logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Đề thi học kì 2 KHTN 6 Cánh diều - Đề 1

Admin FQA

30/09/2023, 22:40

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi và các vùng ven biển?

1) Miền núi và vùng ven biển có nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp … nên có nhiều muỗi Anophen mang các mầm bệnh trùng sốt rét.

2) Miền núi và ven biển có khí hậu thuận lợi

3) Miền núi và ven biểu có nhiều ánh sáng.

A. 1, 2                             B. 1, 2, 3                          C. 1, 3                              D. 1

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khối lượng được đo bằng gam.                                    

B. Kilogam là đơn vị đo khối lượng
C. Trái Đất hút các vật
D. Không có lực hấp dẫn trên mặt trăng

Câu 3: Khẳng định nào sau đây về nấm là đúng?

A. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi.

B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi

C. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực

D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người.

Câu 4: Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có:

A. Năng lượng ánh sáng                                          B. Năng lượng điện
C. Năng lượng nhiệt                                                D. Động năng

Câu 5: Loài thực vật nào sau đây thuộc ngành Dương xỉ?

A. Bèo tấm                      B. Kim giao                     C. Bèo vảy ốc                  D. Bao báp

Câu 6: Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng đàn hồi?

A. Dây cao su đang dãn
B. Khúc gỗ đang trôi theo dòng nước
C. Ngọn lửa đang cháy
D. Quả táo trên mặt bàn

Câu 7: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

A. Gây bệnh nấm da ở động vật

B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng

C. Gây bệnh viên gan B ở người

D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người

Câu 8: Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo, thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hoá thành:

A. Năng lượng hoá học                                            B. Năng lượng nhiệt
C. Năng lượng ánh sáng                                          D. Năng lượng âm thanh

Câu 9: Vì sao trái cây để lâu ngoài không khí dễ sinh nấm mốc?

A. Do trái cây đã có sẵn mầm nấm mốc

B. Do người dùng không rửa sạch các loại trái cây

C. Do các loại trái cây có đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng

D. Do người dùng không đậy kín các loại trái cây

Câu 10: Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin mặt trời, tấm pin sẽ tạo ra điện. Đó là một ví dụ về chuyển hoá:

A. Năng lượng ánh sáng thành năng lượng nhiệt
B. Năng lượng hạt nhân thành năng lượng hoá học
C. Năng lượng điện thành động năng
D. Năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện

Câu 11: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?

A. Vì chúng có hệ mạch                                          B. Vì chúng sống trên cạn

C. Vì chúng có hạt nằm trong quả                           D. Vì chúng có rễ thật

Câu 12: Năng lượng nào sau đây KHÔNG PHẢI năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng mặt trời
B. Năng lượng gió
C. Năng lượng của than đá
D. Năng lượng của sóng biển

Câu 13: Trong các loại cây dưới đây, cây nào vừa là cây ăn quả, vừa là cây làm cảnh, vừa là cây làm thuốc?

A. Cần sa                         B. Sen                              C. Mít                              D. Dừa

Câu 14: Ở Ninh Thuận, người ta dùng các tuabin gió để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là:

A. Năng lượng ánh sáng mặt trời                             B. Năng lượng gió
C. Năng lượng của sóng biển                                   D. Năng lượng của dòng nước

Câu 15: Tại sao khi trời nắng nóng, đứng dưới tán cây sẽ cảm thấy sẽ cảm thấy mát mẻ hơn?

A. Vì thực vật quang hợp và thoát hơi nước

B. Vì mặt trời không chiếu tới

C. Vì ở nơi có thực vật thì sẽ có nhiều gió

D. Vì chúng ta có cảm giác đứng dưới tán cây sẽ mát hơn.

Câu 16: Nói về hiện tượng mọc và lặn của Mặt trời, em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng?

A. Mặt trời mọc ở hướng tây
B. Mặt trời mọc ở hướng nam
C. Mặt trời lặn ở hướng tây
D. Mặt trời lặn ở hướng nam

Câu 17: Ngân hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên hà nào?

A. Thiên hà xoắn ốc                                                B. Thiên hà elip

C. Thiên hà hỗn hợp                                                D. Thiên hà không định hình

Câu 18: Mặt trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt trời to và sáng hơn nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do:

A. Mặt trời là ngôi sao sáng nhất của Ngân Hà
B. Mặt trời là ngôi sao gần trái đất nhất
C. Mặt trời là ngôi sao to nhất trong Ngân Hà
D. Mặt trời là ngôi sao to nhất và sáng nhất trong Ngân Hà

Câu 19: Nguồn năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng tái tạo?

A. Than                           B. Khí tự nhiên                C. Gió                              D. Dầu

Câu 20: Hành tinh nào xếp thứ ba kể từ Mặt trời?

A. Trái đất                       B. Thuỷ tinh                    C. Kim tinh                      D. Hoả tinh

Câu 21: Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bản quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa:

A. vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát

B. làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối

C. phóng to các tế bào vi khuẩn để quan sát

D. làm tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối

Câu 22: Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì:

A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng

B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời

C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất

D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.

Câu 23: Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?

A. Nấm hương                 B. Nấm bụng dê               C. Nấm mốc                    D. Nấm men

Câu 24: Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm:

A. Mặt Trăng, Trái Đất, các tiểu hành tinh và sao chổi.

B. Các hành tinh, vệ tinh và các đám bụi, khí.

C. Các tiểu hành tinh và các đám bụi, khí.

D. Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh và đám bụi, khí.

Câu 25: Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?

A. Nấm men                    B. Vi khuẩn                     C. Nguyên sinh vật          D. Virus

Câu 26: Một thiên thạch bay tiến vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vệt sáng dài. Vết sáng này được gọi là

A. sao đôi                        B. sao chổi                       C. sao băng                      D. sao siêu mới

Câu 27: Đặc điểm nào sau đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?

A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào    

B. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng

C. Có khả năng tự dưỡng

D. Di chuyển nhờ lông bơi.

Câu 28: Trong các nhận định nào sau đây, phát triển nào là đúng:

A. Trái Đất đứng yên trong không gian, Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất một vòng hết một ngày đêm.

B. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

C. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

D. Mặt Trời mọc lên ở phía tây vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn ở phía đông lúc chiều tối.

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1: Vì sao ăn cá nóc có thể gây chết người? Để phòng ngừa ngộ độc cá nóc chúng ta cần phải làm gì?

Câu 2: Nêu những hiểu biết của em về hiện tượng Mặt Trời lặn và mọc. Khi nào xuất hiện ban ngày và ban đêm trên Trái Đất? Vì sao có hiện tượng ngày và đêm?

Đáp án

Đáp án và lời giải chi tiết

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi và các vùng ven biển?

1) Miền núi và vùng ven biển có nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp … nên có nhiều muỗi Anophen mang các mầm bệnh trùng sốt rét.

2) Miền núi và ven biển có khí hậu thuận lợi

3) Miền núi và ven biểu có nhiều ánh sáng.

A. 1, 2                             B. 1, 2, 3                          C. 1, 3                              D. 1

Phương pháp giải

Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi và các vùng ven biển vì miền núi và vùng ven biển có nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp … nên có nhiều muỗi Anophen mang các mầm bệnh trùng sốt rét.

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khối lượng được đo bằng gam.
B. Kilogam là đơn vị đo khối lượng
C. Trái Đất hút các vật
D. Không có lực hấp dẫn trên mặt trăng

Phương pháp giải

Có lực hấp dẫn trên mặt trăng

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 3: Khẳng định nào sau đây về nấm là đúng?

A. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi.

B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi

C. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực

D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người.

Phương pháp giải

Khẳng định đúng là: Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực.

Lời giải chi tiết

A sai, vì nấm có nhiều hình dạng và dễ dàng quan sát bằng mắt thường nhưng có loại chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi.

B sai, nấm hương thuộc nhóm nấm đảm.

D sai, một số loài nấm gây bệnh ở người và những loài sinh vật khác.

Đáp án C

Câu 4: Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có:

A. Năng lượng ánh sáng
B. Năng lượng điện
C. Năng lượng nhiệt
D. Động năng

Phương pháp giải

Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có động năng

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 5: Loài thực vật nào sau đây thuộc ngành Dương xỉ?

A. Bèo tấm                      B. Kim giao                     C. Bèo vảy ốc                  D. Bao báp

Phương pháp giải

Bèo vảy ốc thuộc ngành Dương xỉ.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 6: Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng đàn hồi?

A. Dây cao su đang dãn
B. Khúc gỗ đang trôi theo dòng nước
C. Ngọn lửa đang cháy
D. Quả táo trên mặt bàn

Phương pháp giải

Dây cao su đang dãn có thế năng đàn hồi

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 7: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

A. Gây bệnh nấm da ở động vật

B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng

C. Gây bệnh viên gan B ở người

D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người

Phương pháp giải

Tác hại không phải do nấm gây ra là: Gây bệnh viên gan B ở người.

Bệnh viêm gan B ở người do virus viêm gan B gây ra.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 8: Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo, thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hoá thành:

A. Năng lượng hoá học
B. Năng lượng nhiệt
C. Năng lượng ánh sáng
D. Năng lượng âm thanh

Phương pháp giải

Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo, thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hoá thành Năng lượng nhiệt

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 9: Vì sao trái cây để lâu ngoài không khí dễ sinh nấm mốc?

A. Do trái cây đã có sẵn mầm nấm mốc

B. Do người dùng không rửa sạch các loại trái cây

C. Do các loại trái cây có đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng

D. Do người dùng không đậy kín các loại trái cây

Phương pháp giải

Trái cây để lâu ngoài không khí dễ sinh nấm mốc do các loại trái cây có đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 10: Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin mặt trời, tấm pin sẽ tạo ra điện. Đó là một ví dụ về chuyển hoá:

A. Năng lượng ánh sáng thành năng lượng nhiệt
B. Năng lượng hạt nhân thành năng lượng hoá học
C. Năng lượng điện thành động năng
D. Năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện

Phương pháp giải

Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin mặt trời, tấm pin sẽ tạo ra điện. Đó là một ví dụ về chuyển hoá Năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 11: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?

A. Vì chúng có hệ mạch                                          B. Vì chúng sống trên cạn

C. Vì chúng có hạt nằm trong quả                           D. Vì chúng có rễ thật

Phương pháp giải

Ngành Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành động vật vì hạt của chúng được bảo vệ trong quả nên sẽ không chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và sẽ đảm bảo được độ nảy mầm cao hơn.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 12: Năng lượng nào sau đây KHÔNG PHẢI năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng mặt trời
B. Năng lượng gió
C. Năng lượng của than đá
D. Năng lượng của sóng biển

Phương pháp giải

Năng lượng của than đá KHÔNG PHẢI năng lượng tái tạo

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 13: Trong các loại cây dưới đây, cây nào vừa là cây ăn quả, vừa là cây làm cảnh, vừa là cây làm thuốc?

A. Cần sa                         B. Sen                              C. Mít                              D. Dừa

Phương pháp giải

Sen là cây có thể vừa ăn được , vừa làm cảnh, lại vừa làm thuốc.

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 14: Ở Ninh Thuận, người ta dùng các tuabin gió để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là:

A. Năng lượng ánh sáng mặt trời                             B. Năng lượng gió
C. Năng lượng của sóng biển                                   D. Năng lượng của dòng nước

Phương pháp giải

Ở Ninh Thuận, người ta dùng các tuabin gió để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là Năng lượng gió

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 15: Tại sao khi trời nắng nóng, đứng dưới tán cây sẽ cảm thấy sẽ cảm thấy mát mẻ hơn?

A. Vì thực vật quang hợp và thoát hơi nước

B. Vì mặt trời không chiếu tới

C. Vì ở nơi có thực vật thì sẽ có nhiều gió

D. Vì chúng ta có cảm giác đứng dưới tán cây sẽ mát hơn.

Phương pháp giải

Khi trời nắng nóng, đứng dưới tán cây sẽ cảm thấy sẽ cảm thấy mát mẻ hơn vì thực vật quang hợp và thoát hơi nước.

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 16: Nói về hiện tượng mọc và lặn của Mặt trời, em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng?

A. Mặt trời mọc ở hướng tây
B. Mặt trời mọc ở hướng nam
C. Mặt trời lặn ở hướng tây
D. Mặt trời lặn ở hướng nam

Phương pháp giải

Nói về hiện tượng mọc và lặn của Mặt trời Mặt trời lặn ở hướng tây LÀ ĐÚNG

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 17: Ngân hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên hà nào?

A. Thiên hà xoắn ốc                                                B. Thiên hà elip

C. Thiên hà hỗn hợp                                                D. Thiên hà không định hình

Phương pháp giải

Ngân hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên hà xoắn ốc.

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 18: Mặt trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt trời to và sáng hơn nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do:

A. Mặt trời là ngôi sao sáng nhất của Ngân Hà
B. Mặt trời là ngôi sao gần trái đất nhất
C. Mặt trời là ngôi sao to nhất trong Ngân Hà
D. Mặt trời là ngôi sao to nhất và sáng nhất trong Ngân Hà

Phương pháp giải

Mặt trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt trời to và sáng hơn nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do Mặt trời là ngôi sao gần trái đất nhất

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 19: Nguồn năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng tái tạo?

A. Than                           B. Khí tự nhiên                C. Gió                              D. Dầu

Phương pháp giải

Nguồn năng lượng gió là năng lượng tái tạo vì năng lượng này có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 20: Hành tinh nào xếp thứ ba kể từ Mặt trời?

A. Trái đất                       B. Thuỷ tinh                    C. Kim tinh                      D. Hoả tinh

Phương pháp giải

Hành tinh nào xếp thứ ba kể từ Mặt trời: Trái đất

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 21: Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bản quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa:

A. vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát

B. làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối

C. phóng to các tế bào vi khuẩn để quan sát

D. làm tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối

Phương pháp giải

Xanh methylene là một hợp chất có màu xanh dùng để nhuộm màu vi khuẩn giúp ta dễ quan sát chúng dưới kính hiển vi.

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 22: Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì:

A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng

B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời

C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất

D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.

Phương pháp giải

Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 23: Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?

A. Nấm hương                 B. Nấm bụng dê               C. Nấm mốc                    D. Nấm men

Phương pháp giải

Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm hương.

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 24: Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm:

A. Mặt Trăng, Trái Đất, các tiểu hành tinh và sao chổi.

B. Các hành tinh, vệ tinh và các đám bụi, khí.

C. Các tiểu hành tinh và các đám bụi, khí.

D. Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh và đám bụi, khí.

Phương pháp giải

Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh và đám bụi, khí.

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 25: Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?

A. Nấm men                    B. Vi khuẩn                     C. Nguyên sinh vật          D. Virus

Phương pháp giải

Quá trình chế biến rượu vang cần hoạt động của nấm men là chủ yếu.

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 26: Một thiên thạch bay tiến vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vệt sáng dài. Vệt sáng này được gọi là

A. sao đôi

B. sao chổi

C. sao băng

D. sao siêu mới

Phương pháp giải

Một thiên thạch bay tiến vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vệt sáng dài. Vệt sáng này được gọi là sao băng

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 27: Đặc điểm nào sau đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?

A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào    

B. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng

C. Có khả năng tự dưỡng

D. Di chuyển nhờ lông bơi.

Phương pháp giải

Trùng giày, trùng roi và trùng biến hình đều là động vật có cấu tạo đơn bào (1 tế bào).

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 28: Trong các nhận định nào sau đây, phát triển nào là đúng:

A. Trái Đất đứng yên trong không gian, Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất một vòng hết một ngày đêm.

B. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

C. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

D. Mặt Trời mọc lên ở phía tây vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn ở phía đông lúc chiều tối.

Phương pháp giải

Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1: Vì sao ăn cá nóc có thể gây chết người? Để phòng ngừa ngộ độc cá nóc chúng ta cần phải làm gì?

Phương pháp giải

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết

Ăn cá nóc có thể gây chết người vì trong cá nóc có chứa độc tố tetrodotoxin, tập trung ở trứng cá, ruột, gan: không bị hủy ở nhiệt độ sôi hay phơi khô, sấy. Chất độc bị bất hoạt trong môi trường acid và kiềm mạnh. Tetrodotoxin gây liệt cơ, suy hô hấp, gây tử vong cao.

Để phòng ngừa ngộ độc cá nóc chúng ta cần phải:

  • Thông tin cho người dân nhận biết các loại cá nóc.
  • Không bán cá nóc và sản phẩm cá nóc.
  • Loại bỏ cá nóc trước khi chế biến các sản phẩm từ cá.
  • Không ăn cá nóc, hoặc khô cá nóc
  • Khi ăn phải cá nghi là cá nóc (có dấu hiệu tê môi, tê bàn tay) cần gây nôn và đưa ngay đến cơ sở y tế.
Câu 2: Nêu những hiểu biết của em về hiện tượng Mặt Trời lặn và mọc. Khi nào xuất hiện ban ngày và ban đêm trên Trái Đất? Vì sao có hiện tượng ngày và đêm?

Phương pháp giải

Dựa vào lí thuyết và kiến thức đã học

Lời giải chi tiết

a.

- Hiện tượng Mặt trời mọc và lặn: Khi Trái Đất quay, góc nghiêng giữa Mặt Trời và Trái Đất dần lớn lên. Đồng thời, nó tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, do đó chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây mỗi ngày.

- Phần được Mặt Trời chiếu sáng sẽ được gọi là ban ngày và phần không được Mặt Trời chiếu sáng sẽ gọi là ban đêm.

- Khi Trái Đất quay, phần ban ngày chuyển dần thành ban đêm và phần ban đêm chuyển dần thành ban ngày.

b. Có hiện tượng ngày và đêm do:

- Trái đất tự quay quanh trục: Hình khối cầu của trái đất luôn được chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm.

- Do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt của trái đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

- Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24 giờ. Khoảng thời gian đó thể hiện Trái Đất quay một vòng mất khoảng 24 giờ.

 

 

 

Fqa.vn

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved