logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Đề kiểm tra 45 phút phần 3 - Đề số 3

Admin FQA

30/12/2022, 13:17

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1: Ai là người đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế?

A. Phan Thanh Giản.

B. Vua Hàm Nghi.

C. Tôn Thất Thuyết.

D. Nguyễn Văn Tường.

Câu 2: Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương.

B.  Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến.

C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế.

D. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi.

Câu 3. Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã có chủ trương gì?

A. Đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng.

C. Bổ sung lực lượng quân sự.

D. Đưa vua Hàm Nghi đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh).

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do ai lãnh đạo?

A.  Cao Điền và Tống Duy Tân.

B.  Tống Duy Tân và Cao Thắng.

C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám.

D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

Câu 5. Nhân tố nào được xem là chất xúc tác thổi bùng lên một phong trào yêu nước rộng lớn cuối thế kỉ XIX?

A. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa.

B.  Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình Huế.

C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương.

D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm giai đoạn hai của phong trào Cần vương (1888 - 1896)?

A. Phong trào vẫn được duy trì.

B. Phong trào dần quy tục thành các trung tâm lớn.

C. Quy mô, trình độ tổ chức cao hơn.

D. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo.

Câu 7. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại cũng đánh dấu sự chấm dứt của

A. phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX.

B. phong trào đấu tranh vũ trang đầu thế kỉ XX.

C. phong trào Cần Vương.

D. phong trào đấu tranh của Đồng bằng Bắc Kì.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê?

A. Do Phan Đình Phùng, Cao Thắng Lãnh đạo.

B. Lấy vùng Bãi Sậy (Hưng Yên) làm căn cứ.

C. Nghĩa quân chia thành 15 quân thứ.

D. Chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.

Câu 9. Tôn Thất Thuyết thay vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương nhằm mục đích gì chính nhất?

A. Tố cáo tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh.

B.  Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

C. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

D. Khẳng định nền độc lập của Việt Nam.

Câu 10. Đâu không phải luận điểm chứng minh khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

A. Thời gian diễn ra dài nhất.

B.  Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất.

C. Trình độ tổ chức tiến bộ nhất.

D. Lãnh đạo tiên tiến nhất.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (3 điểm) So sánh khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)  và khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) trên các nội dung: xây dựng căn cứ, chiến thuật và thời gian tồn tại.

Câu 2: (3 điểm) Phong trào Cần vương diễn ra qua mấy giai đoạn? Nêu nội dung chính của các giai đoạn trên?

Lời giải chi tiết

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

A

D

C

D

C

B

B

D

Câu 1:

Phương pháp: Dựa vào phần sự bùng nổ của phong trào Cần vương để trả lời.

Cách giải:

Mặc dù triều đình Huế đã đầu hàng nhưng phe chủ chiến trong triều đình đứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn nuôi hy vọng khôi phục chủ quyền khi có thời cơ đến.

Chọn: C

Câu 2:

Phương pháp: Dựa vào diễn biến cuộc phản công của phe chủ chiến ở kinh thành Huế để trả lời.  

Cách giải:

Sau khi biết được âm mưu muốn tiêu diệt phe chủ chiến của thực dân Pháp, đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến bất ngờ mở cuộc phản công ở kinh thành Huế tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá. 

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: Dựa vào hành động của Tôn Thất Thuyết sau cuộc phản công ở kinh thành Huế để trả lời.

Cách giải:

Sau cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết đã xuống chiếu Cần vương, kêu gọi các văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: dựa vào đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) để trả lời.

Cách giải:

Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 126, suy luận.

Cách giải:

Kể từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với Pháp và tay sai đã xuất hiện và phát triển gay gắt. Các phong trào đấu tranh chống Pháp liên tiếp diễn ra. Mặc dù triều đình đã đầu hàng nhưng nhân dân vẫn kháng chiến nhưng ở mức độ lẻ tẻ, quy mô địa phương. Chiến Cần vương ban ra chính là chất xúc tác để các văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh tạo thành một phong trào yêu nước rộng lớn cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào Cần vương.

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 127, suy luận.

Cách giải:

- Các đáp án A, B, C: đều là đặc điểm giai đoạn 2 (1888 – 1896) của phong trào Cần vương.

- Đáp án D: Từ năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt và bị đi đày sang An-giê-ri (Châu Phi) => Giai đoạn 2 không còn sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

Chọn: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 129, suy luận.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại bằng trận tập kích trên núi Vụ Quang cũng đánh dấu phong trào Cần vương kết thúc (1896). Đây là một trong những lí do minh chứng khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.

Chọn: C

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 129, suy luận.

Cách giải:

- Các đáp án A, C, D: là đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

- Đáp án B: là đặc điểm khởi nghĩa Bãi Sây, nghĩa quân Hương Khê đặt căn cứ ở Ngàn Trươi (Hương Khê – Hà Tĩnh).

Chọn: B

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 126, suy luận.

Cách giải:

Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương nhằm mục đích chính nhất là kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

Chọn: B

Câu 10.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì:

- Thời gian: diễn ra dài nhất trong 10 năm (1885-1895)

- Địa bàn hoạt động rộng lớn: khắp 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

- Trình độ tổ chức: tiến bộ nhất

+ Có hẳn 1 giai đoạn 3 năm chuẩn bị lực lượng

+ Nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân. Mỗi thứ quân có từ 100 đến 500 người, phân bố trên địa bàn 4 tỉnh. Họ được trang bị súng trường theo kiểu Pháp tự chế tạo,...

Đáp án D: lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê cũng giống như các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần vương đều là các văn thân, sĩ phu yêu nước

Chọn: D

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: So sánh, nhận xét.

Cách giải:

Nội dung

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)

Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887)

Xây dựng căn cứ

Dựa vào vùng lau sậy um tùm và đầm lầy để xây dựng căn cứ kháng chiến.

=> Sáng tạo.

Dựa vào địa thế thuận lợi để xây dựng một chiến tuyến phòng thủ kiên cố: phía ngoài là ruộng lúa, lũy tre dày, vùng ngập nước, bên trong là làng xóm, công sự.

Chiến thuật

Sử dụng lối đánh du kíchSử dụng lối đánh công kiên, phòng ngự trong công sự kiên cố.

Thời gian tồn tại

10 năm2 năm

Câu 2:

Phương pháp: sgk trang 126.

Cách giải:

- Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Ở giai đoạn này, phong trào tồn tại dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Tháng 11-1888, vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương vẫn được duy trì.

+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

 

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Đề kiểm tra 45 phút phần 3 - Đề số 1 Đề kiểm tra 45 phút phần 3 lịch sử 8 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề kiểm tra 45 phút phần 3 - Đề số 2 Đề kiểm tra 45 phút phần 3 lịch sử 8 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề kiểm tra 45 phút phần 3 - Đề số 4 Đề kiểm tra 45 phút phần 3 lịch sử 8 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề kiểm tra 45 phút phần 3 - Đề số 5 Đề kiểm tra 45 phút phần 3 lịch sử 8 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved