logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Anh chị suy nghĩ gì vể câu nói sau: "Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại" - Ngữ Văn 12

Admin FQA

16/09/2023, 17:34

Sống và cách sống luôn là nỗi trăn trở chung của cả nhân loại. Con người ta khi sinh ra, tâm hồn ai cũng như ai, vô tư, hồn nhiên. Thời gian trôi qua, tính cách mỗi con người dần phát triển, và cũng hoàn toàn khác nhau. Mọi người bắt đầu nghĩ về lợi ích riêng của mình, dần dần dẫn đến những hành động, lời nói bất lợi cho người khác, khiến người khác cảm thấy khó chịu. Đó chính là lòng ích kỉ. Con người ta có biết bao nhiêu tính xấu, nhưng ngẫm cho kĩ thì hình như mọi tính xấu của con người đều từ một gốc mà ra. Tham lam cũng bắt nguồn từ sự ích kỉ muốn vơ hết về mình. Lật lọng, tráo trở cũng bắt nguồn từ ích kỉ vì nhằm đến cái lợi riêng cho mình. Tự phụ, độc đoán, hiếu thắng, háo danh lúc nào cũng cho mình là nhất, xem thường người khác chẳng qua cũng chỉ biết có mỗi mình. Và chắc chắn rằng: “Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại”.

Có bao giờ bạn suy nghĩ đến cách sống của mình chưa? Có bao giờ bạn ngồi suy ngẫm rằng mình đã sống ra sao, đã cư xử với mọi người xung quanh như thế nào không? Tôi thì có đấy, nhưng tôi chỉ nghĩ đến nó khi chợt nhận ra rằng mọi người đang tránh xa tôi, đang rời khỏi tôi. Tôi tự thầm trách rằng tại sao lại đối xử với tôi như vậy. Chắc hẳn không riêng gì tôi, mà hầu hết mọi người sẽ nghĩ như thế trước tiên mà quên mất rằng bản thân mình đã làm gì cho họ, đã cư xử như thế nào? Như ông bà ta có câu: “Không có lửa làm sao có khói”. Vốn trong con người mỗi chúng ta, không nhiều thì cũng có một chút lòng ích kỉ. Người mà lúc nào cũng chỉ nghĩ về mình theo kiểu “Của mình thì giữ bo bo; Của họ thì bỏ cho bò nó ăn", sẽ có lúc bị người đời xa lánh và loại trừ thành “người thừa".

Các mối quan hệ trong xã hội như tình bạn, tình yêu, tình làng nghĩa xóm,... hay trong các mối quan hệ làm ăn đều phải dựa trên sự bình đẳng, sự chia sẻ, sự đồng cảm, đôi bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau mới bền vững lâu dài được. Không ai ngu ngốc đến mức để một người mang đến bất lợi bên cạnh mình mãi cả. Đã là “thừa” thì mang theo chỉ thêm nặng vai mà thôi. Tôi có một cô bạn từ câu chuyện mà cô ây tâm sự với tôi, tôi đã thấm thìa được một điều quan trong và rút ra cho mình một bài học quý giá. Cô ấy khá than với một người bạn và rất quý người bạn ấy. Mọi việc cô ấy làm đều nghĩ đến điều có lợi mà cả hai cùng nhận, và cô ấy đã rất vui khi mình giúp được người bạn đó. Nhưng người bạn đó luôn có thái độ hững hờ, thiếu quan tâm, không xem trọng những việc mà cả hai đang thực hiện, mới đầu cô nghĩ là do tính cách của người bạn đó như thế nên không để ý mà bỏ qua. Nhưng rồi cô ấy chợt nhận a rằng mình như một con ngốc, cứ cố gắng trải thảm đỏ cho người bạn đó bước qua một cách dễ dàng, để rồi nhận ra chỉ có mình là cố gắng còn người bạn kia chì lợi dụng và không hề xem trọng cô ấy. Cuối cùng cô ấy đã quyết định sẽ tiếp tục việc cả hai đang thực hiện nhưng cô ấy sẽ không trải thảm cho người bạn bước lên nữa, sẽ để người bạn tự làm mọi việc của mình, cô ấy sẽ không quan tâm hay giúp gì cho người bạn kia nữa. Đối với cô ấy giờ đây người bạn ấy chỉ như một người bình thường, thậm chí là một người dư ra trong cuộc sống của mình mà cô ấy muôn vứt bỏ đi. Liệu có phải người bạn kia thật ngu ngốc khi để mất một người bạn tốt như vậy, luôn sẵn lòng giúp mình. Đúng là con người thật phức tạp. Thật khó để biết cách sống, thật khó để chiến thắng bản thân. Người ta nói, sự nguy hiểm cúa lòng ích kỉ không thể lường trước được. Xã hội càng hiện đại, hạnh phúc gia đình càng dễ bị tan vỡ, tỉ lệ ly hôn càng cao. Chỉ bởi con người ta ích kỉ hơn, nghĩ đến cá nhân mình nhiều hơn. Tội nghiệp cho những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm và những ám ảnh tinh thần đến suốt cuộc đời. Nếu những người tham gia giao thông có ý thức tự bảo vệ tính mạng mình và cả của người khác hơn, thì tỉ lệ người bị chết và bị thương vong trong tai nạn giao thông sẽ không vượt qua tỉ lệ người đã thiệt mạng mỗi năm trong hai cuộc chiến tranh mà chúng ta đã trải qua. Nghe thật lạ phải không? Nhưng đó là sự thật đấy. Và nếu bớt đi những ham muốn cá nhân như cờ bạc, nghiện hút, lăng nhăng thì cuộc sống con người bình yên biết bao. Sự nguy hiểm của ích kỉ không chỉ dừng ở đó. Khi biến thành tệ nạn, tham nhũng, nó ảnh hưởng đến cả xã hội. Khi một số kẻ lợi dụng quyền hành dể tham nhũng, chúng không chỉ vô trách nhiệm với cộng đồng mà còn gây mất lòng tin của người dân với chính quyền, với Nhà nước. Tệ hơn nữa là nó dẫn đến nạn phân biệt chủng tộc, nội chiến, xung đột, chiến tranh, khủng bố khiến bao nhiêu người vô tội thiệt mạng. Sự ích kỉ của một con người thôi cũng đã đáng sợ, huống chi là sự ích kỉ của nhiều nhóm người, chỉ vì quyền lợi của cá nhân mà quên đi lợi ích chung của cộng đồng, còn khủng khiếp hơn. Cuộc sống hiện đại là thế, con người ta tranh chấp nhau, ganh đua nhau mà sống. Đã có nhiều người từng nói với tôi rằng, sống phải ích kỉ, phải biết nghĩ cho bản thân trước tiên. Tội rất hiểu câu nói đó. Sống luôn phải nghĩ về bản thân, nhưng không chỉ thế, ta còn phải nghĩ đến những người xung quanh. Hãy tưởng tượng nếu như những người bên cạnh ta luôn chỉ sống cho bản thân họ, chỉ biết đến lợi ích của họ thì liệu thái độ của bạn với họ sẽ như thế nào. Đối với người khác cũng thế thôi, cho dù đó là người tốt đến mức nào đi chăng nữa, cho dù ta luôn nói tình bạn không tính toán, không quan tâm đến lợi ích gì cả, nhưng ta cũng không nên quên đi rằng tình bạn có được nhờ vào tính cách của nhau, nhờ vào sự chân thành của mỗi người, sự bình đẳng trong mối quan hệ. Không ai cần một người bạn lúc nào cũng chỉ nghĩ đến mình mà quên đi người khác. Trong tình bạn còn có cái tình, cái nghĩa nhưng trong xã hội, trong kinh doanh thì cái tình, cái nghĩa rất lu mờ, thì người thừa thãi sẽ nhanh chóng bị loại ra. Bạn có muốn trở thành người đó không? Người được cho là người thừa với những người còn lại đấy. Người bị khai trừ, bị cô lập, bị tránh xa. Điều đó rất khủng khiếp, con người không thể sống mà không có bạn bè, không có người thân, không có xã hội. Vì thế đừng biến mình thành người thừa mà hãy làm người có ích cho gia đình, cho xã hội và trước hết đương nhiên là cho bản thân.

Nếu được quyền vứt đi một tính xấu của con người, tôi sẽ không ngần ngại vứt đi tính ích kỉ. Sống mở rộng lòng mình sẽ thấy thê' giới này thật bao la, rộng lớn, con người ta cũng sẽ cảm tháy thoai mái hơn. Tòi luôn ghi nhớ trong lòng câu nói của Bailey: “Khi bạn sinh ru, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người klióc còn bạn, bạn cười”. Đời sẽ đẹp hơn khi chúng ta sống đẹp hơn!

 

 
Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Càng tĩnh lặng bạn càng lắng nghe được nhiều hơn Viết bài văn khoảng 600 chữ bàn về câu nói sau: "Càng tĩnh lặng bạn càng lắng nghe được nhiều hơn" (B. Ram-đát)
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương” - Ngữ Văn 12 Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói “Người với người sống để yêu nhau”. Bạn hãy tưởng tượng trái đất này sẽ như thế nào nều không có tình yêu thương của nhân loại?
Nghị luận xã hội vể chiến tranh và hòa bình Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những nỗi đau về nó vẫn còn mãi. Nhân ngày thương binh liệt sĩ, em hãy nêu những suy nghĩ của em về chiến tranh và hòa bình.
Một số thanh niên hiện nay vẫn cho rằng: "Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc". Hãy dùng lập luận bác bỏ để phản bác tư tưởng đó - Ngữ Văn 12 Hạnh phúc là vấn đề luôn được mọi người quan tâm, đặc biệt là thanh niên khi họ bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống. Trong nhiều quan niệm về hạnh phúc của họ, có một quan niệm rất cần được trao đổi, làm rõ: “Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc”.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved