logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

46. Đề số 46 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Admin FQA

30/12/2022, 13:18

Đề bài

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

(Trích bài thơ Đồng chí, Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2017)

1. Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính

2. Nhận biết

Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính?

3. Thông hiểu

Nêu ý nghĩa của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.

4. Vận dụng

Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên (trả lời ngắn từ 5 – 7 dòng)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Vận dụng cao

Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về vai trò của tình bạn trong cuộc sống con người.

Câu 2: (5,0 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Từ đó, hãy liên hệ với người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay.

Lời giải chi tiết

Câu 1.

1.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm,…

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Hình ảnh: rừng hoang sương muối, đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới, đầu súng.

3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đầu súng trăng treo”:

- Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu.

- Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú:

+ Gợi liên tưởng: chiến tranh - hòa bình, hiện thực - ảo mộng, kiên cường – lãng mạn, chất chiến sĩ – chất thi sĩ.

+ Gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sáng trong, sâu sắc. Sự xuất hiện của vầng trăng là một bằng chứng về sức mạnh kì diệu của tình đồng đội. Tình cảm ấy giúp tâm hồn người lính bay lên giữa lúc gay go, khốc liệt của chiến tranh.

+ Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh.

+ Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam – một bàn tay giữ chắc cây súng mà trái tim luôn hướng đến những khát vọng thanh bình.

4.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Người lính trong tư thế điềm tĩnh, chủ động, sẵn sàng chờ giặc đến.

- Tinh thần yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hi sinh cho đất nước.

- Tinh thần đồng đội gắn bó chặt chẽ, vượt qua mọi khó khăn.

- Dù đứng trước cảnh mất mát hi sinh, tâm hồn họ vẫn bay lên với những hình ảnh vầng trăng nơi đầu súng.

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

*Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội.

- Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

*Yêu cầu về nội dung:

1. Giải thích vấn đề

Tình bạn là gì? Tình bạn là tình cảm gắn bó thân thiết giữa những người có nét chung về sở thích, tính tình, ước mơ, lý tưởng,… họ có thể chia sẻ với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống với nhau.

2. Bàn luận vấn đề

- Vai trò, ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống:

+ Có bạn bè sẽ giúp chúng ta san sẻ nỗi buồn, nhân đôi niềm vui, làm cho cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn.

+ Người bạn tốt còn là người bạn có thể giúp ta học được những điều hay lẽ phải, để bản thân chúng ta trở nên hoàn thiện hơn.

- Chứng minh: Có thể kể đến những tình bạn đẹp của Lưu Bình và Dương Lễ, Bá Nha và Tử Kì, Nguyễn Khuyến và Dương Khuê,…

- Cách ứng xử trong tình bạn

+ Tình bạn cần sự chân thành từ hai phía, mỗi người cần chân thành, tin tưởng lẫn nhau.

+ Luôn bên cạnh bạn những lúc buồn, giúp đỡ bạn những lúc khó khăn.

+ …

3. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Dân gian có câu “Giàu vì bạn, sang vì vợ” nhưng cũng có câu “Tin bạn mất bò” bởi lẽ có nhiều người tưởng như là bạn nhưng thật ra lại lợi dụng ta để mưu cầu lợi ích cá nhân. Vì thế phải suy nghĩ cẩn thận để chọn người bạn tốt để tránh xa những kẻ trục lợi, lừa thầy phản bạn.

- Liên hệ bản thân.

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

- Nguyễn Dữ (khoảng thế kỉ XVI) quê Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

- Thời đại: nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, nội chiến liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

- Con người:

+ Nổi tiếng học rộng, tài cao.

+ Chỉ làm quan một năm rồi lui về sống ẩn dật ở miền núi Thanh Hóa.

+ Sưu tầm truyện dân gian để sáng tác “Truyền kì Mạn Lục”.

- Tác phẩm:

+ Là truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của “Truyền kì Mạn Lục”. Lấy nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”.

+ Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật Vũ Nương có vẻ đẹp toàn diện nhưng số phận nhiều đắng cay, bất hạnh.

2. Chứng minh vấn đề

a. Vũ Nương có vẻ đẹp toàn diện:

* Nàng là người có“tư dung tốt đẹp”:

- Nhan sắc xinh đẹp.

- Phẩm chất đẹp đẽ, cao quý.

=> Mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất của người phụ nữ xã hội phong kiến.

* Nàng có nhiều phẩm chất cao quý:

=> Là người vợ, người mẹ đảm đang, người con dâu hiếu thảo:

- Đảm đang (khi chồng đi lính):

+ Một mình gánh vác gia đình.

+ Chăm sóc mẹ chồng già yếu.

+ Nuôi dạy con thơ.

- Hiếu thảo (khi mẹ chồng ốm):

+ Nàng hết lòng chăm sóc như với cha mẹ đẻ của mình (cơm cháo, thuốc thang, an ủi…)

+ Lễ bái thần phật cầu cho bà tai qua, nạn khỏi.

+ Lời trăng trối của bà trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành của Vũ Nương.

+ Bà mất: nàng lo tang ma chu đáo.

=> Là người vợ nết na, thủy chung, giàu lòng vị tha:

- Nết na, thủy chung:

+ Khi mới cưới: nàng hết sức giữ gìn khuôn phép.

+ Ngày tiễn chồng ra trận, trong lời từ biệt ta thấy nàng chỉ mong chồng trở về bình yên.

+ Ba năm xa chồng, Vũ Nương buồn nhớ khôn nguôi, toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình.

+ Thậm chí, ngày Trương Sinh trở về, bị nghi ngờ, Vũ Nương chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng.

* Tấm lòng son sắt, thủy chung.

- Giàu lòng vị tha:

+ Khi bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi, Vũ Nương chỉ đau khổ, thanh minh mà chẳng hề oán hận, căm ghét chồng.

+ Sống dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ thương gia đình, quê hương.

+ Gặp lại Trương Sinh, Vũ Nương không trách móc mà còn hết lời cảm tạ Trương Sinh.

=> Vũ Nương trở thành hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thảo hiền, đức hạnh.

b. Số phận bất hạnh:

* Phải sống trong nỗi cô đơn, vất vả:

- Vất vả thể xác:

+ Gánh vác gia đình.

+ Nuôi dạy con thơ.

+ Chăm sóc mẹ già.

- Cô đơn tinh thần (phải vượt lên):

+ Cảnh sống lẻ loi.

+ Nỗi nhớ thương khắc khoải.

+ Nỗi lo lắng cho chồng đang chinh chiến nơi xa.

* Phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng và phải tìm đến cái chết:

- Nguyên nhân (của nỗi oan):

+ Do lời nói ngây thơ của bé Đản.

+ Do Trương Sinh vốn đa nghi, hay ghen lại đang buồn vì mẹ mất.

+ Do chiến tranh gây ra 3 năm xa cách, niềm tin vào Vũ Nương bị thử thách, bị lung lay.

+ Do cuộc hôn nhân bất bình đẳng giữa Vũ Nương và Trương Sinh, do xã hội phong kiến trọng nam, khinh nữ cho phép Trương Sinh được đối xử rẻ rúng, tàn tệ với vợ mình.

- Hậu quả (của nỗi oan):

+ Trương Sinh nghi ngờ, gạt đi lời thanh minh của Vũ Nương, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi.

+ Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tận.

- Sống không hạnh phúc dưới thủy cung: Dù được cứu sống, sống cuộc đời bất tử, song Vũ Nương không hạnh phúc vẫn luôn nhớ về gia đình.

=> Tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc.

3. Liên hệ

- Người phụ nữ trong xã hội hiện đại đã được sống cuộc đời bình đẳng nam nữ, họ đương tôn trọng, được học tập.

- Nhiều phụ nữ đã khẳng định bản lĩnh của bản thân, trở thành nhà kinh doanh giỏi, nhà chính trị gia kiệt xuất.

- Điều đó khiến chúng ta càng phải trân trọng hơn cuộc sống này.

4. Tổng kết.

 

Nguồn: Sưu tầm

Fqa.vn

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved