logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra - Một lòng thờ mẹ kính cha - Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Bài ca dao trên ông cha ta đã nhắc nhở con cháu về chữ hiếu. Em hãy cho biết ngày nay quan niệm về chữ hiếu như thế nào?

Admin FQA

21/09/2023, 18:28

         Từ khi bé thơ cho tới khi trưởng thành, công lao cha mẹ đối với chúng ta quả là to lớn. Tình cha nghĩa mẹ thiêng liêng suốt đời ta không thể trả hết, bởi thế mà ông cha ta đã đúc kết nên câu ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

         Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.

         Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.

         Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con.

         Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng:

                        Nuôi con cho được vuông tròn

                        Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.

          Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ:

                        Một lòng thờ mẹ kinh cha

                        Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

         Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ, chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ hiếu, dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.

         Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:

                        Công cha như núi Thái Sơn

                        Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

         Câu ca dao xưa nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi. Dàn ý chi tiết, bài làm tham khảo đề 5 bài viết bài tập làm văn số 6 trang 88 SGK Ngữ văn 7 tập 2.
Nói và làm trong cuộc sống. Cuộc sống chỉ thực sự có giá trị và ý nghĩa khi nói và làm theo các chuẩn mực đạo đức, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của con người và toàn xã hội.
Nitsơ cho rằng: Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ. Nhà văn Nam Cao lại cho rằng: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình. Suy nghĩ về hai câu nói. Ý kiến của Nitsơ có giọng điệu mang đậm màu sắc của chủ nghĩa phát xít. Câu nói đề cao lối sống vì mục đích bất chấp tất cả để thực hiện hoài bão, ước mơ của mình. Ý kiến của Nam Cao đặt tình thương, trách nhiệm của con người lên trên tất cả. Đó là tiêu chuẩn trên hết xác định tư cách con người.
Hãy viết một bức thư hoặc một bài văn nghị luận kêu gọi các quốc gia có vũ khí hạt nhân cam kết không chạy đua vũ trang. Người ta không thể một mình làm được tất cả mọi thứ. Nhưng người ta có thể làm được một điều gì đó có ý nghĩa cho cuộc sống này. Tôi hi vọng ông sẽ làm được một điều gì đó có ích cho xã hội này, nếu ông gỡ bỏ được hận thù, nếu ông đánh thức sự khoan dung ẩn sâu trong lòng.
Trong bài Một khúc ca xuân 12-1977, Tố Hữu đả bày tỏ một quan niệm nhân sinh ý nghĩa: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Cho là cống hiến, là hi sinh, là tương thân tương ái: cha mẹ dành cho con cái, con cái dành cho gia đình, của những người có thể là không thân thiết trong cuộc sống với nhau...Nhận là đón lấy, hưởng thụ, chiếm lĩnh...
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved