logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Bài tập 1 trang 35 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Admin FQA

25/09/2023, 14:47

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Đọc lại bài thơ Mùa xuân nho nhỏ trong SGK (tr. 90 - 91) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Hoàn cảnh đó góp phần giúp người đọc hiểu hơn bài thơ như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và chỉ ra hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Cho biết ý nghĩa của hoàn cảnh sáng tác đối với bài thơ đó.

Lời giải chi tiết:

+ Hoàn cảnh sáng tác: “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác vào tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi nhà thơ qua đời.

+ Ý nghĩa hoàn cảnh sáng tác: hoàn cảnh ra đời của bài thơ giúp chúng ta hiểu “Mùa xuân nho nhỏ” như một lời tâm niệm thiết tha của nhà thơ trước lúc từ giã cõi đời; thể hiện quan niệm sống muốn được cống hiến cho đất nước, góp sức nhỏ của mình vào sự phát triển chung của cả dân tộc.

Câu 2

Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã cảm nhận bức tranh mùa xuân bằng những giác quan nào?

Phương pháp giải:

Đọc khổ thơ đầu và xác định nhà thơ cảm nhận mùa xuân qua những giác quan nào

Lời giải chi tiết:

Nhà thơ cảm nhận mùa xuân bằng thị giác, thính giác, xúc giác 

Câu 3

Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ có những hình ảnh mùa xuân nào? Từ việc chỉ ra những hình ảnh đó, em hãy cho biết bố cục của bài thơ được triển khai ra sao.

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ và tìm ra các hình ảnh được tác giả miêu tả. Từ đó chỉ ra bố cục của bài thơ

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh: sông xanh, hoa tím, chim chiền chiện, giọt long lanh, mùa xuân, người cầm súng, lộc, đất nước, vì sao, con chim, nhành hoa, nốt trầm, nước non, xứ Huế

- Bố cục của bài thơ: Bài thơ có thể được chia làm 4 phần:

+ Phần 1: Khổ thơ đầu: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời.

+ Phần 2: Khổ 2 và 3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước, con người.

+ Phần 3: Khổ thơ 4 và 5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ.

+ Phần 4: Khổ thơ cuối: Lời ca ngợi quê hương đất nước qua điệu ca Huế.

Câu 4

Em hãy liệt kê những hình ảnh nhà thơ sử dụng để bộc lộ khát vọng được hòa nhập, được cống hiến cho đời

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ và chỉ ra những hình ảnh nhà thơ dùng để nói về khát vọng hòa nhập, cống hiến cho đời

Lời giải chi tiết:

Các hình ảnh nhà thơ dùng để nói về khát vọng hòa nhập, cống hiến cho đời là hình ảnh con chim, nhành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ, tuổi hai mươi, tóc bạc 

Câu 5

Chỉ ra các biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau và nêu tác dụng của chúng:

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Phương pháp giải:

Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

+ Nghệ thuật so sánh: đất nước như vì sao.

Tác dụng: biện pháp so sánh đã cho thấy đất nước trường tồn, tráng lệ, đang vươn lên để hướng về một tương lai tươi sáng. Qua đây, ta thấy niềm tự hào, tin tưởng của tác giả về đất nước Việt Nam giàu đẹp, khẳng định sự trường tồn của dân tộc.

+ Nghệ thuật nhân hóa: cứ đi lên phía trước

Tác dụng: biện pháp nhân hóa đã khẳng định hành trình đi tới tương lai của dân tộc ta mãi vững bền. Đồng thời thể hiện niềm tin sắt đá của tác giả nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung về một tương lai giàu mạnh của đất nước.

Câu 6

Theo em, từ xôn xao trong dòng thơ: Tất cả như xôn xao có thể thay thế bằng từ lao xao được không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc câu thơ và xem xét xem từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao” được hay không

Lời giải chi tiết:

Từ lao xao không thể thay thế cho từ xôn xao vì tuy cả hai từ đều là từ láy mô phỏng âm thanh nhưng từ lao xao chỉ gợi tả được âm thanh của cảnh vật bên ngoài; còn từ xôn xao không chỉ tả âm thanh của cảnh mà còn gợi được âm vang bên trong của tâm hồn con người - đó là tâm trạng vui tươi, náo nức khi mùa xuân về.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bài tập 3 trang 36 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc lại bài thơ Gò Me trong SGK (tr. 93) và trả lời các câu hỏi: Tìm những hình ảnh miêu tả ánh sáng, âm thaanh và không gian miền quê Gò Me trong khổ thơ đầu:
Bài tập 4 trang 36 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc lại bài thơ Chiều biên giới trong SGK (tr. 104) và trả lời các câu hỏi: Dòng thơ Chiều biên giới em ơi được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ gợi cho em cảm nhận gì về tình cảm của tác giả ẩn chứa trong đó?
Bài tập 5 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Nhớ mưa quê hương của Lê Anh Xuân và trả lời các câu hỏi: Những dòng thơ mở đầu: Quê nội ơi/ Mấy năm trời xa cách/ Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi/ Nghe tiếng trời gầm xa lắc... / Cớ sao lòng thấy nhớ thương đã giúp em hình dung như thế nào về không gian, thời gian, tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng mưa?
Bài tập 6 trang 38 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi: Những hình ảnh nào cho thấy người mẹ đã không quản ngại khó khăn, vất vả để chăm lo cho các anh bộ đội?
Bài tập 7 trang 39 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến và trả lời các câu hỏi: Nhan đề Tổ quốc nhìn từ biển gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved