logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Dự thảo đề thi học kỳ II Sinh 11

Admin FQA

30/12/2022, 13:15

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)

Câu I. Hãy chọn 1 đáp án đúng cho mỗi câu sau:

Câu 1. Nhờ tính cảm ứng nên thực vật có khả năng:

A. Dự đoán sự thay đổi môi trưởng xung quanh.

B. phản ứng trước sự thay đổi của môi trường.

C. nhận biết và cảm ứng kịp thời các thay đổi của môi trưởng.

D. chống lại sự thay đổi của môi trường

Câu 2. Mức độ cảm ứng ở động vật có xương sống là hình thức:

A. phản ứng toàn thân.

B. phản xạ.

C. phản ứng của thị giác.

D. phản ứng của thính giác.

Câu 3. Hưng phấn dẫn truyền trong cung phản xạ theo chiều:

A. từ cơ quan thụ cảm tới cơ quan thần kinh và đến cơ quan đáp ứng.

B. từ cơ quan đáp ứng đến cơ quan thần kinh.

C. từ điểm kích thích về 2 phía.

D. từ cơ quan thần kinh đến cơ quan đáp ứng.

Câu 4. Vai trò của hoocmôn (GH) đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật là:

A. tăng tốc độ chuyển hoá cơ bản, tăng cường sự sinh trưởng.

B. trưởng thành sinh dục của con đực và con cái.

C. tăng cường quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào, mô và cơ quan.

D. hình thành các tính trạng sinh dục thứ sinh.

Câu 5. Trong chăn nuôi để quyết định thời điểm xuất chuồng, người ta căn cứ vào:

A. trọng lượng thực tế của vật nuôi.

B. tuổi của vật nuôi.

C. khả năng thành thục sinh dục của vật nuôi.

D. mức lớn tối đa của vật nuôi.

Câu 6. Vật nuôi ở vào giai đoạn nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất đối với nhiệt độ?

A. Sơ sinh.                                                     B. Phôi thai,

C. Gần trưởng thành.                                     D. Trưởng thành.

Câu 7. Các yếu tố cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt

A. nước, ôxi, nhiệt độ.                                   B. nước, ánh sáng, nhiệt độ.

C. ánh sáng, C02, nhiệt độ.                              D. ánh sáng, C02, nước.

Câu 8. Ở động vật có xương sống, hệ thần kinh thuộc dạng:

A. thần kinh lưới.                                          B. thần kinh chuỗi,

C. thần kinh hạch.                                          D. thần kinh ống.

Câu 9. Auxin có tác dụng:

A. kích thích lá và rụng quả.

B. kích thích phát triển nụ bên.

C. kích thích phái triển chiều dài.

D. kích thích kéo dài tế bào và phát triển rễ.

Câu 10. Nhóm chất kích thích sinh trưởng ở thực vật:

A. Auxin, gibêrelin, xitôkinin.                      B. Auxin, xitôkinin, êtilen.

C. Axit abxixic, êtilen.                                    D. Axit abxixic, gibêrelin.

Câu 11. Cây ngày ngắn ra hoa trong điều kiện chiếu sáng:

A. 10 giờ.                 B. 13 giờ.              c. 14 giờ.                    D. 15 giờ.

Câu 12. Người bị bệnh lùn là do ở giai đoạn trẻ em:

A. thiếu HCG.         B. thiếu GH.            C. thừa HCG.         D. thừa GH.

Câu II: (1 điểm)

Cho các từ và cụm từ sau: phát triển, số lượng, cơ quan, mô, hạt, hoa, tế bào, sinh trưởng. Hãy điền vào chỗ trống (...) các câu dưới cho phù hợp:

Ở thực vật........ (1).............. là quá trình tăng số lượng, khối lượng và kích

thước tế bào làm cây lớn lên, tạo cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá.

......... (2)........... là quá trình biến đổi chất lượng các thành phần  tế bào tạo

cơ quan sinh sản cho cây ra ........(3).... kết quả tạo............... (4).........

PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (6điểm)

Câu 3: (2 điểm)

Vận động hưởng động ở thực vật là gì? cây các loại vận động hướng động nào? Auxin có vai trò gì trong hướng động của cây?

Câu 4: (2 điểm).

Tập tính bẩm sinh của động vật là gì?  Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh.

Câu 5: (2 điểm).

Thế nào là sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái ở động vật? Cho ví dụ.

Thế nào là sự sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn? Cho ví dụ.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II

PHẦN  1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1 (3 điểm) mỗi ý đúng 0,25 điểm: 1.C   2.B   3.A   4.C   5.D   6. A   7. A     8. D    9. D     10. A     11. A           12. B

Câu 2: (1 điểm) mỗi ý đúng 0,25 điểm:

1. Sinh trưởng.          2. Phát triển.               3. Hoa.      4. Hạt.

PHẦN II: TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN

Câu 3. (2 điểm)

-       Khái niệm vận động hướng động ở thực vật (1 điểm).

-       Các loại vận động hướng động: Hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hoá. (0,5 điểm).

-       Vai trò Auxin (0,5 điểm).

Câu 4: (2 điểm)

Tập tính động vật (0,75 điểm) Ví dụ: (0,25 điểm).

Phân biệt tập tính thứ sinh và tập tính bẩm sinh:

-       Tập tính bẩm sinh: Sinh ra đã có bản năng, được di truyền - ví dụ (0,5 điểm).

-       Tập tính thứ sinh: Học được qua đời sống hoặc do trải qua kinh nghiệm. Ví dụ (0,5 điểm).

Câu 5: (2 điểm)

Khái niệm sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái ở động vật (0,75 điểm). Ví dụ (0,25 điểm).

Khái niệm sự sinh trưởng và phái triển qua biến thái hoàn toàn (0,75 điểm). Ví dụ (0.25 điểm).

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Dự thảo đề thi học kỳ I Sinh 11 Câu 3: (2 điểm)Phân biệt hai con đường dẫn truyền nước, muối khoáng và các chất hữu cơ trong cây.Câu 4: (3 điểm)Nêu vai trò của quá trình quang hợp. Trình bày khái niệm về hai pha của quang hợp.Câu 5: (2 điểm)Sự thay đổi nồng độ 02 và CO2 trong môi trưỜng sẽ ảnh hưởng hô hấp ở thực vật như thế nào?
Câu hỏi ôn tập học kỳ 2 Sinh 11 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HỌC KÌ II: Câu 1. ở động vật đơn bào thức ăn được, Câu 2. Ruột non của động vật ăn thực vật có đặc điểm:
Câu hỏi ôn tập học kỳ 1. Câu 1. Khi môi trường quá axit (chua) rễ cây trên cạn thích nghi bằng cách, Câu 2. Nước từ đât vào tế bào lông hút theo cơ chế
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved