Admin FQA
30/12/2022, 13:17
Đề bài
Dựa vào hình 28.1 “Lược đồ địa hình Việt Nam” trong SGK kết hợp với kiến thức đã học, hãy cho biết:
- Địa hình nước ta chủ yếu là dạng địa hình gì (đồi núi và cao nguyên hay đồng bằng).
- Dạng địa hình chủ yếu chiếm khoảng mấy phần diện tích lãnh thổ. Nằm ở những phía nào của lãnh thổ.
- Giữa các bộ phận đồi núi lan sát ra biển và các đảo gần bờ có liên quan đến nhau như thế nào.
- Đặc điểm địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Nếu ta đi từ cực Nam của dãy Hoàng Liên Sơn ra biển theo chiều vĩ tuyến chúng ta sẽ gặp những dạng địa hình nào? Chúng thay đổi độ cao ra sao?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Kĩ năng khai thác lược đồ/bản đồ.
Lời giải chi tiết
- Địa hình nước ta chủ yếu là dạng địa hình đồi núi và cao nguyên.
- Địa hình đồi núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích lãnh thổ. Nằm chủ yếu ở phía tây.
- Các đảo gần bờ thực chất thuộc bộ phận núi lan sát ra biển nhưng do nước biển dâng lên kèm theo đó là sự xói mòn của đất đá hai bên, làm cho các đảo và đồi núi lan sát ra biển dần cách xa nhau.
- Đặc điểm địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung: có tổng diện tích khoảng 15 nghìn km2 và chia thành nhiều đồng bằng nhỏ do các dãy núi chạy theo hướng tây - đông lan sát ra biển. Rộng nhất là đồng bằng Thanh Hóa.
- Nếu đi từ cực Nam của dãy Hoàng Liên Sơn ra biển theo chiều vĩ tuyến chúng ta sẽ gặp lần lượt những dạng địa hình sau: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng, thềm lục địa. Độ cao của chúng thấp dần từ tây sang đông.
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved