logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Em hãy đóng vai Vũ Nương kể lại cuộc đời mình, có sử dụng yếu tố miêu tả

Admin FQA

30/12/2022, 13:18

Tôi là Vũ Nương, tôi được người làng yêu mến vì họ khen tôi công dung ngôn hạnh lại dịu dàng nết na. Trong làng có chàng tên Trương Sinh, tuy thất học nhưng giàu có nên chàng đã xin cha mẹ cưới tôi về làm vợ.

Chàng rất mực yêu thương tôi, nhưng lại cũng rất đa nghi. Biết vậy, tôi cố gắng từ lời ăn tiếng nói cho đến hành động đều giữ đúng khuôn phép nên gia đình luôn được êm ấm.

Cuộc sống của tôi đang êm đềm trôi qua thì chiến tranh xảy ra, chồng tôi phải ghi tên tòng quân. Buổi tiễn chồng ra biên ải, lòng tôi trĩu nặng lo âu, phiền muộn. Nghĩ chàng phải đi vào nơi gió cát nghìn trùng xa cách, đói rét, bệnh tật, việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, lòng tôi thương chàng vô hạn. Tôi không mong chàng lập công để được ấn phong hầu mà chỉ mong chàng bình an trở về là tôi đã thoả nguyện. Giờ phút chia tay đã hết. Chàng dứt áo ra đi, tôi thẫn thờ dõi theo bóng chàng, mắt nhoà lệ, lòng tái tê chua xót.

Ngày tháng khắc khoải trôi qua. Trong lòng tôi, mùa xuân tươi vui bướm lượn đầy vườn ; hay mùa đông giá băng ảm đạm, mây che kín núi cũng chỉ là một, bởi nỗi nhớ chàng luôn đằng đẵng, thường trực trong lòng. Đến kì sinh nở, tôi sinh được một bé trai và đặt tên cháu là Đản. Nhưng mẹ chồng tôi, vì nhớ thương con mà ốm đau mòn mỏi. Tôi đã hết lòng thuốc thang, động viên nhưng vì bệnh tình trầm trọng, cụ đã qua đời. Cảm động trước tình mẫu tử thiêng liêng mẹ dành cho chồng tôi, xót thương mẹ vô hạn, tôi đã lo ma chay chu tất cho mẹ.

Sau bao nhiêu chờ đợi mỏi mòn, nhớ thương khôn xiết, cuối cùng Trương Sinh đã trở về. Tôi vô cùng sung sướng và hạnh phúc. Nhưng cuộc đời, có ai mà đoán trước được số phận. Chàng về tới nhà, biết mẹ đã qua đời liền bế con đi viếng mộ mẹ. Lúc trở về, chàng bỗng dưng nổi giận la mắng om sòm. Chàng cho rằng tôi đã phản bội chàng, không giữ tình yêu chung thuỷ với chàng. Tôi bàng hoàng sửng sốt. Nước mắt tôi ứa ra. Tôi vừa khóc thổn thức vừa giải thích : "Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Chàng vẫn không tin, đánh đuổi tôi đi. Vì quá oan khuất và tủi hổ, tôi đã đến bến sông Hoàng Giang trầm mình. Rơi vào khoảng không tăm tối, tôi bỗng choàng dậy, thấy bản thân đang ở nơi cung điện nguy nga, xung quanh đều là cá tôm bơi lội, tôi mới biết sau khi chết, vợ vua Nam Hải là Linh Phi đã thương tình cho tôi ở lại chốn cung điện này để hầu hạ nàng. Rồi tôi gặp Phan Lang, người đàn ông sống cùng làng với mình cũng được Linh Phi cứu giúp vì trước kia anh ta cũng từng cứu nàng. Tôi đã nhờ anh ta đem chiếc trâm cài về cho chồng mình và dặn chàng lập đàn giải oan cho mình. Phan Lang đi vài ngày thì trên bờ có tiếng gõ mõ, hương cúng cùng với đoàn kiệu trên mặt nước, tôi liền bước lên đoàn kiệu và xuất hiện trên sông. Cuối cùng tôi cũng được hóa giải nỗi oan khuất. Vợ chồng tương phùng nhưng cách biệt âm dương, tôi chỉ chào tạm biệt Trương Sinh lần cuối rồi biến mất.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Dữ. Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Dữ quê ở Ninh Thanh thuộc tỉnh Hải Dương, là một trong những học trò giỏi của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sống trong xã hội loạn lạc, chế độ phong kiến thối nát, sau một năm làm quan, ông trở về quê nuôi mẹ già, đóng cửa viết sách. Ông để lại một số thơ và cuốn văn xuôi cổ Truỵền kì mạn lục viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, mang yếu tố hoang đường, cốt truyện lưu truyền trong dân gian
Phân tích vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ). Qua việc xây dựng bi kịch của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã bày tỏ thái độ xót xa thương cảm cùng niềm trân trọng đối với người phụ nữ. Thông qua bi kịch của Vũ Nương, nhà văn phản ánh bi kịch chung về số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
Nêu suy nghĩ của em về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (Bài 3) Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương khép lại đã cho thấy cái tài của Nguyễn Dữ khi ông đã xây dựng một nhân vật Vũ Nương hiền lành, đảm đang, chung thuỷ, một nhân vật Trương Sinh hay ghen tuông, ba phải.
Nêu suy nghĩ của em về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Câu chuyện về người con gái Nam Xương đã nêu lên được số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những luật lệ không công bằng, trọng nam khinh nữ đã đẩy người phụ nữ phải vào con đường cùng dẫn đến cái chết oan uổng, bất công.
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: Chuyện người con gái Nam xương của Nguyễn Dữ và nói lên cảm nghĩ của em. Ngữ văn lớp9 Nhân vật Vũ Nương là người con gái bạc mệnh đáng thương đó có bao phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved