19/09/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
19/09/2024
19/09/2024
$1$:
Trong lớp vỏ rễ cây thủy sinh đều có những khoang rỗng tương đối lớn giữa các tế bào, thông với nhau thành 1 hệ thống dẫn khí.
- Đặc biệt, biểu bì rễ cây là 1 lớp màng mỏng mờ đục, cho phép lượng ôxi ít ỏi hòa tan trong nước thấm qua (thẩm thấu) vào trong rễ. Trong các khoang rỗng giữa các tế bào, ôxi được phân tán đi khắp rễ, cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho bộ phận này hô hấp.
- Lớp biểu bì của thân thực vật thủy sinh cũng có tác dụng như rễ. Lớp cutin không phát triển hoặc hoàn toàn không có. Tế bào lớp vỏ chứa chất diệp lục có khả năng quang hợp, tự tạo chất hữu cơ. Nhờ có thể hô hấp bình thường, lại có “thức ăn để ăn” nên thực vật thủy sinh có thể sống lâu dài trong nước mà không bị thối rữa.
Ngoài ra, để thích nghi với môi trường nước, một số thực vật thủy sinh còn có cấu tạo đặc biệt. Ví dụ ở loài sen, trong ngó sen có nhiều lỗ to nhỏ khác nhau. Những lỗ này ăn thông với các lỗ trên cuống lá, đồng thời trong lá lại có nhiều khoang rỗng ăn thông với khí khống của lá. Vì vậy, ngó sen tuy nằm sâu trong bùn nhưng vẫn sống bình thường nhờ tự do thở qua lá.
a. - Ion $Mg^{2 +}$ và $NO^-_3$ có nồng độ trong tế bào rễ cao hơn trong dung dịch đất nên các ion này được rễ cây hấp thụ một cách chủ động qua kênh prôtêin.
- Quá trình hấp thu chủ động các ion này cần năng lượng ATP do tế bào rễ tạo ra. Do đó nếu điều kiện không thích hợp, lượng ATP giảm mạnh
- Sự hấp thụ các ion này giảm theo.
b. - Khi pH đất thấp, đất có nhiều ion $H^+$, loại ion này trao đổi với các ion khoáng dương trên bề mặt keo đất. Kết quả là các ion dương này bị đẩy ra dung dịch đất và dễ dàng bị rửa trôi.
Khi pH đất thấp, đất có nhiều ion $H^+$, ion $K^+$ sẽ được tăng cường hấp thụ vì: nồng độ $K^+$ trong dung dịch đất cao và $K^+$ được đồng vận chuyển cùng chiều với $H^+$
19/09/2024
1. Thực vật thủy sinh không bị thối rữa trong môi trường nước chủ yếu do chúng có cấu trúc tế bào và các cơ chế sinh lý đặc biệt giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây thối. Các tế bào của thực vật thủy sinh thường có lớp cutin hoặc lớp màng tế bào dày hơn, giúp bảo vệ chúng khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Hơn nữa, môi trường nước cũng giúp duy trì độ ẩm, giảm thiểu tình trạng khô héo và tổn thương tế bào.
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved