logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

2. Bài 15. Sinh quyển

Admin FQA

30/12/2022, 13:15

Câu 1 1.1

1.1 Sinh quyển có khả năng tích lũy năng lượng là nhờ quá trình nào?

A. Quá trình thoát hơi sinh lí.

B. Quá trình trao đổi chất dinh dưỡng. 

C. Quá trình quang hợp.

D. Quá trình tạo ra khí ô-xy.

Phương pháp giải:

Đọc lại thông tin về đặc điểm sinh quyển mục 2 SGK trang 47.

Lời giải chi tiết:

Sinh quyển có khả năng tích lũy năng lượng. Nhờ có khả năng quang hợp, cây xanh có thể tạo ra vật chất hữu cơ từ vật chất vô cơ. Sau đó năng lượng này được chuyển cho các cơ thể khác trong quá trình dinh dưỡng…

=> Chọn đáp án C.

Câu 1 1.2

Đa số sinh vật có thể tồn tại được ở ngưỡng giới hạn nhiệt độ nào dưới đây?

A. 0 – 350C.

B. 0 – 400C.

C. 0 – 500C.

D. Trên 500C.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục “Em có biết?” trang 47 SGK

Lời giải chi tiết:

Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 400C. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao (như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 – 900C) hoặc nơi có nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ  – 270C).

=> Chọn đáp án B

Câu 1 1.3

Nhân tố tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển và quy định vùng phân bố của sinh vật là

A. địa hình.

B. nhiệt độ.

C. độ pH đất.

D. dinh dưỡng.

Phương pháp giải:

Đọc lại thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật

Lời giải chi tiết:

- Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, ánh sáng,…

+ Nhiệt độ: tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển (nảy mầm, ra hoa, sinh sản,…) và quy định vùng phân bố của sinh vật. Loài cây ưa nhiệt phân bố ở vùng nhiệt đới, loài chịu lạnh phân bố ở vùng vĩ độ cao và các vùng núi cao lạnh giá.

+ Ánh sáng: Tác động đến quá trình quang hợp của cây xanh (Cây ưa sáng phát triển ở nơi có đầy đủ ánh sáng, cây ưa bóng sống trong bóng râm, dưới tán lá cây khác).

- Nước: Nguyên liệu cho cây quang hợp, phương tiện vận chuyển và trao đổi khoáng, chất hữu cơ, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật.

- Đất: Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.

- Địa hình: Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới phân bố thực vật ở vùng núi.

+ Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi nên thành phần thực vật cũng thay đổi, tạo thành các vành đai khác nhau.

+ Sườn đón gió, đón nắng và sườn khuất gió, khuất nắng cũng có sự khác biệt về nhiệt, ẩm, lượng mưa nên độ cao của các vành đai thực vật cũng khác nhau ở hai sườn.

- Sinh vật:

+ Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật.

+ Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật.

- Con người: Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phân bố sinh vật thông qua các hoạt động kinh tế.

=> chọn đáp án B

Câu 1 1.4

Nhận định nào sau đây không chính xác về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển, phân bố của sinh vật?

A. Độ ẩm và hướng sườn không ảnh hưởng đến nhiệt độ, nhiệt độ và độ ẩm mà thực vật nhận được.

B. Độ phì có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển và phân bố của thực vật.

C. Nước là nguyên liệu quan trọng cho thực vật thực hiện quá trình quang hợp. 

D. Nhiệt độ đã tác động đến quá trình sinh trưởng của thực vật.

Phương pháp giải:

Đọc lại thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật

Lời giải chi tiết:

- Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, ánh sáng,…

+ Nhiệt độ: tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển (nảy mầm, ra hoa, sinh sản,…) và quy định vùng phân bố của sinh vật. Loài cây ưa nhiệt phân bố ở vùng nhiệt đới, loài chịu lạnh phân bố ở vùng vĩ độ cao và các vùng núi cao lạnh giá.

+ Ánh sáng: Tác động đến quá trình quang hợp của cây xanh (Cây ưa sáng phát triển ở nơi có đầy đủ ánh sáng, cây ưa bóng sống trong bóng râm, dưới tán lá cây khác).

- Nước: Nguyên liệu cho cây quang hợp, phương tiện vận chuyển và trao đổi khoáng, chất hữu cơ, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật.

- Đất: Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.

- Địa hình: Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới phân bố thực vật ở vùng núi.

+ Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi nên thành phần thực vật cũng thay đổi, tạo thành các vành đai khác nhau.

+ Sườn đón gió, đón nắng và sườn khuất gió, khuất nắng cũng có sự khác biệt về nhiệt, ẩm, lượng mưa nên độ cao của các vành đai thực vật cũng khác nhau ở hai sườn.

- Sinh vật:

+ Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật.

+ Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật.

- Con người: Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phân bố sinh vật thông qua các hoạt động kinh tế.

=> chọn đáp án A


 

1.5

Thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật chủ yếu do

A. thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật.

B. thực vật là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật

C. sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật.

D. Sự phát tán một số loại thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ.

Phương pháp giải:

Dựa vào tác động của thực vật đến động vật

Lời giải chi tiết:

- Sinh vật:

+ Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật.

+ Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật.

=> Chọn đáp án A

Câu 1 Câu 2

Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa lại các câu sai.

a. Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn sinh thái nhất định.

b. Những nơi có nguồn nước dồi dào, sinh vật rất phát triển.

c. Cấu trúc của đất, độ pH đất, độ phì chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển chứ không ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật.

d. Địa hình ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật thông qua độ cao.

e. Thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của động vật.

g. Con người vừa có ảnh hưởng tích cực vừa có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phân bố sinh vật.

Phương pháp giải:

- Đọc các câu a, b, c, d, e, g.

- Dựa vào kiến thức đã học để nhận xét câu nào đúng, câu nào sai và sửa lại câu sai cho đúng.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: a, b, e, g: Đúng; c, d: Sai

- Sửa

c. Cấu trúc của đất, độ pH đất, độ phì ảnh hưởng tới sự phát triển và sự phân bố của thực vật.

d. Địa hình ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật thông qua độ cao, độ dốc và hướng sườn.

Câu 3

Sinh quyển có vai trò như thế nào đến quá trình hình thành đất?

Phương pháp giải:

Đọc lại ảnh hưởng của sinh vật đến quá trình hình thành đất và liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

- Tham gia vào quá trình phong hóa sinh học.

- Điều hòa nhiệt độ đất.

- Giúp giữ đất, hạn chế xói mòn và sạt lở đất.

- Cung cấp tàn tích sinh vật để tạo chất hữu cơ cho đất, là một trong hai thành phần quan trọng nhất để hình thành đất

Câu 4

Tại sao chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, còn cà phê trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên?

Phương pháp giải:

Liên hệ với các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hình thành đất ở các vùng TDMNBB và TN, đặc điểm sinh thái của cây chè và cà phê.

Lời giải chi tiết:

- Cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ do vùng này có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè:

+ Chè là cây có nguồn gốc cận nhiệt, trong khi đó TDMNBB có khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có 1 mùa đông lạnh.

+ Diện tích đất feralit lớn phát triển trên đá vôi

+ Địa hình nhiều đồi thấp, thuận lợi để thành lập các vùng chuyên canh.

+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng chè (do chè là cây công nghiệp truyền thống của vùng).

+ Nguồn nước dồi dào với các hệ thống sông lớn: sông Hồng, sông Đà,…

- Cây cà phê được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên do vùng này có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê:

+ Khí hậu cận xích đạo với 2 mùa rõ rệt (phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây cà phê, mùa khô thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản cà phê).

+ Địa hình với các cao nguyên cao trên 1000m, đất badan với tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung trên một khu vực rộng lớn => thuận lợi để thành lập các nông trường và vùng chuyên canh cà phê với quy mô lớn.

Câu 5

Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thiện đoạn văn dưới đây:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn để điền các cụm thích hợp cho trước từ vào chỗ chấm.

Lời giải chi tiết:

(1) bộ phận cấu tạo.

(2) sự sống.

(3) lớp ô-dôn.

(4) vỏ phong hóa

Fqa.vn

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved