logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Bình luận về đức tính khiêm tốn - Ngữ Văn 12

Admin FQA

16/09/2023, 10:02

Một trong những đức tính tốt đẹp của mỗi người là khiêm tốn. Trẻ em, người lớn, người già, học trò, kẻ sĩ, người dân, kẻ làm quan, vị lãnh đạo... đều phải khiêm tốn, tu dưỡng đức tính khiêm tốn.

Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người. Các biểu hiện của đức tính khiêm tốn: lời lẽ khiêm tốn, cử chỉ, hành động khiêm tốn, thái độ, cách ứng sử khiêm tốn, cách sống khiêm tốn,...

Người có nhân cách, có phẩm hạnh mới khiêm tốn. Người có học, có lòng tự trọng, có nhân cách văn hóa mới khiêm tốn. Trái với khiêm tốn là kiêu ngạo, kiêu căng, coi trời bằng vung, coi thường mọi người.

Có khiêm tốn mới biết học tập mọi người; không bao giờ giấu dốt, tự cho mình là giỏi, là hơn người. “Mục hạ vô nhân” là kiêu ngạo. Làm tướng, cầm binh mà kiêu ngạo là thất bại, sớm muộn cũng sẽ chết. Học trò mà không khiêm tốn học hỏi thì không bao giờ học giỏi, không thể trở nên tài ba lỗi lạc.

Cổ ngữ có câu nói về lòng khiêm tốn, cách sống khiêm tốn: “Tri vi tri, bất tri vi bất tri, thị tri dã” nghĩa là: Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết, ấy mới gọi là biết.

Ông bà, cha mẹ vẫn nhắc nhở con cháu trong ứng xử khiêm tốn: “Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe”. “Con hát, mẹ khen hay”, “Mẹ hát, con khen hay”, cái gì cũng tự cho mình là “nhất thiên hạ”, “nhất thế giới” thì không phải là khiêm tốn rồi!

Con người khiêm tốn biết sống mực thước, kín đáo, hợp lí, hợp lẽ, không phô trương, khoe khoang, không xa hoa, lãng phí; không khoe đức, khoe tài, khoe công... “Bác học cũng phải học” là cách sống khiêm tốn.

Bác Hồ dạy thiếu nhi: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Bài học khiêm tốn ấy cho ta sức mạnh, tạo nên tiềm lực, tiềm năng để bước vào đời.

Khiêm tốn nhưng không tự ti, cũng không tự mãn. Người khiêm tốn sẽ được anh em, bè bạn quý trọng.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bạn suy nghĩ gì về hai chữ "nhẫn nhịn", "nhẫn nhục" - Ngữ Văn 12 Ai cũng cần biết “nhẫn” trong cuộc sống. Tuổi trẻ cần biết “nhẫn” để rèn luyện bản lĩnh, để chờ thời cơ, để vươn lên lập đức, lập nghiệp.
Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương Đây chính là thực trạng xã hội hiện nay ở nước ta, tình trạng trẻ em lang thang ngày càng tăng và là một vấn nạn cần được giải quyết nhanh chóng.
Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước Hãy nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước
Ý kiến của anh (chị) về câu nói sau đây: “Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia” - Ngữ Văn 12 Một trong những đức tính tốt đẹp nhất của con người là lòng nhân hậu. Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia.
Bình luận về lòng tự trọng - Ngữ Văn 12 Lòng tự trong là thước đo đạo đức, nhân cách của mỗi con người. Người có phẩm giá, biết tôn quý, yêu thương bản thân mình thì mới có lòng tự trọng.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved