logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Cảm nhận Đời thừa của Nam Cao

Admin FQA

30/12/2022, 13:15

1. Bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ

a. Trước hết, đó là bi kịch của người trí thức có ý thức về sự sống, muốn tự khẳng định mình trong cuộc đời bằng một sự nghiệp có ích cho xã hội cũng tức là muốn nâng cao giá trị đời sống của mình. Thế nhưng, cuối cùng bị gánh nặng cơm áo hằng ngày đè bẹp, phải chịu cuộc sống vô ích, buồn chán thành kiếp “đời thừa”.

- Hoài bão của Hộ là viết những tác phẩm có giá trị “nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng một thời”. Hoài bão mà Hộ quyết đạt tới bằng tất cả nghị lực và ý chí phi thường. Thế nhưng, “những lo lắng tủn mủn vật chất”, “những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí” trong đời thường đã quật ngã mộng ước của anh. Thế mà anh “phải viết những bài báo để rồi người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc". Quả thật, có gì đau đớn hơn thế nữa? Bi kịch tinh thần đau đớn của Hộ là chỗ đó.

- Đó là nỗi đau giằng xé tinh thần và khó có gì xoa dịu được, đối với người trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống, khao khát được sống có ý nghĩa mà phải sống kiếp “đời thừa”.

b. Nhưng tấn bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ không chỉ có thế. Từ nỗi đau đớn dai dẳng vì phải sống cuộc “đời thừa”, Hộ còn lâm vào bi kịch thứ hai cũng vô cùng đau đớn, thậm chí còn đau đớn hơn. Đó là bi kịch của một con người coi tình thương là nguyên tắc cao nhất, đã hi sinh tất cả chì vì tình thương, nhưng lại phạm vào lẽ sống tình thương của chính mình.

- Sự mâu thuẫn của Hộ là không nỡ vứt, bỏ gia đình để đeo đuổi sự nghiệp văn chương. Có lúc anh phát biểu như giọng điệu của một triết gia phương Tây về kiểu “siêu nhân chủ nghĩa", kiểu phát xít. Thế nhưng dù đau đớn bế tắc, anh vẫn chọn lấy gia đình, một sự chọn lựa giàu tính truyền thông đạo đức của cha ông ta. Đó là có thể bỏ tình yêu vị kỉ nhưng không nỡ bỏ tình thương.

/doi-thua-nam-cao-e189.html

- Sự hi sinh vì từ bỏ lí tưởng nghệ thuật để giữa lấy tình thương quả là một sự hi sinh quá lớn đối với anh.

- Hộ đã đau đớn đến thế vì anh vốn là kẻ giàu tình thương, vậy mà anh lại gây khổ cho người vợ cần được che chở và đáng thương nhất. Như vậy, anh đã chà đạp lên lẽ sống tình thương của chính mình, như một kẻ nhân cách thấp hèn.

- Nếu bi kịch thứ nhất không thực hiện được hoài bão văn chương, thì bi kịch thứ hai là bởi vì Hộ đã chà đạp trên nguyên tắc tình thương của chính mình.

2. Nghệ thuật của “Đời thừa”

- Một lối viết tự nhiên, dung dị không có dáng vẻ tân ki, nhưng đó là sự dung dị của cây bút già dặn bậc thầy.

- Cốt truyện đơn giản, khung cảnh đẹp, nhân vật ít hành động, song chính những chi tiết bình thường quen thuộc trong đời sống gia đình, sinh hoạt hằng ngày ấy lại được Nam Cao đặt ra những vấn đề có tầm vóc khái quát về xã hội, có giá trị nhân sinh sâu sắc.

- Truyện có sắc thái chân thật rất đậm, lại vừa thấm đượm ý vị triết lí sâu xa.

- Lí luận văn học có thể xếp nhân vật Hộ trong “Đời thừa” vào loại nhân vật tư tưởng, với ý nghĩa cấu trúc của nó là một tư tưởng, một ý thức. Nhân vật ấy mang nỗi đau dai dẳng về tấn bi kịch tinh thần.

3. TỔNG KẾT

- Trong “Đời thừa”, qua nhân vật Hộ, Nam Cao đã phát biểu ý kiến thật sâu sắc, thật tiến bộ về quan điểm nghệ thuật. Quan điểm ấy có tầm vóc và chiều sâu của một nhà văn tự giác về những nguyên tắc sáng tác hiện thực - nhân đạo.

- Dù văn chương chân chính thấm nhuần một tinh thần nhân đạo lớn lao, nhưng vẫn chưa vượt qua được thực tế tàn khốc để cứu lấy những mảnh đời bị vùi dập. Nhân vật của Nam Cao vẫn bế tắc và tấn bi kịch của họ không cách gì gỡ ra được.

- Nam Cao phản ánh chân thật tình cảm đau khổ bế tắc của người trí thức nghèo và ghi lại cuộc tự đấu tranh để vượt lên giữa lấy nhân phẩm của họ trong cảnh bế tắc đó.

 

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Phân tích nhân vật Hộ để làm rõ tính bi kịch tinh thần của trí thức trước Cách Mạng Tháng Tám Trong vườn hoa văn học Việt Nam giai đoạn từ 1930-1945 rực dỡ đã nổi bật lên một đóa hoa ngào ngạt sắc hương mang tên Nam Cao. Bằng ngòi bút đậm chất nhân văn và nhân đạo của mình Nam Cao đã viết lên một “Đời Thừa”, khắc họa nên một nhà văn
Phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ Thời kỳ văn học 1930-1945, không ai vượt được Nam Cao trong việc mô tả tấn bi kịch của người trí thức, nhất là người trí thức nghèo trong xã hội cũ.
Có ý kiến cho rằng truyện ngắn Đời thừa là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao. Hãy giải thích và chứng minh “Đời thừa” không chỉ là truyện ngắn mà còn là tuyên ngôn nghệ thuật. Tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà văn đã xem văn chương là cuộc đời, xem nghề văn là nghề cao quý của con người có thiên lương và trách nhiệm.
Bi kịch tinh thần của người tri thức trong truyện ngắn Đời thừa - Nam Cao. Nam Cao kết án một xã hội thù địch với khát khao vươn lên, hoàn thiện của con người. Một xã hội không vun xới cho những ước mơ cao đẹp, không vun trồng cho những tâm tính tốt đẹp mà chí đánh hỏng những đời người, thì đó là một xã hội phi nhân tính.
Đời thừa là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. Nam Cao không những có quan điểm chân chính, ông còn thực hiện những quan điểm ấy một cách xuất sắc. Điều đó làm nên sự vĩ đại của nhà văn Nam Cao - một nghệ sĩ lớn - một trái tim lớn
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved