logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 12

Admin FQA

27/10/2023, 12:44

Đề bài

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Tổng chiều dài đường sắt nước ta khoảng

A. 3143 km.

B. 3260 km.

C. 11000km.

D. 1726 km.

Câu 2. Lần đầu tiên nước ta xuất siêu vào năm

A. 1990.

B. 1992.

C. 1999.

D. 1995.

Câu 3. Nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển du lịch là

A. nhu cầu của du khách.

B. trung tâm du lịch.

C. số lượt khách du lịch.

D. tài nguyên du lịch.

Câu 4. Ngành công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm có cơ cấu phong phú và đa dạng với

A. 4 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác.

B. 2 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác.

C. 5 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác.

D. 3 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác.

Câu 5. Trữ lượng than đá ở nước ta khoảng

A. hàng trăm tỷ tấn.

B. 5 tỷ tấn.

C. 3 tỷ tấn.

D. vài chục tỷ tấn.

Câu 6. Từ 1991 – nay, cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn có xu hướng

A.ổn định và cân bằng tỉ trọng giữa nhiệt điện và thủy điện.

B.thay đổi từ chủ yếu là thủy điện sang chủ yếu là nhiệt điện.

C.thay đổi từ chủ yếu là nhiệt điện sang chủ yếu là thủy điện.

D.bất ổn định, mỗi giai đoạn có xu hướng thay đổi khác nhau.

Câu 7. Các điểm công nghiệp thường hình thành ở

A.các vùng đồng bằng như Đồng bằng sông Hồng.

B.các tỉnh miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên.

C.nơi nhiều điều kiện phát triển công nghiệp như Đông Nam Bộ.

D.các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,…

Câu 8. Vùng chiếm tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất ở nước ta là

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9. Quan trọng nhất trong việc phát triển thủy điện ở nước ta là

A. hệ thống sông Cửu Long và sông Đồng Nai.

B. hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long.

C. hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.

D. hệ thống sông ở duyên hải miền Trung.

Câu 10. Khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong hoạt động nội thương của nước ta là

A. Nhà nước.

B. ngoài nhà nước

C. nước ngoài.

D. tập thể.

Câu 11. Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu của nước ta?

A.Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.

B.Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu).

C.Hàng nông – lâm – thủy sản.

D.Hàng thủ công nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

Câu 12. Quốc lộ 1A không đi qua vùng kinh tế nào ở nước ta?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 13. Công cuộc đổi mới làm cho cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế có những thay đổi sâu sắc theo hướng

A.giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước, tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.

B.tăng tỉ trọng của khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước.

C.tăng tỉ trọng của khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước, tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm nhanh.

D.giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 14. Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là

A. chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

B. cơ khí.

C. điện năng.

D. sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 15. Loại hình nào sau đây thuộc mạng phi thoại?

A. Mạng truyền dẫn Viba.

B. Mạng điện thoại nội hạt.

C. Mạng Fax.

D. Mạng điện thoại đường dài.

Câu 16. Giá trị nhập khẩu của nước ta tăng nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi.

B. Nguồn lao động dồi dào, thiên nhiên ưu đãi.

C. Thị trường buôn bán mở rộng và đa dạng hóa.

D. Sự phát triển của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng.

Câu 17. Dựa vào Atlat, trong các trung tâm công nghiệp sau trung tâm nào có quy mô từ trên 40 nghỉn tỷ đồng đến 120 nghìn tỷ đồng?

A.Bắc Ninh.

B.Hải Phòng.

C.Thái Nguyên.

D.Hạ Long.

Câu 18. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, Các cảng lớn của nước ta xếp theo thứ tự từ Nam ra Bắc là

A. Cái Lân, Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ.

B. Trà Nóc, Sài Gòn, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Cửa Lò, Hải Phòng, Cái Lân.

C. Cam Ranh, Dung Quất, Liên Chiểu, Chân Mây, Vũng Áng, Nghi Sơn.

D. Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Vinh, Cái Lân, Hải Phòng.

Câu 19. Cho biểu đồ Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990-2005 (đơn vị %)

Theo biểu đồ trên, thì nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Từ 1990 đến 1992 tỉ trọng xuất khẩu tăng.

B. Giá trị nhập khẩu năm 2005 nhỏ hơn ở năm 1990.

C. Từ 1995 - 2005 đến nay, nước ta là nước nhập siêu.

D.Đến năm 1992, cán cân xuất nhập khẩu tiến tới sự cân đối.

Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô rất lớn?

A. Hà Nội, Hải Phòng.

B. Đà Nẵng, Nha Trang.

C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa.

D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết trung tâm du lịch quốc gia ở nước ta là

A. Hà Nội, Hải Phòng, Huế, TP. Hồ Chí Minh

B. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng

D. Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 22. Lý do chủ yếu để có nhiều nhà máy xay xát tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh là

A. có cơ sở hạ tầng phát triển.       

B. gần vùng nguyên liệu.

C. có thị trường lớn, phục vụ xuất khẩu.   

D. có truyền thống lâu đời.

Câu 23. Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta là gì?

A. Miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu.

B.Sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ.

C.Chế độ nước theo mùa làm sản lượng thất thường.

D.Sông ngòi ngắn dốc, địa hình hiểm trở nên khó khai thác.

Câu 24. Cho bảng số liệu: Sản lượng than, dầu thô và điện của Việt Nam

Sản phẩm

1990

1995

2000

2005

Than (triệu tấn)

4,6

8,4

11,6

34,1

Dầu thô (triệu tấn)

2,7

7,6

16,3

18,5

Điện (tỉ KWh)

8,8

14,7

26,7

52,1

Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2006?

A. Biểu đồ miền

B. Biểu đồ tròn

C. Biểu đồ đường

D. Biểu đồ cột

II. Tự luận

Câu 1: Đọc bài báo sau kết hợp kiến thức đã học để trả lời câu hỏi bên dưới (2,0 điểm)

“Với định hướng tái cơ cấu mô hình tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam, lấy công nghiệp chế biến là động lực tăng trưởng chính của toàn ngành, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, kết quả cho thấy sản xuất công nghiệp năm 2017 của nhóm ngành công nghiệp chế biến tăng 14,5% so cùng kỳ (cùng kỳ chỉ tăng 11%), trong bối cảnh ngành khai thác giảm và là nhóm đóng vai trò quan trọng, là động lực chính trong tăng trưởng của toàn ngành…

… Các chuyên gia cho rằng, phải đặc biệt quan tâm đến đầu tư công nghệ cho các ngành công nghiệp chế biến (trong đó có công nghiệp chế biến thực phẩm) nếu muốn nâng cao chất lượng và có giá thành cạnh tranh hơn”

(Theo Nguyễn Quỳnh, bài đăng trên vov.vn ngày 30/12/2017)

a/Trong bài báo có nêu “công nghiệp chế biến”, vậy trong cơ cấu công nghiệp theo ngành nước ta thì ngoài nhóm công nghiệp chế biến còn có nhóm công nghiệp nào? (0.5điểm)

b/Các định hướng nào để hoàn thiện cơ cấu công nghiệp theo ngành nào được nêu trong  bài  viết trên? (1.5 điểm)

Câu 2: Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước ta được phân thành mấy vùng công nghiệp? Cho biết thành phố Đà Nẵng nằm ở vùng công nghiệp nào? Nêu phạm vi của vùng công nghiệp đó. (1.0 điểm)

Câu 3: Hiện nay, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta đã được công nhận là di sản thế giới. Em hãy cho biết tên của hai di sản thiên nhiên thế giới có ở Việt Nam, hai di sản đó nằm ở vùng kinh tế nào? Đề xuất 2 giải pháp để du lịch Việt Nam có thể phát triển bền vững? (1.0 điểm)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tổng hợp kiến thức.

Phân tích và liên hệ.

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

A

B

D

D

C

6

7

8

9

10

B

B

B

C

B

11

12

13

14

15

B

C

D

C

C

16

17

18

19

20

D

B

B

B

D

21

22

23

24

25

B

C

C

C

 

II. TỰ LUẬN

Câu 1

a. Trong bài báo có nêu “công nghiệp chế biến”, vậy trong cơ cấu công nghiệp theo ngành nước ta thì ngoài nhóm công nghiệp chế biến còn có nhóm công nghiệp nào?

 Công nghiệp khai thác, công nghiệp sx phân phối điện – khí đốt – nước.

b. Các định hướng nào để hoàn thiện cơ cấu công nghiệp theo ngành nào được nêu trong bài viết trên?

- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông lâm thủy sản. Giảm các ngành công nghiệp khai thác, nhất là khai thác khoáng sản

- Đầu tư theo chiều sâu (Đầu tư công nghệ), tăng chất lượng / hạ giá thành sản phẩm.

Câu 2

Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp ( năm 2001), cả nước ta được phân thành mấy vùng công nghiệp? Cho biết thành phố Đà Nẵng nằm ở vùng nào? Nêu phạm vi của vùng công nghiệp đó.

Cả nước ta được phân thành 6 vùng công nghiệp.

Thành phố Đà Nẵng nằm ở vùng công nghiệp số 3.

Nêu phạm vi của vùng công nghiệp đó: từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (hoặc kể tên các tỉnh).

Câu 3

Hai di sản: Vịnh Hạ Long, ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Phong Nha-Kẻ Bàng, ở Bắc Trung Bộ.

Giải pháp: Tôn tạo, nâng cấp các điểm tham quan, bảo vệ tài nguyên – môi trường, quảng bá, đào tạo nhân lực của ngành…

Fqa.vn

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved