logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Cảm nhận bài Từ ấy của Tố Hữu

Admin FQA

30/12/2022, 13:15

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Dàn ý

1. Mở bài

 Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và phong cách thơ của ông

– Giới thiệu khái quát về bài thơ Từ ấy

+ Rút ra từ tập thơ cùng tên, tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu

+ Thể hiện niềm hạnh phúc, vui sướng của thi sĩ khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng

2. Thân bài

a, Nhan đề “Từ ấy”

 “Từ ấy” chính là thời điểm Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng – tháng 7 năm 1938.

  Trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ tác giả đã lặp lại nhan đề ấy như một sự nhấn mạnh thời điểm nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng

b, Khổ 1

 Hai câu thơ đầu:

+ Sử dụng hình ảnh ẩn dụ

Nắng hạ” là cái là thứ nắng chói chang, rực rỡ, mạnh mẽ và qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh niềm vui sướng trào dâng trong khoảnh khắc tìm thấy lí tưởng của Đảng,

“mặt trời chân lí” là cách nói ẩn dụ nhằm nhấn mạnh ánh sáng của Đảng

+ Sử dụng động từ mạnh “bừng”, “chói”

=> Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ

 Hai câu thơ còn lại:

+ Nghệ thuật so sánh

+ Sử dụng hình ảnh thơ tươi sáng

=> Niềm vui sướng, hạnh phúc khôn nguôi của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cách mạng

c, Khổ 2

– Sử dụng hàng loạt các động từ thể hiện sự gắn bó, gần gũi: :buộc, trang trải, gần gũi

 Hình ảnh ẩn dụ “khối đời” nhằm chỉ một khối người đông đảo, là đại diện cho tinh thần đoàn kết dân tộc cùng

 Quan hệ từ “với” và điệp từ “để”

=> Khổ thơ thể hiện nhận thức mới của tác giả về một lẽ sống mới – lẽ sống hòa cái tôi cá nhân vào trong cái ta chung của cộng đồng để tạo nên sức mạnh đoàn kết cho dân tộc

d, Khổ 3

 Câu thơ mở đầu cấu trúc khẳng định “Tôi đã là…” cùng điệp từ “là”

 Từ ngữ chỉ quan hệ gia đình, huyết thống: con, anh, em

 Sử dụng từ ngữ có giá trị biểu cảm cao “kiếp phôi pha”, “cù bất cù bơ” đã cho thấy tấm lòng đồng cảm, xót thương tới những kiếp người đau khổ, bất hạnh, những con người lao động vất vả của thi sĩ.

=> Khổ thơ thứ ba đã cho thấy sự chuyển biến trong tình cảm của tác giả, đó là một tình cảm lớn, cao đẹp.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận chung về bài thơ.

 

Bài mẫu

   Sức hấp dẫn của tập thơ Từ ấy (1937 - 1946) trước hết là sự hấp dẫn của lí tưởng cách mạng. Lí tưởng vẫy gọi thanh niên Tố Hữu lên đường đấu tranh và anh đã hướng theo lí tưởng như hoa hướng dương hướng về phía mặt trời. Nhà thơ nguyện suốt đời phấn đấu cho lí tưởng. Nhớ lại buổi đầu được giác ngộ Tố Hữu bồi hồi xúc động viết bài thơ Từ ấy (1938).

    Bài thơ nói lên lí tưởng, nói đến những chuyến biến trong tâm hồn nhà thơ khi được ánh sáng lí tưởng chiếu rọi. Những vấn đề lí tưởng cách mạng được nhà thơ diễn đạt tự nhiên nhuần nhuyễn, bằng tiếng nói của nghệ thuật, bằng hình ảnh âm thanh, bằng tình cảm chân thành nồng thắm.

    Nhan đề Từ ấy có ý nghĩa thông báo thời gian. Từ ấy gợi nhớ về thời điểm may mắn thiêng liêng, xúc động khi tâm tư đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời thì bắt gặp ánh sáng của Đảng nên tâm hồn nhà thơ bừng lên niềm vui sướng ngất ngây:

   Từ ẩy trong tôi bừng nắng hạ               

   Mặt trời chân  lí chói qua tim              

   Hồn tôi là một vườn hoa lá                  

   Rất đậm hương và rộn tiếng chim

   Nhà thơ dùng hàng loạt biện pháp tu từ để nói lên những cảm xúc động mãnh liệt khi đón nhận ánh sáng chân lí. Lí tưởng cách mạng là nguồn sáng dịu kí chói chang như ánh nắng mặt trời giữa những ngày hè rực rỡ đã tràn ngập tâm hồn, khơi dậy những tình cảm mới mẻ, những rung động thiết tha, tạo bước ngoặt mới trong đời. Ánh sáng soi đường đi tới tương lai rò ràng, rộng mở. Từ bừng vừa diễn tả sức mạnh của lí tương xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản vừa diễn tả sự bừng tỉnh của nhận thức, giác ngộ về chân lí, lẽ sống lớn. Từ chói cũng góp phần thể hiện sức mạnh chinh phục của li tưởng, nhanh chóng chiếm lĩnh mọi trái tim, tâm hồn. Tố Hữu đã ví tâm hồn xao động của mình đang chói chang nắng hạ khác nào như một vườn hoa lá đang đậm  hương và rộn tiếng chim. Từ đậm và rộn diễn tả mật độ, mức độ dồi dào của sự sống, thể hiện niềm ngất ngây trong men say hạnh phúc. Tâm hồn thật tắm xanh vì tiếp nhận chân lí là tiếp nhận nguồn sống, nguồn năng lượng mới. Một lí tưởng đẹp nổi bật qua hệ thống hình ảnh đẹp.

     Lí tưởng đến với nhà thơ, nhà thơ thắp sáng mình trong lí tưởng tạo nên những chuyển biến về tư tưởng tình cảm mở đầu cho những hoạt động đầy ý nghĩa: Tôi buộc lòng tôi với mọi người /Để tình trang trải với trăm nơi /Để hồn tôi với bao hồn khổ /Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời...

   Bước chuyển biến đầu tiên của nhà thơ là hòa mình vào quần chúng lao khổ, thông cảm và chia sẻ với những nỗi khổ đau của họ. Nhà thơ đến với họ không phải từ lòng trắc ẩn mà với tình cảm chan chứa yêu thương. Tình cảm được diễn đạt bằng từ ngừ cô đọng hàm súc. Từ buộc diễn đạt một cách sinh động sự gắn bó khắng khít của nhà thơ quần chúng. Từ trang trải gợi lên tình cảm thương mến bao la. Từ khối cho ta hình dung về sức mạnh đoàn kết. Những từ này vừa có tính hình tượng vừa có giá trị biểu cảm. Lí tưởng dẫn (lắt nhà thơ về với cuộc đời, tìm thấy vị trí chỗ đứng trong đời đứng trên lập trường của nhân

   Nhịp điệu câu thơ tạo âm hưởng vang vọng, góp phần biểu đạt trạng thái tâm hồn nhà thơ. Lúc này lí tưởng đã mở đôi cánh của tâm hồn. Tâm hồn anh đang lộng gió bốn phương, hướng về trăm ngả. Tâm hồn ấy đang cố gắng vượt ra khỏi cái tói tầm thường nhỏ bé để thực hiện tâm nguyện cao đẹp nơi cuộc đời rộng lớn:

   Tôi đã là con của vạn nhà                                       

   Là em của vạn kiếp phôi pha                                  

   Là anh của vạn đầu em nhỏ.

   Không áo cơm, cù bất cù bơ...

   Điệp từ là cái gạch nối bền chặt, một bên là cái tôi, bên kia là cuộc đời vạn kiếp thương đau. Cán cân bị lệch nên cái tôi nghiêng về chan hòa với cái ta rộng lớn. Lời thơ trang trọng như lời khẳng định tự nguyện đến với quần chúng lao khổ. Khổ thơ đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong tư tường tinh cảm của nhà thơ. Gắn bó với quần chúng, nhà thơ nguyện làm một thành viên trong đại gia đình của những người ở bậc thang cuối cùng trong xã hội cũ để thức tỉnh họ cùng đấu tranh và tranh đấu vì họ. Nếu khổ thứ hai chủ yếu hướng nội với cái tôi xuất xứ, thì ở khố thơ này, cái tôi chủ yếu hướng ngoại nhưng cái láng sâu trong tâm hồn người chiến sĩ là tình thương vô hạn dối với thản phận lạc loài, bé nhỏ, bơ vơ: Hai đứa bé, Đi đi em, Một tiếng rao đêm...Hai khổ thơ sau biểu hiện nhân sinh quan cách mạng, tinh thẩn nhân đạo cộng sản cao đẹp của nhà thơ

  Nếu tập thơ Từ ấy là chặng đường thơ của tâm hồn người thanh niên tư sản được giác ngộ và trở thành người chiến sì cách mạng thì bài thơ Từ ẩy tóm tắt quá trình chuyến biến ấy. Quá trình chuyển biến tình cảm nhận thức diễn tả cô đọng hàm súc trong một bài thơ ngắn gọn đầy hình ảnh và giàu cảm xúc. Nhà thơ vui sướng ngất ngây khi bắt gặp ánh sáng diệu kì, ánh sáng chân lí của Đảng và nhà thơ nguyện sẽ là chiến sĩ cách mạng đấu tranh cho quyền lợi của quần chúng công nông. Bài thơ có ý nghĩa như một tuyên ngôn về quan điểm nhân sinh với những nhận thức, tình cảm mới của nhà thơ, trên cơ sở đó là quan điểm nghệ thuật của nhà thơ: Văn chương phục vụ sự nghiệp cách mạng. Thanh niên phải biết lựa chọn và xây dựng lí tường sống cao đẹp thì mới có cuộc sông giàu ý nghĩa.

Xem các bài tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (bài 4) Tố Hữu đã sáng tạo nên những vần thơ giàu hình tượng và nhạc điệu để ca ngợi lí tưởng cách mạng và tình yêu giai cấp, tình yêu nhân dân. Tình cảm cao đẹp ấy được thể hiện một cách chân thành và say mê.
Trong bài thơ Từ ấy xuất hiện một loạt từ chỉ số lượng nhiều: mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ, khối đời, vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đàn em nhỏ,... Việc dùng từ như thế nói lên điều gì? Sự xuất hiện hàng loạt những tư chỉ số lượng nhiều: mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ, khối đời (khối người đông đảo trong cõi đời)..
Viết bài văn có nhan đề : Từ ấy... trong tôi bừng nắng hạ. Tố Hữu — một tiếng thơ trữ tình chính trị xuất sắc nhất của dòng Văn học cách mạng kháng chiến Việt Nam. Người đã thổi vào thơ ca cách mạng một luồng sinh khí nồng nàn - rạo rực hăm hở tâm huyết của người lính trẻ, với chất giọng đằm thắm chân thành ngọt ngào của người dân xứ Huế mộng mơ, thơ Tố Hữu dường như đã thấm đẫm chân lí của thời đại, chân lí giác ngộ cách mạng, khi bắt gặp lí tưởng Đảng:
Viết một đoạn văn hình dung hoàn cảnh và tâm trạng của Tố Hữu khi viết bài thơ Từ ấy Một ngày đẹp trời cuối mùa hè năm 1938. Trời cao xanh, nắng vàng tươi rực rở chảy tràn trên xứ Huế, mảnh đất cố đô xưa...1
Phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỷ 20. Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved