logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Bài tập 5 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Admin FQA

25/09/2023, 14:49

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Nhớ mưa quê hương của Lê Anh Xuân và trả lời các câu hỏi:

Quê nội ơi

Mấy năm trời xa cách

Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi

Nghe tiếng trời gầm xa lắc...

Cớ sao lòng thấy nhớ thương


Ôi cơn mưa quê hương

Đã ru hát hồn ta thuở bé,

Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé:

Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa,

Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa

Ta yêu quá như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết

Như tre, dừa, như làng xóm quê hương

Như những con người - biết mấy yêu thương 

(Lê Anh Xuân, Nhớ mưa quê hương, in trong Thơ Việt Nam 1945 - 1975, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1976, tr. 379)

Câu 1

Những dòng thơ mở đầu: Quê nội ơi/ Mấy năm trời xa cách/ Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi/ Nghe tiếng trời gầm xa lắc... / Cớ sao lòng thấy nhớ thương đã giúp em hình dung như thế nào về không gian, thời gian, tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng mưa?

Phương pháp giải:

Trình bày cảm nhận của bản thân về không gian, thời gian, tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng mưa trong những dòng thơ đầu.

Lời giải chi tiết:

+ Không gian: im ắng, quạnh vắng, có tiếng mưa rơi

+ Thời gian: đêm tối

+ Tâm trạng của nhà thơ: cảm thấy thương nhớ quê hương vô cùng

Câu 2

Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ: Ôi cơn mưa quê hương/ Đã ru hát hồn ta thuở bé,/ Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé

Phương pháp giải:

Trình bày cảm nhận của bản thân về những câu thơ được đưa ra trong SBT

Lời giải chi tiết:

Những câu thơ đã giúp ta hiểu rằng nhà thơ đã từng có một thời thơ bé với biết bao kỉ niệm với những cơn mưa. Cơn mưa như làn điệu hát ru tâm hồn nhà thơ trong những ngày thuở bé, ấp ôm cho tác giả một tình yêu sâu sắc từ thuở chớm bé với những hạt mưa quê và dấu ấn không thể nào phai về quê nội của mình.

Câu 3

Đoạn thơ đã khơi gợi trong em tình cảm với quê hương, đất nước như thế nào?

Phương pháp giải:

Nêu tình cảm với quê hương, đất nước của bản thân sau khi đọc xong đoạn thơ.

Lời giải chi tiết:

Đoạn thơ giúp em thêm yêu quý và gắn bó với quê hương, đất nước, giúp em biết trân trọng quá khứ, trân trọng tuổi thơ và nhắc nhở em phải luôn dành riêng một vị trí đặc biệt cho quê hương ở trái tim mình vì tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng và chân thành nhất.

Câu 4

Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó:

Ta yêu quá như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yếu gì thân thiết

Như tre, dừa, như làng xóm quê hương

Như những con người - biết mấy yêu thương

Phương pháp giải:

Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Lời giải chi tiết:

+ Biện pháp so sánh: Ta yêu quá như lần đầu mới biết / Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết / Như tre, dừa, như làng xóm quê hương / Như những con người - biết mấy yêu thương

+ Biện pháp điệp ngữ: Ta yêu, như

Tác dụng: tác giả đã nhấn mạnh, tô đậm tình yêu của mình đối với cơn mưa quê hương, với những sự vật và con người hết sức gần gũi của quê hương.

Câu 5

Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng rất nhiều từ ngữ chỉ mức độ cao của đặc điểm, trạng thái nhằm nhấn mạnh tình cảm sâu nặng, da diết với quê hương. Em hãy liệt kê những từ ngữ đó

Phương pháp giải:

Liệt kê những từ ngữ chỉ mức độ cao của đặc điểm, trạng thái được tác giả sử dụng trong đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ chỉ mức độ cao của đặc điểm, trạng thái: mấy năm trời, xa lắc, thấm nặng lòng ta, yêu quá, biết mấy yêu thương,...

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bài tập 2 trang 35 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc lại bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (từ Ta làm con chim hót đến hết) trong SGK (tr.91) và trả lời các câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong khổ thơ sau:
Bài tập 3 trang 36 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc lại bài thơ Gò Me trong SGK (tr. 93) và trả lời các câu hỏi: Tìm những hình ảnh miêu tả ánh sáng, âm thaanh và không gian miền quê Gò Me trong khổ thơ đầu:
Bài tập 4 trang 36 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc lại bài thơ Chiều biên giới trong SGK (tr. 104) và trả lời các câu hỏi: Dòng thơ Chiều biên giới em ơi được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ gợi cho em cảm nhận gì về tình cảm của tác giả ẩn chứa trong đó?
Bài tập 6 trang 38 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi: Những hình ảnh nào cho thấy người mẹ đã không quản ngại khó khăn, vất vả để chăm lo cho các anh bộ đội?
Bài tập 7 trang 39 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến và trả lời các câu hỏi: Nhan đề Tổ quốc nhìn từ biển gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved