logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Ánh trăng

Admin FQA

30/12/2022, 13:18

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn thơ, bước đầu nêu nhận xét, đánh giá về đoạn thơ.

Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.

Hình ảnh vầng trăng cùng cảm xúc nhà thơ:

Sống ở thành phố hiện đại nhiều tiện nghi vật chất “ánh điện, cửa gương”, ngỡ như không còn chỗ cho vầng trăng tình nghĩa một thời của người lính: "vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường”.

Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong tình huống đặc biệt gây ấn tượng mạnh: “đột ngột Vầng trăng tròn”. Chính lúc “phòng buynh đinh tối om”, nhà thơ mới nhận ra vẻ đẹp đích thực của vầng trăng tròn mà lâu nay sống với “ánh điện cửa gương” đã quên mất.

Cảm xúc thiết tha có phần thành kính ở tư thế im lặng: "Ngửa mặt lên nhìn mặt / có cái gi rưng rưng”.

Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, là người bạn tri kỉ suốt thời tuổi nhỏ, rồi thời chiến tranh ở rừng, vầng trăng xuất hiện làm ùa dậy trong tâm trí con người bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu: “như là đồng là bể / như là sông là rừng”.

Xem thêm:

Soạn bài Ánh trăng - Ngắn gọn nhất

Soạn bài Ánh trăng trang 155 SGK Văn 9

Soạn bài Ánh trăng siêu ngắn

Khổ cuối đoạn thơ là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm: '‘Trăng cứ tròn vành vạnh” như tượng trưng quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, “ánh trăng im phăng phắc’' chính là người bạn - nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ (và cả mỗi chúng ta): con người có thể vô tình, có thể lãng quôn nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn trĩnh và bất diệt.

Từ một câu chuyện riêng, đoạn thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ tình cảm đối với những năm tháng quá khứ, gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên đất nước bình dị và hiền hậu.

Ý nghĩa đoạn thơ nằm trong mạch trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, có khi trầm lắng, biểu hiện suy tư, giọng điệu tâm tình tự nhiên như một lời tự nhắc nhở, đồng thời cũng là một sự chia sẻ, gợi nhắc với mọi người. Giọng điệu có lúc rưng rưng xúc động của sự ăn năn hối hận, có lúc nghiêm trang của lời tự phán xét trong lòng tác giả. Kết câu, giọng điệu của đoạn thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chất thực  sức truyền cảm sâu sắc gây ấn tượng mạnh cho ngươi đọc.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Cảm nhận bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy Lời thơ không triết lý, chau chuốt nhưng đã để lại trong lòng người đọc dòng suy nghĩ về nhân tình thế thái; quá khứ và hiện tại luôn song hành nhắc nhở hoàn thiện mỗi con người; chính nghệ thuật dùng sự hồi tưởng, tự đấu tranh, suy nghĩ trong nội tâm con người đã làm nên thành công, khiến bài thơ còn mãi với thời gian.
Cảm nhận của em về đoạn thơ Bài thơ giống như một câu chuyện riêng, một câu chuyện ân tình giữa người với trăng. Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình tạo nên giọng điệu tâm tình cho cả bài thơ.
Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy_bài 1 Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy_bài 1
Suy nghĩ của em về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy Suy nghĩ của em về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất. Phân tích bài thơ Ánh trăng để làm sáng tỏ nhận định trên Ánh trăng là sự kết hợp hài hòa giữa hình thức và nghệ thuật. Đặc biệt, hình thức bài thơ với hình ảnh thơ đặc sắc giàu ý nghĩa biểu tượng “ánh trăng” cùng câu từ, giọng điệu... đã thể hiện trọn vẹn nội dung tư tưởng giàu giá trị nhân văn của tác phẩm.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved