logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 8- Đề số 4

Admin FQA

30/12/2022, 13:17

Đề bài

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp lấy cớ là

A. bảo vệ đạo Gia-tô.

B. mở rộng thị trường buôn bán.

C. “khai hóa văn minh” cho nhân dân Việt Nam.

D. nhà Nguyễn tấn công các tàu buôn của Pháp trên Biển Đông.

Câu 2. Chỉ huy cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng chống lại quân Pháp là

A. Nguyễn Trung Trực.

B. Nguyễn tri Phương.

C. Phan Thanh Giản.

D. Trương Định.

Câu 3. Trước thái độ chống Pháp một cách yếu ớt của quân triều đình tại Gia Định, nhân dân địa phương đã

A. sơ tán khỏi Gia Định.

B. tự động nổi dậy đánh giặc.

C. tham gia cùng quân triều đình đánh giặc.

D. nổi dậy chống cả quân Pháp và quân triều đình.

Câu 4. Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của

A. Trương Định.

B. Phan Tôn.

C. Nguyễn Đình Chiểu.

D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 5. Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là

A. Đuy - puy.              B. Ri-vi-e.

C. Gác-ni-ê.                D. Hác-măng.

Câu 6. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế là

A. thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.

B. phái chủ hòa trong triều đình Huế đứng về phía Pháp, cô lập phái chủ chiến.

C. quân Pháp ra lệnh bắt vua Hàm Nghi để đưa đi đày ở An-giê-ri.

D. quân Pháp ra lệnh bắt giam Tôn Thất Thuyết.

Câu 7. Người chỉ huy cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế là

A. vua Hàm Nghi.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Thiện Thuật.

D. Phan Đình Phùng.

Câu 8. Sự kiện đánh dấu mở đầu phong trào Cần vương là

A. khởi nghĩa Ba Đình bùng nổ. 

B. khởi nghĩa Bãi Sậy bùng nổ.

C. khởi nghĩa Hương Khê bùng nổ.

D. “Chiếu Cần vương” được ban bố.

Câu 9. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là

A. khởi nghĩa Ba Đình.

B. khởi nghĩa Bãi Sậy.

C. khởi nghĩa Hương Khê.

D. khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 10. Khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ là để

A. chống lại chính sách cai trị và bóc lột nông dân một cách hà khắc của triều đình.

B. chống lại sự bình định và bóc lột của Pháp.

C. chống lại sự cướp phá của quân Thanh.

D. hưởng ứng Chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi.

Câu 11. Vị thủ lĩnh có uy tín nhất của phong trào nông dân Yên Thế trong những năm 1884 - 1892 là

A. Nguyễn Thiện Thuật.

B. Phan Đình Phùng.

C. Đề Nắm.

D. Đề Thám.

Câu 12. Nét nổi bật của tình hình nước ta nửa cuối thế kỉ XIX là

A. triều đình Huế thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.

B. bộ máy chính quyền mục rỗng; nông nghiệp, công thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt.

C. đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.

D. mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt hơn bao giờ hết.

Câu 13. Hạn chế cơ bản nhất của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX là

A. mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

B. chưa xuất phát từ cơ sở bên trong.

C. chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

D. nhiều nội dung cải cách dập khuôn hoặc mô phỏng của nước ngoài khi mà điều kiện nước ta có khác biệt.

Câu 14. Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp được tiến hành bắt đầu vào năm

A. 1884.                              B. 1888.

C. 1897.                               D. 1914.

Câu 15. Hệ thống giáo dục phổ thông được thực dân Pháp chia làm

A. 2 bậc: Tiểu học và Trung học.

B. 3 bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.

C. 3 bậc: Tiểu học, Trung học và Trung học nghề.

D. 4 bậc: Ấu học, Tiểu học, Trung học và Trung học nghề.

Câu 16. Những giai cấp, tầng lớp ở nước ta lúc bấy giờ có thể tham gia phong trào cách mạng giải phóng dân tộc là

A. địa chủ, nông dân, tư sản.

B. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

C. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản.

D. công nhân và nông dân.

Câu 17. Hội Duy tân do Phan Bội Châu đứng đầu được thành lập năm

A. 1901.                          B. 1902.

C. 1903.                          D. 1904.

Câu 18. Phong trào Đông du tan rã vì

A. phụ huynh đấu tranh đòi đưa con em họ về nước.

B. thực dân Pháp câu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam.

C. Phan Bội Châu nhận thấy việc học không có tác dụng.

D. Phan Bội Châu bị bắt giam.

Câu 19. Đông Kinh nghĩa thục là trường học được sáng lập bởi

A. Phan Bội Châu.   B. Lương Văn Can.

C. Cường Để.          D. Phan Châu Trinh.

Câu 20. Mục đích của Đông Kinh nghĩa thục là

A. giáo dục lí luận cách mạng, chuẩn bị thành lập chính đảng ở Việt Nam.

B. truyền bá tư tưởng Tự do - Bình đẳng - Bác ái của Đại cách mạng Pháp.

C. bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập, nếp sống mới.

D. tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào tầng lớp thanh niên.

Câu 21. Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta đầu tiên ở

A. Đà Nẵng.                      B. Huế. 

C. Gia Định.                       D. Phú Xuân

Câu 22. Người đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông năm 1861 là

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Trương Định.

D. Nguyễn Hữu Huân.

Câu 23. Người được nhân dân suy tôn danh hiệu Bình Tây Đại nguyên soái là

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Trương Định.

D. Nguyễn Hữu Huân.

Câu 24. Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Phan Thanh Giản.

C. Phan Đình Phùng.

D. Hoàng Diệu.

Câu 25. Vị vua gắn liền với “Chiếu Cần vương” kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước là

A. Hàm Nghi.        B. Hiệp Hòa.

C. Duy Tân.          D. Đồng Khánh.

Câu 26. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần vương?

A. Khởi nghĩa Ba Đình.

B. Khởi nghĩa Yên Thế.

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. Khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 27. Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã làm phân hóa xã hội Việt Nam, những lực lượng xã hội mới xuất hiện là

A. địa chủ, tư sản, tiểu tư sản.

B. công nhân, nông dân, tư sản.

C. công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

D. địa chủ, công nhân, nông dân.

Câu 28. Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước vì

A. muốn tìm hiểu các nước phương Tây làm cách mạng thế nào.

B. muốn nhờ sự giúp đỡ của Pháp để khai hóa văn minh.

C. muốn nhờ sự giúp đỡ của các nước phương Tây để giành độc lập Việt Nam.

D. tìm cách liên lạc với những người Việt Nam ở nước ngoài để đấu tranh cứu nước.

PHẦN 2: TỰ LUẬN

Câu 1. Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới?

Câu 2. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.

Lời giải chi tiết

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

1

A

8

D

15

B

22

B

2

B

9

C

16

B

23

C

3

B

10

B

17

D

24

D

4

D

11

C

18

B

25

A

5

C

12

D

19

B

26

B

6

A

13

D

20

C

27

C

7

B

14

C

21

A

28

A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 114.

Cách giải:

Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 115.

Cách giải:

Khi Pháp tấn công ở Đà Nẵng, quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả, thực dân Pháp bước đầu thất bại.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 115.

Cách giải:

Khi Pháp tấn công và Gia Định, trong khi quân triều đình chống cự yếu ớt thì nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 119.

Cách giải:

Khi bị bắt đem ra chém, Nguyễn Trung Trực đã khảng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 121.

Cách giải:

Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 125, suy luận.

Cách giải:

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.

- Phái chủ chiến luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện: Tôn Thất Thuyết ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới, … đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi).

* Nguyên nhân trực tiếp:

Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành => Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết đã hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

Chọn: A

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 125.

Cách giải:

Tôn Thất Thuyết là người chỉ huy cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế.

Chọn: B

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 126.

Cách giải:

Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết nhân dân vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, đó là phong trào Cần vương.

Chọn: D

Câu 9.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương do:

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.

Chọn: C

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang131, suy luận.

Cách giải:

Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.

Chọn: B

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 132.

Cách giải:

Trong giai đoạn 1884 – 1892, thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm.

Chọn: C

Câu 12.

Phương pháp: sgk trang 134, suy luận.

Cách giải:

Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời. Trong tình trạng khủng hoảng đất nước về nhiều mặt ấy, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.

Chọn: D

Câu 13.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Xuất phát từ những hạn chế nhất định nên các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX đã thất bại. Đặc biệt, những nội dung cải cách còn dập khuôn máy móc hoặc mô phỏng của nước ngoài. Trong khi đó, tiềm lực của đất nước chưa có đủ để thực hiện nó. Đây chính là điểm khác của tình hình Việt Nam so với Nhật Bản.

Chọn: D

Câu 14.

Phương pháp: sgk trang 137.

Cách giải:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được thực hiện từ năm 1897 đến năm 1914.

Chọn: C

Câu 15.

Phương pháp: sgk trang 139.

Cách giải:

Hệ thống giáo dục phổ thông được thực dân Pháp chia làm 3 bậc:

- Bậc Ấu học ở xã thôn (dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ).

- Bậc Tiểu học ở phủ, huyện (dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn tự nguyện).

- Bậc Trung học ở tỉnh (dạy chữ Hán, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp là bắt buộc).

Chọn: B

Câu 16.

Phương pháp: sgk trang 140, 141, suy luận. 

Cách giải:

Trong thời gian diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, những giai cấp, tầng lớp có thể tham gia phong trào cách mạng giải phóng dân tộc thường bị thực dân Pháp chèn ép, không có quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp, đó là: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

Chọn: B

Câu 17.

Phương pháp: sgk trang 144.

Cách giải:

Hội Duy tân được thành lập năm 1904 do Phan Bội Châu đứng đầu.

Chọn: D

Câu 18.

Phương pháp: sgk trang 144, suy luận.

Cách giải:

Tháng 9-1908, thực dân Pháp cấu kết với Nhật và yêu cầu nhà cầm quyền nước này trục xuất những người yêu nước Việt Nam => Phong trào Đông Du tan rã, Hội Duy tân ngừng hoạt động.

Chọn: B

Câu 19.

Phương pháp: sgk trang 144.

Cách giải:

Tháng 3-1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành mở một trường học tại Hà Nội, lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục.

Chọn: B

Câu 20.

Phương pháp: sgk trang 145.

Cách giải:

Các hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục nhằm mục đích bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.

Chọn: C

Câu 21.

Phương pháp: sgk trang 115.

Cách giải:

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm chiếm nước ta đầu tiên ở Đà Nẵng với âm mưu là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng.

Chọn: A

Câu 22.

Phương pháp: sgk trang 116.

Cách giải:

Năm 1861, Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông.

Chọn: B

Câu 23.

Phương pháp: sgk trang 117.

Cách giải:

Trương Định được nhân dân suy tôn danh hiệu là Bình Tây Đại nguyên soái.

Chọn: C

Câu 24.

Phương pháp: sgk trang 122.

Cách giải:

Khi Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai, Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến.

Chọn: D

Câu 25.

Phương pháp: sgk trang 126.

Cách giải:

Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên giúp vua cứu nước.

Chọn: A

Câu 26.

Phương pháp: sgk trang 131, suy luận.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa thuộc phong trào đấu tranh tự vệ vào cuối thế kỉ XIX, chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp và không thuộc phong trào Cần vương.

Chọn: B

Câu 27.

Phương pháp: sgk trang 140, 141, suy luận.

Cách giải:

Bên cạnh hai giai cấp cũ là nông dân và địa chủ phong kiến, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) đã ra đời những lực lượng xã hội mới:

- Giai cấp mới: công nhân.

- Tầng lớp mới: tư sản, tiểu tư sản.

Chọn: C

Câu 28.

Phương pháp: sgk trang 148, suy luận.

Cách giải:

Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Điểm đến đầu tiên là Pháp, người tới các nước phương Tây để xem họ làm thế nào rồi về giúp đồng bào cứu nước.

Chọn: A

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 148, suy luận.

Cách giải:

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:

- Gia đình và quê hương có truyền thống cách mạng, gia đình có nhiều người bị bắt và tù đày.

- Cách mạng bị bế tắc về đường lối, khủng hoảng về lãnh đạo.

- Các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân, Phong trào chống thuế đều thất bại.

=> Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

Câu 2.

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

- Quy mô: diễn ra khắp Bắc Trung Kì và Bắc Kì. Thành phần tham gia bao gồm: các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân.

- Mức độ: diễn ra quyết liệt, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

- Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.

- Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Nguồn: Sưu tầm

 

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 8- Đề số 1 Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8
Đề số 6 - Đề thi học kì 2 - Lịch sử 8 Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8
Đề số 9 - Đề thi học kì 2 - Lịch sử 8 Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8
Đề số 10 - Đề thi học kì 2 - Lịch sử 8 Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8
Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sử lớp 8 Tổng hợp kiến thức cần nắm vững, các dạng bài tập và câu hỏi có khả năng xuất hiện trong đề thi HK2 môn Sử 8 sắp tới
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved