Admin FQA
30/12/2022, 13:17
? trang 120
Trả lời câu hỏi trang 120 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hình 11.1 hãy trình bày cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo ẩm.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 và quan sát hình 9.2, hình 11.1.
Lời giải chi tiết:
Cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo ẩm:
- Con người khai thác tài nguyên đất, nước, rừng để hình thành các vùng trồng cà phê, ca cao, cao su, cọ dầu,... xuất khẩu.
- Khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, bô-xít,...
? trang 121
Trả lời câu hỏi trang 121 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hình 11.2, hãy trình bày cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới) và quan sát hình 9.2, hình 11.2.
Lời giải chi tiết:
Cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:
- Những nơi khô hạn: người dân chủ yếu trồng kê, chăn nuôi dê, cừu theo hình thức chăn thả.
- Khu vực phía đông (mưa nhiều hơn): trồng cây ăn quả và cây công nghiệp xuất khẩu (điển hình là cây cà phê), chăn nuôi gia súc.
- Những khu vực tập trung khoáng sản: con người tiến hành khai thác, chế biến để xuất khẩu.
? trang 122
Trả lời câu hỏi trang 122 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát hình 11.3, hình 11.4, hãy nêu những thế mạnh nổi bật của môi trường thiên nhiên hoang mạc được người dân khai thác.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 3 (Khai thác thiên nhiên ở môi trường hoang mạc) và quan sát hình 11.3, hình 11.4.
Lời giải chi tiết:
Thế mạnh nổi bật của môi trường thiên nhiên hoang mạc được người dân khai thác:
- Con người khai thác tài nguyên nước, sinh vật để phát triển chăn nuôi du mục.
- Tại các ốc đảo (nơi có mạch nước ngầm), người dân trồng chà là, cam, chanh, lúa mạch,...
- Trong môi trường hoang mạc có 1 số khoáng sản với trữ lượng lớn, đặc biệt là dầu mỏ => Con người đã khai thác để xuất khẩu.
- Tận dụng sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhiều nước đầu tư hệ thống tưới tiêu, cải tạo hoang mạc thành đồng ruộng để trồng trọt.
- Nhiều quốc gia tận dụng cảnh quan hấp dẫn để thu hút khác du lịch tới tham quan.
? trang 123
Trả lời câu hỏi trang 123 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hình 11.6, hãy cho biết nét nổi bật trong khai thác thiên nhiên ở môi trường địa trung hải.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 4 (Khai thác thiên nhiên ở môi trường địa trung hải) và quan sát hình 9.2, hình 11.6.
Lời giải chi tiết:
Nét nổi bật trong khai thác thiên nhiên ở môi trường địa trung hải:
- Người dân đã khai thác đặc điểm thiên nhiên về nhiệt độ, lượng mưa, đất và sinh vật để trồng cây ăn quả cận nhiệt như: nho, ô liu, cam, chanh và cây lương thực như lúa mì, ngô.
- Dựa vào khoáng sản có sẵn người dân cũng đã tiến hành khai thác và xuất khẩu phốt phát, khí đốt, dầu mỏ.
Luyện tập
Giải bài luyện tập 1 trang 123 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Hãy lập bảng theo mẫu sau để thấy được cách thức người dân khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau ở châu Phi.
Môi trường | Cách thức khai thác thiên nhiên |
Xích đạo | ? |
Nhiệt đới | ? |
Hoang mạc | ? |
Địa trung hải | ? |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên.
Giải chi tiết:
Môi trường | Cách thức khai thác thiên nhiên |
Xích đạo | - Con người khai thác tài nguyên đất, nước, rừng để hình thành các vùng trồng cà phê, ca cao, cao su, cọ dầu,... xuất khẩu. - Khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, bô-xít,... |
Nhiệt đới | - Những nơi khô hạn: người dân chủ yếu trồng kê, chăn nuôi dê, cừu theo hình thức chăn thả. - Khu vực phía đông (mưa nhiều hơn): trồng cây ăn quả và cây công nghiệp xuất khẩu (điển hình là cây cà phê), chăn nuôi gia súc. - Những khu vực tập trung khoáng sản: con người tiến hành khai thác, chế biến để xuất khẩu. |
Hoang mạc | - Con người khai thác tài nguyên nước, sinh vật để phát triển chăn nuôi du mục. - Tại các ốc đảo (nơi có mạch nước ngầm), người dân trồng chà là, cam, chanh, lúa mạch,... - Trong môi trường hoang mạc có 1 số khoáng sản với trữ lượng lớn, đặc biệt là dầu mỏ => Con người đã khai thác để xuất khẩu. - Tận dụng sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhiều nước đầu tư hệ thống tưới tiêu, cải tạo hoang mạc thành đồng ruộng để trồng trọt. - Nhiều quốc gia tận dụng cảnh quan hấp dẫn để thu hút khác du lịch tới tham quan. |
Địa trung hải | - Người dân đã khai thác đặc điểm thiên nhiên về nhiệt độ, lượng mưa, đất và sinh vật để trồng cây ăn quả cận nhiệt như: nho, ô liu, cam, chanh và cây lương thực như lúa mì, ngô. - Dựa vào khoáng sản có sẵn người dân cũng đã tiến hành khai thác và xuất khẩu phốt phát, khí đốt, dầu mỏ. |
Giải bài luyện tập 2 trang 123 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Hãy nêu giải pháp để hạn chế tình trạng hoang mạc hóa ở môi trường hoang mạc châu Phi.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân.
Giải chi tiết:
Giải pháp để hạn chế tình trạng hoang mạc hóa ở môi trường hoang mạc châu Phi:
- Cải tạo hoang mạc thành đất trồng.
- Tăng cường trồng rừng để giảm tác hại của các cơn bão bụi.
- Tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, xây dựng các công trình thủy lợi để giữ nước.
- Phát triển những khu vực rìa sa mạc.
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 123 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Hãy thu thập thông tin về cách thức người dân khai thác các tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Các thức người dân vùng ngoại thành Hà Nội khai thác tài nguyên thiên nhiên:
- Người dân vùng ven sông thường trồng lúa nước dựa theo thời tiết. Thường có 2 vụ lúa chính là vụ hè - thu và vụ đông - xuân kết hợp với một vụ trồng màu có thể là ngô, lạc, đậu tương,...
- Vào mùa đông, người dân tận dụng khí hậu lạnh để trồng các loại rau ôn đới.
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên - CD
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved