Admin FQA
30/12/2022, 13:15
- Nghệ thuật nhân hóa “sân trường bâng khuâng” gợi ra một không gian trường học còn vô vàn những lưu luyến
- Câu thơ ngắt dòng với dấu chấm ở giữa câu “Sân trường đêm. Rụng xuống lá bàng đêm”
→ Không gian tĩnh lặng bỗng xao động bởi lá bàng rơi xuống. Phải chăng lúc lá bàng rơi cũng chính là dòng cảm xúc của tác giả trôi về khoảng sân trường năm ấy với nỗi nhớ ra diết tuổi học sinh của mình.
- Điệp từ “nỗi nhớ” được lặp lại 3 là sự dồn dập của cảm xúc.
- Đoạn hội thoại xuất hiện ở khổ thơ 5 gợi về những kỉ niệm nơi lớp học
→ Nỗi nhớ, nỗi lưu luyến về tuổi học sinh của nhân vật trữ tình đã lên đến đỉnh điểm. Những dấu ấn của tuổi học sinh được hiện lên trọn vẹn qua ba khổ thơ, người đọc cũng bồi hồi nhớ về tuổi học sinh của mình.
3. Cảm xúc của nhân vật trữ tình
- Hình ảnh ấn dụ “bím tóc trắng ngủ quên” gợi hình ảnh cô bạn cùng lớp say giấc
- “Dao khắc lăng nhăng trên bàn cũ” lại là một kỉ niệm tuổi học sinh
- Hình ảnh nhân hóa “cây bàng hò hẹn” “chìa tay vẫy mãi”
→ Nỗi nhớ của tác giả dào dạt, da diết tràn ngập không gian và thời gian. Phải chăng nỗi nhớ đó cũng là nỗi niềm chung của tất cả những ai đã từng đi qua tuổi học sinh.
Tác giả
Tác giả
Tác giả Hoàng Nhuận Cầm
1. Tiểu sử
- Hoàng Nhuận Cầm sinh ngày 7 tháng 2 năm 1952 tại Hà Nội.
- Khi đang học dở khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1971, Hoàng Nhuận Cầm nhập ngũ, đã từng chiến đấu trong Sư đoàn 325B ở mặt trận Quảng Trị.
- Năm 1975, ông trở lại học nốt chương trình đại học và đến năm 1981 làm việc tại Hãng Phim truyện Việt Nam. Hoàng Nhuận Cầm chuyển sang làm việc cho Đài Truyền hình Việt Nam trong một thời gian ngắn rồi quay trở lại Hãng Phim truyện Việt Nam năm 2005. Ông từng là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, và cùng vợ lập hãng phim tư nhân Điệp Vân.
- Ngoài thơ, ông còn sáng tác kịch bản phim và đã từng tham gia đóng phim. Hoàng Nhuận Cầm đoạt giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1972-1973, Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1993 với tập thơ Xúc xắc mùa thu.
- Ông còn nổi tiếng với nhân vật "Bác sĩ Hoa Súng" trong chương trình "Gặp nhau cuối tuần" và vai nhà thơ trong phim Số đỏ.
- Ông qua đời ngày 20 tháng 4 năm 2021 tại Hà Nội, không lâu sau sinh nhật lần thứ 69.
2. Sự nghiệp sáng tác
- Thơ:
+ Thơ tuổi hai mươi (1974)
+ Những câu thơ viết đợi mặt trời (1983)
+ Xúc xắc mùa thu (1992)
.....
- Kịch bản phim
+ Đêm hội Long Trì (1989)
+ Hà Nội mùa Đông năm 46 (1997)
+ Mùi cỏ cháy (2012)
Tác phẩm
Tác phẩm
Chiếc lá đầu tiên
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại: thơ tự do
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: In trong tập thơ “xúc xắc mùa thu”
3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
4. Bố cục:
- 2 khổ thơ đầu: nỗi nhớ tình yêu đầu tiên
- 4 khổ thơ tiếp: nỗi nhớ bạn bè và thầy cô năm xưa
- 2 khổ thơ còn lại: cảm xúc của nhân vật trữ tình
5. Giá trị nội dung:
- Kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò (trường cũ, lớp học năm xưa, bạn bè, những trò nghịch ngợm...và cả tình yêu đầu tiên của mình)
- Tình cảm trong sáng, là nỗi bâng khuâng nhớ tiếc, là gắn bó thiết tha vừa ấm áp ngọt ngào, vừa chân thật hồn nhiên.
6. Giá trị nghệ thuật:
- Từ ngữ bộc lộ cảm xúc
- Câu đặc biệt
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nỗi nhớ về tình yêu đầu tiên
- Nghệ thuật nhân hóa “tiếng thở” của thời gian kết hợp từ tượng thanh “rất khẽ”
→ Gợi sự chuyển động nhẹ nhàng của thời gian, dường như khoảng thời gian trôi nhanh đến mức nhân vật trữ tình giật mà hoảng hốt.
- “Hoa súng tím” “chùm phương” “cánh ve” gợi không gian mùa hè
→ Hoa súng, cánh ve, phượng hồng đều là những sự vật gợi nhắc đến mùa hè và tuổi học trò. Dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình đang trôi về mùa hè năm ấy, mùa hè đầu tiên anh biết yêu.
2. Nỗi nhớ về bạn bè và thầy cô năm xưa
- Nghệ thuật nhân hóa “sân trường bâng khuâng” gợi ra một không gian trường học còn vô vàn những lưu luyến
- Câu thơ ngắt dòng với dấu chấm ở giữa câu “Sân trường đêm. Rụng xuống lá bàng đêm”
→ Không gian tĩnh lặng bỗng xao động bởi lá bàng rơi xuống. Phải chăng lúc lá bàng rơi cũng chính là dòng cảm xúc của tác giả trôi về khoảng sân trường năm ấy với nỗi nhớ ra diết tuổi học sinh của mình.
- Điệp từ “nỗi nhớ” được lặp lại 3 là sự dồn dập của cảm xúc.
- Đoạn hội thoại xuất hiện ở khổ thơ 5 gợi về những kỉ niệm nơi lớp học
→ Nỗi nhớ, nỗi lưu luyến về tuổi học sinh của nhân vật trữ tình đã lên đến đỉnh điểm. Những dấu ấn của tuổi học sinh được hiện lên trọn vẹn qua ba khổ thơ, người đọc cũng bồi hồi nhớ về tuổi học sinh của mình.
3. Cảm xúc của nhân vật trữ tình
- Hình ảnh ấn dụ “bím tóc trắng ngủ quên” gợi hình ảnh cô bạn cùng lớp say giấc
- “Dao khắc lăng nhăng trên bàn cũ” lại là một kỉ niệm tuổi học sinh
- Hình ảnh nhân hóa “cây bàng hò hẹn” “chìa tay vẫy mãi”
→ Nỗi nhớ của tác giả dào dạt, da diết tràn ngập không gian và thời gian. Phải chăng nỗi nhớ đó cũng là nỗi niềm chung của tất cả những ai đã từng đi qua tuổi học sinh.
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved