Admin FQA
30/09/2023, 10:38
Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Sự bền bị là niềm đam mê, là tỉnh kiên trì với những mục tiêu dài hạn. Bền bị là sức chịu đựng. Bền bị là gắn bó với công việc... Bền bỉ là làm việc chăm chỉ để biến tương lai trở thành sự thật.
(Trích "Chìa khóa của sự thành công” - Nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth, dẫn theo http://Vietnamnet.Vn, ngày 20/2/2022)
Câu 1 (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (1,0 điểm) Chỉ ra phép lặp và nêu tác dụng của phép lặp đó trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1,0 điểm) Theo em, sự bền bỉ có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân trong quá trình học tập?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về lòng tự trọng
Câu 2. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kinh vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đẳng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cảnh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
(Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kinh” - Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, tr.131, NXBGDVN, 2005)
Từ tính cách, phẩm chất của các anh chiến sĩ trong đoạn thơ, em rút ra bài học gì cho bản thân khi còn ngồi trên ghế nhà trường?
Lời giải chi tiết
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1:
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. |
Phương pháp: Căn cứ bài các phương thức biểu đạt đã học.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận
Câu 2:
Chỉ ra phép lặp và nêu tác dụng của phép lặp đó trong đoạn trích trên. |
Phương pháp: Căn cứ bài các phép liên kết câu.
Cách giải:
Phép lặp: Bền bỉ.
Tác dụng: Lặp lại “bền bỉ” tác giả nhằm giải thích, nhấn mạnh như thế nào là bền bỉ và bền bỉ mang đến điều gì cho chúng ta.
Câu 3:
Theo em, sự bền bỉ có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân trong quá trình học tập? |
Phương pháp: Phân tích.
Cách giải:
Ý nghĩa của sự bền bỉ trong quá trình học tập:
- Giúp em không bỏ ngang khi gặp một bài Toán khó, một đề Văn lạ,…
- Giúp em kiên định với những mục tiêu mình đã đặt ra và cố gắng đến cùng để đạt được mục tiêu đó.
-…
II. LÀM VĂN:
Câu 1:
Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về lòng tự trọng |
Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp.
Cách giải:
a. Yêu cầu hình thức: Viết đúng một bài văn khoảng 1 trang giấy thi.
b. Yêu cầu nội dung:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: Suy nghĩ về lòng tự trọng.
* Giải thích lòng tự trong:
+ Lòng tự trọng là việc con người tự ý thức được giá trị của bản thân, biết trân trọng bản thân, luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ những giá trị đó.
* Bàn luận về lòng tự trọng:
- Biểu hiện lòng tự trọng:
+ Hiểu được giá trị của bản thân mình, biết mình là ai và cần gì. Luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, theo đuổi, thực hiện mục tiêu, ước mở của mình một cách nhiệt thành nhất.
+ Người có lòng tự trọng cũng là người không bao giờ coi thường người khác, họ đối xử lịch sự, nhã nhặn với mọi người, luôn tôn trọng những người xung quanh.
- Ý nghĩa lòng tự trọng:
+ Lòng tự trọng khiến con người hiểu được giá trị của bản thân, luôn cố gắng theo đuổi, thực hiện mục tiêu, ước mơ chính đáng.
+ Người có lòng tự trọng cũng là người biết tôn trọng người khác tạo ra các mối quan hệ tích cực.
+ Lòng tự trọng giúp con người có nhận thức, định hướng đúng đắn, có hành động đúng mực, tích cực trong cuộc sống. Từ đó góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
……
* Liên hệ mở rộng:
+ Tự trọng không đồng nghĩa với tự phụ.
+ Phê phán những người không biết trân trọng bản thân, tự mình trà đạp lên những giá trị của mình.
Câu 2:
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kinh vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đẳng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cảnh chim Như sa như ùa vào buồng lái. (Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kinh” - Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, tr.131, NXBGDVN, 2005) Từ tính cách, phẩm chất của các anh chiến sĩ trong đoạn thơ, em rút ra bài học gì cho bản thân khi còn ngồi trên ghế nhà trường? |
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả Phạm Tiến Duật và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
- Giới thiệu 2 khổ thơ đầu:
+ Chân dung chiếc xe không kính.
+ Chân dung người lính lái xe.
2. Thân bài:
2.1 Hình ảnh tiểu đội xe không kính:
- Được giới thiệu rất độc đáo: “Không có kính không phải vì xe không có kính”:
+ Là lời giải thích của người lính về chiếc xe không kính.
+ Chứa đựng tâm trạng xót tiết, xuýt xoa, lại có chút phân bua, thanh minh. Tâm trạng này dễ hiểu vì với người lính lái xe chiếc xe là niềm tự hào, là phương tiện để góp sức cho chiến tuyến, góp phần làm nên chiến thắng chung.
- Miêu tả chân thực và sinh động: Không kính
-> Gợi: Sự khốc liệt của chiến trường; sự gian khổ khi lái xe; sự gan góc, kiên cường của người lính lái xe.
- Giúp người lính lái xe phát hiện ra chất thơ giữa đời thường:
+ Giúp người lính chan hòa với thiên nhiên.
+ Giúp họ nối kết tình đồng đội.
+ Tìm được những phút giây vui vẻ, hồn nhiên nhất.
=> Là một hình ảnh rất thực, không hiếm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Là hình ảnh đặc sắc, độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Mĩ nói chung. Nó vừa là biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, lại vừa là hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ ngay trong cuộc chiến ác liệt.
2.2. Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn:
* Được khắc họa trên nền của cuộc chiến tranh ác liệt:
- “Bom giật, bom rung”, “bom rơi”
- Những chiếc xe không kính:
+ Gợi vùng đất chìm trong khói lửa chiến tranh, mưa bom, bão đạn không một chút bình yên.
+ Gợi những hiểm nguy, mất mát, hy sinh của cuộc đời người lính.
* Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn:
- Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:
+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.
+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.
- Tâm hồn lãng mạn: Cảm nhận thiên nhiên như một người bạn nồng hậu, phóng khoáng: sao trời, cánh chim.
2.3 Bài học rút ra
Qua đoạn thơ trên có thể rút ra một số bài học sau:
- Sống tích cực, lạc quan trong mọi hoàn cảnh.
- Sống chan hòa, hài hòa với tự nhiên.
- Kiên định với những gì mình đã đặt mục tiêu và cố gắng nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đó.
-….
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved