logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

Admin FQA

19/09/2023, 16:40

Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể quanh giá trị cân bằng tương ứng với sức chứa của môi trường (sinh sản cân bằng với tử vong).

Có 2 kiểu biến động số lượng: biến động không theo chu kỳ và biến động theo chu kỳ.

Biến động không theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, không kiểm soát được như thiên tai, dịch bệnh.

Biến động theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố biến đổi có chu kỳ như chu kỳ ngày đêm, chu kỳ tuần trăng và hoạt động của thủy triều, chu kì mùa, chu kỳ nhiều năm.

Hai nhóm nhân tố sinh thái gây nên biến động số lượng cá thể của quần thể là các nhân tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh.

Các nhân tố vô sinh tác động trực tiếp và một chiều lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, mức sinh sản của cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp, ...

Các nhân tố hữu sinh như sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, mức sinh sản và mức độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể ... là các yếu tố bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể. Ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm kiếm thức ăn, nơi ở, nơi đẻ trứng, khả năng sinh sản và nở trứng, khả năng sống sót của con non,... 

Ý nghĩa những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể: giúp xác định đúng lịch thời vụ, để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất trong năm, nhằm đạt được năng suất cao: chủ động trong việc hạn chế sự phát triển quá mức của các loài sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái: chủ động nhân giống chọn lọc tạo ra giống mới thích nghi với môi trường.

Quần thể điều chỉnh số lượng cá thể bằng các cơ chế: Cạnh tranh, Di cư, Vật ăn thịt, vật kí sinh, dịch bệnh.

Trong tự nhiên, quần thể có xu hướng điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể ở mức cân bằng.

Sơ đồ tư duy Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật:

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Quan sát hình 39.1b và cho biết vì sao số lượng thỏ và mèo rừng lại tăng và giảm theo chu kỳ gần giống nhau. Quan sát hình 39.1b và cho biết vì sao số lượng thỏ và mèo rừng lại tăng và giảm theo chu kỳ gần giống nhau.
Hãy nêu những nguyên nhân gây nên sự biến động số lượng cá thể của các quần thể theo chu kỳ và không theo chu kỳ (trong các ví dụ đã nêu ở phần I) theo gợi ý ở bảng 39. Hãy nêu những nguyên nhân gây nên sự biến động số lượng cá thể của các quần thể theo chu kỳ và không theo chu kỳ (trong các ví dụ đã nêu ở phần I) theo gợi ý ở bảng 39.
Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng như thế nào tới trạng thái cân bằng của quần thể? Lấy ví dụ minh họa. Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng như thế nào tới trạng thái cân bằng của quần thể? Lấy ví dụ minh họa.
Bài 1 trang 174 SGK Sinh 12 Bài 1 trang 174 SGK Sinh 12
Bài 2 trang 174 SGK Sinh 12 Bài 2 trang 174 SGK Sinh 12
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved