Admin FQA
26/09/2023, 19:38
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 74 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 19.1, 19.2 hãy trình bày những sự kiện tiêu biểu trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến.
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 1 trang 73, 74 SGK
Lời giải chi tiết:
Những sự kiện tiêu biểu trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến:
- Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa)
- Năm 1418, Lê Lợi tập hợp hào kiệt bốn phương dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
- Gặp nhiều khó khăn, thử thách, phải rút lên núi Chí Linh (Thanh Hóa) vào các năm 1418, 1419, 1423 và chịu nhiều tổn thất.
- Giữa năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và quân Minh chấp thuận, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn khôi phục và củng cố lực lượng.
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 74 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin, hãy trình bày hoạt động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm 1424, 1425.
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 2 trang 74 SGK
Lời giải chi tiết:
Hoạt động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm 1424, 1425:
- Cuối năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời vùng núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An.
- Sau đó Lê Lợi dẫn quân vào miền Tây Nghệ Anh và giành được những thắng lợi ở Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải,...Trong một thời gian ngắn, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ phần lớn Nghệ An.
- Tháng 8-1423, nghĩa quân từ Nghệ An tiến vào giải phóng Tân Bình (Quảng Bình, Quảng Trị) và Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế).
- Trong vòng 10 tháng, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
? mục 3
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 74 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát lược đồ 19, hãy trình bày một số sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn năm 1426 đến năm 1427.
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung trang 74, 75 SGK Lịch sử
Lời giải chi tiết:
- Tháng 9-1426, nghĩa quân Lam Sơn tấn công ra Bắc với 3 đạo quân chính. Nghĩa quân giành thắng lợi trong nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.
- Cuối năm 1426, trong trận Tốt Động-Chúc Động, nghĩa quân đã phục kích, đánh tan quân trên 5 vạn quân Minh, tướng Vương Thông phải tháo chạy.
- Tháng 10-1427, khoảng 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và Mộc Thanh chỉ huy chia làm hai đường tiến vào Đại Việt. Nghĩa quân tổ chức, phục kích và tiêu diệt Liễu Thăng cùng toán quân tiên phong, Mộc Thạch sợ hãi rút quân về nước, Vương Thông chấp nhận nghị hòa.
- Ngày 10-12-1427, diễn ra hội thề giữa bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn và đại diện quân Minh.
- Ngày 3-1-1428, toán quân Minh cuối cùng rút về nước, đất nước sạch bóng quân thù. Khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi
? mục 4
Trả lời câu hỏi mục 4 trang 76 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin, tư liệu hãy:
- Giải thích nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 4 trang 76 SGK Lịch sử
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Bắt nguồn từ truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc
- Sự lãnh đạo và nghệ thuật quân sự tài tình, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân mà đại diện là Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,..
Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh
- Khôi phục độc lập dân tộc
- Đưa đến sự thành lập vương triều Lê sơ, mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt.
Luyện tập Câu 1
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 76 SGK Lịch sử và Địa lí 7
1. Lập bảng thống kê các giai đoạn chống quân Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung trang 73, 74, 75 SGK Lịch sử 7 Cánh Diều
Lời giải chi tiết:
Giai đoạn đầu (1418-1423) | 1424-1425 | 1426-1427 |
- Năm 1416 Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người) - Năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương. - Năm 1416 Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người) - Năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương. - Năm 1421 Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh | - Năm 1423 Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh - Năm 1424 Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an - Năm 1425 Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa | - Tháng 9-1426 Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc - Tháng 11.1426 Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động Tháng 10.1427 Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc - Tháng 12.1427 Hội thề Đông Quan diễn ra, quan Minh rút quân về nước. |
Vận dụng Câu 2
2. Hãy đánh giá vai trò của một số nhân vật trong khởi nghĩa Lam Sơn như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,...
Vai trò của Lê Lợi:
- Tạo dựng nên cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Đánh tan Quân xâm lược Minh với đường lối và chiến thuật đúng đắn
- Đóng góp nhiều công sức vào cuộc khởi nghĩa.....
Vai trò của Nguyễn Trãi:
- Hiến kế sách, cổ vũ tinh thần của nghĩa quân qua bài Bình Ngô Đại cáo.
+ Nhà cố vấn, ngoại giao trong cuộc kháng chiến
+là người phò tá đắc lực của Lê Lợi
Vai trò của Nguyễn Chích:
Đề nghị tạm rời vùng núi từ Thanh Hóa chuyển quân vào Nghệ An, là nơi đất rộng người đông và cũng rất hiểm yếu.
=> Đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động
Vận dụng
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 76 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một trong số những nhân vật lịch sử có công lao trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Phương pháp giải:
Tìm tư liệu về một số nhân vật công thần với triều Lê sơ: Nguyễn Chích, Lê Sát, Nguyễn Trãi…
Lời giải chi tiết:
Thái bảo Cảnh Quốc công Lê Sát
Ông người làng Bỉ Ngũ, hương Lam Sơn, huyện Lương Giang. Ông là một trong những người đầu tiên hăng hái tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông là người rất có tài cầm quân nên được Lê Lợi trao quyền chỉ huy một trong những cơ ngũ của nghĩa quân Lam Sơn, liên tiếp lập được nhiều công lớn. Năm 1427 ông được phong hàm Thiếu úy – Tư Mã. Năm 1429, nhà Lê triều lập biển khắc tên 93 khai quốc công thần, Lê Sát vinh dự được xếp hàng thứ hai.
Năm 1433 Lê Sát được phong Đại Tư Đồ. Năm 1434 ông được trao quyền Tể tướng. Ông là cố mệnh đại thần,một lòng trung với vua, nhưng tính tình nóng nảy, giết oan Nhân Chú nên vua cho là lộng quyền. Năm 1437 vua Lê Thái Tông cho ông được tự vẫn tại nhà. Năm 1484, đời vua Lê Thánh Tông cho rằng ông là người có công, chết không đáng tội nên truy tặng Thái Bảo Cảnh Quốc Công. Đền thờ ông ở xã Định Hải, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved