Admin FQA
30/09/2023, 21:46
Đề bài
Câu 1: Thành phần chính của đá vôi là:
A. đồng B. calcium carbonate
C. hydrochloric acid D. sodium chloride
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây không phải là chất tinh khiết?
A. Vàng B. Bạc C. Không khí D. Đồng
Câu 3: Kí hiệu trong hình dưới đây thể hiện điều gì?
A. Chất dễ cháy B. Chất gây hại cho môi trường
C. Chất độc hại sinh học D. Chất ăn mòn
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tế bào có rất ít loại, các loại tế bào đều có hình dạng giống nhau.
B. Tế bào có rất nhiều loại, các loại tế bào khác nhau có hình dạng giống nhau.
C. Tế bào có kích thước lớn, kích thước trung bình của tế bào lớn hơn 100 micrômét.
D. Tế bào có kích thước rất nhỏ, kích thước trung bình của tế bào từ 0,5 đến 100 micrômét.
Câu 5: Cho mẫu chất có đặc điểm như sau: có khối lượng xác định, không có thể tích xác định và không có hình dạng xác định mà mang hình dạng của vật chứa nó. Mẫu vật đó ở thể nào?
A. Rắn B. Lỏng C. Khí D. Không xác định
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây là biểu hiện của sự sinh sản ở thực vật?
A. Tăng chiều cao B. Vận động
C. Ra hoa, tạo quả và hạt D. Tăng số lượng cành, nhánh
Câu 7: Trong các sinh vật dưới đây, đâu là sinh vật đơn bào?
A. San hô B. Sứa C. Mực D. Trùng biến hình
Câu 8: Cho các đặc điểm sau:
(1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm
(2) Lập bảng các đặc điểm đối lập
(3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài
(4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân)
(5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài
Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào?
A. (1), (2), (4) B. (1), (3), (4) C. (5), (2), (4) D. (5), (1), (4)
Câu 9: Kết luận đúng về bốn hỗn hợp khi lắc đều (1), (2), (3) và (4) là:
A. (1), (2), (4) là huyền phù. B. (2), (3), (4) là huyền phù.
C. (1), (2), (3) là huyền phù. D. (1), (2), (4) không phải là huyền phù.
Câu 10: Cho các đại diện dưới đây:
(1) Nấm sò; (2) Vi khuẩn; (3) Tảo lục đơn bào; (4) Rong
Trong các đại diện trên, có bao nhiêu đại diện thuộc giới Nguyên sinh?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11: Vi khuẩn có hại vì
A. nhiều vi khuẩn gây bệnh cho động vật, thực vật và người.
B. vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường.
C. vi khuẩn làm hỏng thức ăn: gây ôi thiu, thối rữa.
D. vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường; gây bệnh cho động vật, thực vật và người; làm hỏng thức ăn.
Câu 12: Công cụ nào sau đây không hữu ích trong việc xác định các đặc điểm của sinh vật khi xây dựng khóa lưỡng phân?
A. Kính lúp cầm tay B. Kính viễn vọng
C. Kính hiển vi D. Thước mét
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không đúng về nito?
A. Ở điều kiện nhiệt độ phòng, nito tồn tại ở thể khí.
B. Trong không khí, nito chiếm khoảng 4/5 về thể tích.
C. Nito là khí không màu, không mùi.
D. Nito là khí duy trì sự cháy.
Câu 14: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20 cm. Khi treo một quả cân, độ dài của lò xo là 22 cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:
A. 4 cm B. 6 cm C. 24 cm D. 26 cm
Câu 15: Con dao làm bằng thép sẽ không bị gì nếu
A. cắt chanh rồi không rửa. B. sau khi dùng, rửa sạch, lau khô.
C. dùng xong, cất đi ngay. D. ngâm trong nước lâu ngày.
Câu 16: Phương pháp lọc dùng để
A. tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.
B. tách chất rắn tan khỏi chất lỏng.
C. tách chất lỏng khỏi hỗn hợp các chất lỏng không đồng nhất.
D. tách các chất không hoà tan trong nhau khỏi hỗn hợp.
Câu 17: Trong các cấp độ tổ chức cơ thể dưới đây, cấp độ tổ chức nào là lớn nhất?
A. Tế bào B. Cơ quan C. Hệ cơ quan D. Mô
Câu 18: Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
A. Xe đạp đi trên đường
B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn
C. Lò xo bị nén
D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào
Câu 19: Thành phần nào dưới đây có trong cấu tạo virus?
A. Vỏ protein B. Nhân C. Màng sinh chất D. Tế bào chất
Câu 20: Dưới đây là các bước của quy trình quan sát tế bào biểu bì hành tây.
(1) Đậy lamen và sử dụng giấy thấm để thấm phần nước thừa.
(2) Dùng kim mũi mác khoanh một mảnh biểu bì có kích thước 1cm x 1cm và khẽ tách lấy lớp tế bào biểu bì.
(3) Đặt lớp biểu bì lên lam kính.
(4) Nhỏ một giọt nước cất lên lớp biểu bì trên lam kính.
(5) Vẽ hình quan sát được dưới kính hiển vi.
(6) Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi quang học.
Thứ tự sắp xếp đúng các bước là:
A. (1), (3), (4), (6), (5), (2). B. (2), (3), (4), (1), (6), (5).
C. (2), (1), (3), (5), (6), (4). D. (4), 6), (5), (1), (3), (2).
Câu 21: Việc làm nào sau đây là quá trình tách chiết chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?
A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.
B. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.
C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.
D. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.
Câu 22: Quá trình nào sau đây cần oxygen?
A. Hô hấp. B. Quang hợp. C. Hoà tan. D. Nóng chảy.
Câu 23: Nhiên liệu hóa thạch:
A. là nguồn nhiên liệu tái tạo.
B. là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.
C. là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.
D. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.
Câu 24: Một số loài động vật vẫn tồn tại không bào. Các không bào đó có chức năng gì?
A. Chứa sắc tố B. Co bóp, tiêu hóa
C. Chứa chất thải D. Dự trữ dinh dưỡng
Câu 25: Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là?
A. Lực kế B. Tốc kế C. Nhiệt kế D. Cân
Câu 26: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?
A. Chiếc thuyền đang chuyển động. B. Con cá đang bơi.
C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển. D. Mẹ em đang rửa rau.
Câu 27: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?
A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật
B. Khiến cho sinh vật già đi
C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương
D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể
Câu 28: Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người?
A. Tim B. Phổi C. Não D. Dạ dày
Câu 29: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?
A. Thủy tinh B. Kim loại C. Cao su D. Gốm
Câu 30: Lương thực, thực phẩm không chứa nhóm chất dinh dưỡng nào sau đây?
A. Carbohydrate. B. Lipid. C. Muối khoáng. D. Protein.
Đáp án
1. B | 2. C | 3. B | 4. D | 5. C | 6. C | 7. D | 8. B | 9. A | 10. B |
11. D | 12. B | 13. D | 14. D | 15. B | 16. A | 17. C | 18. C | 19. A | 20. B |
21. C | 22. A | 23. C | 24. B | 25. A | 26. C | 27. C | 28. C | 29. B | 30. C |
Câu 1:
Đá vôi có thành phần chính là calcium carbonate.
Đáp án B.
Câu 2:
Không khí là hỗn hợp của nhiều chất như oxygen, nitrogen … nên không phải là chất tinh khiết.
Đáp án C.
Câu 3:
Kí hiệu trong hình dưới đây thể hiện chất gây hại cho môi trường.
Đáp án B.
Câu 4:
Tế bào có nhiều loại. Các loại tế bào khác nhau có hình dạng khác nhau: hình que, hình cầu, hình đĩa, hình nhiều cạnh, hình thoi, hình sao, …
Tế bào thường rất nhỏ, kích thước 0,5 đến 100 micrômét (µm).
Đáp án D.
Câu 5:
Chất khí có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định.
Đáp án C.
Câu 6:
Đặc điểm là biểu hiện của sự sinh sản ở thực vật là ra hoa, tạo quả và hạt.
Đáp án C.
Câu 7:
Sinh vật đơn bào chủ yếu là các nhóm sinh vật nhân sơ như virus, vi sinh vật … như trùng giày, trùng roi, trùng biến hình …
Đáp án D.
Câu 8:
Khi xây dựng khóa lưỡng phân, người ta sẽ bắt đầu bằng việc lựa chọn các đặc điểm để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm. Sau đó sẽ tiếp tục các làm như vậy ở các nhóm nhỏ tiếp theo cho đến khi xác định được từng loài. Cuối cùng thì sẽ lập sơ đồ phân loại các loài sinh vật.
Đáp án B
Câu 9:
(1): Đất không tan, lơ lửng trong nước
(2): Bột phấn không tan, lơ lửng trong nước
(3): Đường tan
(4): Cát mịn không tan, lơ lửng trong nước
=> (1), (2), (4) là huyền phù
Đáp án A
Câu 10:
Đại diện giới nguyên sinh bao gồm: Tảo lục đơn bào; Rong.
Đáp án B.
Câu 11:
Vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường; gây bệnh cho động vật, thực vật và người; làm hỏng thức ăn.
Đáp án D.
Câu 12:
Công cụ hữu ích trong việc xác định các đặc điểm của sinh vật khi xây dựng khoá lưỡng phân gồm: Kính lúp cầm tay, kính hiển vi, thước đo, ...
Đáp án B.
Câu 13:
Ở nhiệt độ phòng, nitơ tồn tại ở thể khí, không màu, không mùi, chiếm khoảng 4/5 thể tích không khí và không duy trì sự cháy.
Đáp án D
Câu 14:
Khi treo một quả cân thì độ dãn của lò xo là 22 – 20 = 2 cm
Áp dụng, độ dãn của lò xo tăng tỉ lệ với khối lượng của vật
=> Khi treo ba quả cân thì độ dãn của lò xo là 3 .2 = 6cm
Chiều dài của lò xo khi treo ba quả cân là 20 = 6 = 26 cm
Đáp án D
Câu 15:
A: Chanh có tính axit, tiếp xúc với dao làm bằng kim loại gây ăn mòn kim loại
B: Rửa sạch để dao không tiếp xúc với chất gây ăn mòn, lau khô để tránh bị gỉ
C: Dùng xong không rửa, dao có thể tiếp xúc với chất gây ăn mòn
D: Ngâm trong nước làm gỉ đồ vật bằng kim loại
Đáp án B.
Câu 16:
A: Dùng phương pháp lọc
B: Dùng phương pháp cô cạn
C: Dùng phương pháp chiết
D: Sai vì 2 chất lỏng không hòa tan thì phải dùng chiết
Đáp án A
Câu 17:
Trong 4 cấp độ tổ chức cơ thể: tế bào, mô, cơ quan và hệ cơ quan, cấp độ tổ chức nào là lớn nhất là hệ cơ quan.
Đáp án C.
Câu 18:
A – Xuất hiện lực ma sát lăn
B – Xuất hiện lực ma sát trượt
C – Xuất hiện lực đàn hồi
D – Xuất hiên lực ma sát nghỉ
Đáp án C
Câu 19:
Nhân, tế bào chất, màng sinh chất là thành phần cấu tạo nên tế bào nhân thực.
Vỏ protein có trong cấu tạo virus.
Đáp án A.
Câu 20:
Quan sát tế bào biểu bì hành tây
1. Dùng kim mũi mác khoanh một mảnh biểu bì có kích thước 1cm x 1cm và khẽ tách lấy lớp tế bào biểu bì.
2. Đặt lớp biểu bì lên lam kính. quan sát tế bào biểu bì hành tây
3. Nhỏ một giọt nước cất lên lớp biểu bì trên lam kính.
4. Đậy lamen và sử dụng giấy thấm để thấm phần nước thừa.
5. Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi quang học.
6. Vẽ hình quan sát được dưới kính hiển vi.
Đáp án B.
Câu 21:
Việc làm là quá trình tách chiết chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt là: lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.
Đáp án C.
Câu 22:
Quá trình cần oxygen là quá trình hô hấp.
Đáp án A.
Câu 23:
Nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu chứa hàm lượng carbon và hydrocarbon cao. Chúng được tạo thành bởi quá trình phân hủy kỵ khí của các sinh vật chết bị chôn vùi cách đây hơn 300 triệu năm
Đáp án C.
Câu 24:
Một số loài động vật vẫn tồn tại không bào. Các không bào này có chức năng co bóp và tiêu hóa.
Đáp án B.
Câu 25:
Để đo độ lớn của lực ta cần dùng lực kế
Đáp án A.
Câu 26:
A – Thuyền chịu lực cản của nước.
B – Con cá chịu lực cản của nước.
C – Chân bạn Mai chịu lực cản không khí.
D – Tay mẹ em chịu lực cản của nước.
Đáp án C.
Câu 27:
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa làm tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương.
Đáp án C.
Câu 28:
Cơ quan thuộc hệ thần kinh ở người là não bộ.
Đáp án C.
Câu 29:
Vật liệu dẫn điện tốt là kim loại.
Đáp án B.
Câu 30:
Lương thực, thực phẩm không chứa nhóm chất dinh dưỡng muối khoáng.
Đáp án C.
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved