logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Đọc hiểu - Đề số 10 - THCS

Admin FQA

30/12/2022, 13:16

Đề bài

Câu 1

a) Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính trong hai dòng thơ sau:

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

(Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt)

b) …Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?

(Ngữ văn 9, tập một, tr.166, NXB Giáo dục)

- Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác?

- Cái tin như vậy mà nhân vật nhắc tới trong đoạn trích trên là tin gì?

Lời giải chi tiết

Câu 1

a.

- Biện pháp: so sánh

- Tác dụng:

+ Biện pháp so sánh được sử dụng khiến hai câu thơ trở nên mềm mại, cuốn hút. So sánh tiếng Việt với đất cày, lụa, tre ngà, tơ tác giả gợi ra vẻ bình dị, nên thơ, gần gũi, gắn bó của tiếng Việt với cuộc sống của người nông dân.

+ Đồng thời khơi dậy trong lòng người đọc tình yêu, ý thức trách nhiệm gìn giữ vẻ đẹp văn hóa quý báu của dân tộc.

+ Qua biện pháp so sánh, ta thấy được tình cảm yêu thương, trân trọng mà tác giả dành cho thứ tiếng mẹ đẻ của mình.

b.

- Đoạn trích trên trích từ tác phẩm “Làng” của tác giả Kim Lân.

- Cái tin như vậy mà nhân vật nhắc tới là: tin làng Chợ Dầu theo Tây.

Nguồn: Sưu tầm

Fqa.vn

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved