logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

2. Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng năm 2020

Admin FQA

30/12/2022, 13:18

Đề bài

Phần I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với biển

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ.

 

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2019, trang 155)

Câu 1 (0,5 điểm)

Nếu xuất xứ của đoạn trích. 

Câu 2 (0,5 điểm)

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 3 (1,0 điểm)

Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ 

ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Câu 4 (1,0 điểm)

Qua đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ tinh thần của đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo kiểu tổng - phân - hợp, trình bày suy nghĩ của em về lối sống hòa hợp với thiên nhiên.

Câu 2 (5,0 điểm)

Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật bé Thu trong đoạn trích sau:

"Ðến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.

Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba... a... a... ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Ðó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Ðó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa. 

Trong lúc đó, ngoại nó cho tôi biết, đêm qua, bà đã tìm hiểu được vì sao nó không chịu nhận ba nó. Bà hỏi:

- Ba con, sao con không nhân? 

- Không phải. - Đang nằm mà nó cũng giẫy lên. 

- Sao con biết là không phải? Ba con đi lâu, con quên rồi chứ gì? 

- Ba không giống cái hình ba chụp với má-

- Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi

- Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy.

À ra vậy, bây giờ bà mới biết. Té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo, và bà cho nó biệế, ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương - bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ. Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về. Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi.

Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:

- Ba đi rồi ba về với con.

- Không - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.

Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.

(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2019, trang 198, 199)

Lời giải chi tiết

Phần I

Câu 1

Nếu xuất xứ của đoạn trích. 

Phương pháp: căn cứ bài Ánh trăng

Cách giải:

Đoạn trích nằm trong tác phẩm “Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy.

Câu 2

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Phương pháp: căn cứ nội dung khổ thơ

Cách giải:

Kỉ niệm giữa con người với vầng trăng trong quá khứ.

Câu 3

Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ 

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa

Phương pháp: căn cứ bài Ánh trăng

Cách giải:

- Nhân hóa: tình nghĩa

- Tác dụng: Giúp vầng trăng như một con người sống có tình, có nghĩa là người bạn đã có cùng những kỉ niệm đẹp không thể nào quên.

Câu 4

Qua đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Bài học sống ân nghĩa thủy chung, vẹn tròn như ánh trăng.

Phần II

Câu 1

Từ tinh thần của đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo kiểu tổng - phân - hợp, trình bày suy nghĩ của em về lối sống hòa hợp với thiên nhiên.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1.Giới thiệu vấn đề: sống hòa hợp với thiên nhiên.

2.Giải thích vấn đề

- Hòa hợp là hợp lại thành một thể thống nhất, hài hoà với nhau.

- Thiên nhiên bao gồm tất cả những gì bao quanh con người mà không do bàn tay con người tạo nên. Thiên nhiên bao gồm không khí, khí hậu, nguồn nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn động thực vật, các yếu tố địa lý, địa hình…

=> Sống hòa hợp với thiên nhiên là sống hài hòa với các yếu tố tự nhiên; yêu mến, giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên. Đây là một điều quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay với những thảm họa nhân loại, chúng ta cần thức tỉnh để nghe tiếng nói của tự nhiên.

3. Phân tích, bàn luận vấn đề

- Tại sao phải sống hòa hợp với thiên nhiên?

+ Thiên nhiên là nguồn sống của con người; con người thể tách rời khỏi thiên nhiên.

+ Vẻ đẹp của thiên nhiên giúp cho tâm hồn con người được sảng khoái, tinh thần được thư giãn.

+ Sống hòa hợp với thiên nhiên cũng là cách bảo vệ và giữ gìn môi trường sống, giúp duy trì nòi giống loài người.

+ Sống hòa hợp với thiên nhiên có thể giúp con người chữa lành những tổn thương sâu bên trong của cảm xúc.

+ Nếu thiên nhiên bị tàn phá, cuộc sống của con người sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Thiên tai và những thảm họa về bệnh tật sẽ đưa con người bước vào thời kì tuyệt chủng.

- Làm thế nào để sống hòa hợp với thiên nhiên?

+ Mỗi người phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ tự nhiên bằng việc gây trồng cây xanh, bảo vệ động vật hoang dã.

+ Mỗi người phải học cách yêu thiên nhiên, tạo không gian sống tự nhiên.

- Phê phán những người tàn phá thiên nhiên

4. Liên hệ bản thân và Tổng kết

Câu 2

Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật bé Thu trong đoạn trích sau:

"Ðến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.

Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba... a... a... ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Ðó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Ðó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa. 

Trong lúc đó, ngoại nó cho tôi biết, đêm qua, bà đã tìm hiểu được vì sao nó không chịu nhận ba nó. Bà hỏi:

- Ba con, sao con không nhân? 

- Không phải. - Đang nằm mà nó cũng giẫy lên. 

- Sao con biết là không phải? Ba con đi lâu, con quên rồi chứ gì? 

- Ba không giống cái hình ba chụp với má-

- Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi

- Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy.

À ra vậy, bây giờ bà mới biết. Té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo, và bà cho nó biệế, ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương - bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ. Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về. Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi.

Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:

- Ba đi rồi ba về với con.

- Không - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.

Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.

(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2019, trang 198, 199)

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nội dung đoạn trích: cảnh bé Thu chia tay ông Sáu vô cùng xúc động.

2. Phân tích, cảm nhận

- Khái quát về văn bản: Thu là cô bé sinh ra và lớn lên trong chiến tranh nên trong suốt 8 năm trời cô bé không được gặp ba. Cô chỉ biết mặt ba qua một tấm ảnh ba chụp chung với má.Bởi vậy sự xuất hiện đột ngột của ông Sáu với vết thẹo dài trên mặt làm bé Thu vô cùng hoảng sợ, lo lắng. Trong những ngày ông Sáu ở nhà bé Thu tìm mọi cách để cự tuyệt sự quan tâm của ông và đỉnh điểm là sau khi bị ông Sáu đánh bé Thu đã bỏ sang nhà bà ngoại ở.

- Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người.

+ Nó cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.

+ Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm. Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình.

+ Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng

Tiếng gọi bị kìm nén suốt 8 năm

Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.

+ Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo:

Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi.

Nó lo sợ ba sẽ đi mất.

Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba.

=> Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ. Cô bé không dấu diếm sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba => khiến mọi người xúc động.

=>Miêu tả biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã 1 lần nữa tô đậm tình yêu ba tha thiết. Khi lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thu đều hướng đến ba mình.

=>Qua đó, ta thấy bé Thu gan góc, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và dễ xúc động.

3. Tổng kết.

Fqa.vn

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved