyên
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

04/05/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm là một trường ca sáng tác năm 1971, gồm 9 chương, trong đó chương "Đất nước" được coi là phản ánh sâu sắc về vai trò và hi sinh to lớn của nhân dân trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước. Tác giả đã thể hiện những xúc cảm và suy tưởng về đất nước một cách tự nhiên, không ồn ào, qua việc sử dụng hình ảnh phong phú và đa dạng. Bài thơ được viết bằng ngôn ngữ trữ tình, ca ngợi tinh thần yêu nước, lòng tự hào về dân tộc và đất nước. Nghệ thuật của bài thơ được thể hiện qua cách diễn đạt tự nhiên, không kém phần uyển chuyển và sâu lắng. Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về bài thơ này, việc phân tích từng chi tiết cụ thể trong từng chương là điều cần thiết để hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Câu trả lời uy tín

Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm luôn chảy trong dòng máu, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ gian khổ, có biết bao nhiêu bài thơ, bài văn ra đời để cổ vũ tinh thần chiến đấu cho quân và dân ta ngoài mặt trận. Một trong số các tác phẩm khơi gợi lòng yêu nước đó không thể không kể đến Trường ca Mặt đường khát vọng của tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Trường ca "Mặt Đường Khát Vọng" có sự đối xứng, mà chương "Đất Nước" ở trung điểm, nơi kết tụ từ những chương trước và tỏa lan tới những chương sau các sự kiện, vừa mang tính lịch sử vừa là thực tại của thời đại, liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc chiến tranh, một cách tuần tự, theo hướng đi lên chứ không phải theo hình parabol, tạo nên cao trào cho ý thơ phát triển, tuân thủ lớp lang tư duy thơ của tác giả, giữ được mạch thơ nhất quán. Tư tưởng xuyên suốt đoạn thơ, bao trùm toàn đoạn là tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”, chính quan niệm này, tư tưởng này đã chi phối gợi mở nguồn cảm hứng và giúp nhà thơ sáng tạo nên những hình tượng thơ mang đậm chất liệu của văn học dân gian. Tư tường “Đất Nước của Nhân dân” được biểu hiện bằng những hình ảnh, những chi tiết cụ thế. Mỗi hình tượng đều gợi nhớ những truyền thống cùa dân tộc, những sinh hoạt của nhân dân đậm đà tình nghĩa, đầy chất thơ. Câu thơ với số tiếng dài, ngắn linh hoạt tạo một nhịp điệu phóng khoáng cùng với một giọng kế tâm tình góp phần biểu hiện mạch cảm xúc tuôn chảy dạt dào khá tự do. Giọng thơ có nhiều chỗ trầm bổng, sâu lắng, thiết tha, âm vang càng lúc càng thấm sâu vào tâm hồn người đọc. Sự thay đổi kiểu câu, biến đổi giọng điệu linh hoạt làm tăng sức mạnh biểu hiện vừa trữ tình vừa giàu chất chính luận, khái quát, trí tuệ. Bài thơ rất giàu hình ảnh vừa giản dị, gần gũi, vừa có sức gợi cảm phong phú, gợi trí tường tượng người đọc liên tưởng đến những hình tượng trong ca dao, truyện cổ. dân ca. Nội dung tư tưởng này được thể hiện trong một hình thức nghệ thuật sinh động, thấm sâu vào từng hình ảnh, từng chi tiết, từng lời thơ. Cùng với tác giả khác cùng thời Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp một cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ mới lạ về tư tưởng yêu nước.

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved