logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Em hãy so sánh “Điếu văn đọc trước mộ Mác” của Ăng-ghen với Văn tế Phan Châu Trinh của Phan Bội Châu.

Admin FQA

30/12/2022, 13:17

   Cả hai đều thuộc dạng văn tế hay điếu văn, tức là bài văn đọc trước linh cữu hay mộ của người chết khi an táng, là loại văn dùng để thể hiện tình cảm của tác giả đối với người đã khuất. Bài văn tế thường gồm hai phần chính kế lại cuộc đời, những đức tính, phẩm chất của người quá cố và bộc lộ tình cảm, thái độ của người sống đối với người đã khuất. Âm điệu của văn tế thường mang tính chất trữ tình, bi thương. Đối với các vĩ nhân gắn cuộc đời mình với sự nghiệp chung của nhân dân, dân tộc thì bài văn tế thường có màu sắc chính luận, bi tráng. Do đó, các bài điếu văn - văn tế trở thành nguồn động viên, khích lệ, cố vũ cho cuộc đấu tranh chung.

   Có thể tìm hiểu một vài nét chính về bài Điếu văn đọc trước mộ Mác của Ăng- ghen như sau:

   Phần mở đầu: giới thiệu về cái chết của Các Mác, qua đó giới thiệu tầm vóc vĩ nhân của ông. Thời khắc Mác qua đời, nơi Mác trút hơi thở cuối cùng.

   Phần thân bài:

+ Nhấn mạnh những cống hiến quan trọng của Mác: Chú ý cách so sánh các cống hiến này, so sánh Mác như một vĩ nhân với các vĩ nhân khác. Hình thức diễn dạt, cách thức nhấn mạnh bằng kết cấu tầng bậc, kết hợp so sánh.

+ Ăng-ghen nhấn mạnh tầm vóc vĩ nhân của Mác trên hai phương diện: Nhà khoa học với những phát minh kì tài quan trọng, những phát minh tạo ra sức mạnh đột phá, thúc đẩy sự phát triển của thời đại và nhà hoạt động cách mạng không mệt mỏi qua hoạt động nhiều mặt trận lĩnh vực báo chí nhằm xây dựng ý thức hệ tư tưởng cho giai cấp vô sản.   ,

   Phần kết luận: Kết luận ngắn gọn về sự bất tử của Mác.

   Và sau đây là những nét chính về bài Văn tế Phan Châu Trinh của Phan Bội Châu:

   Nếu căn cứ vào bố cục bài Văn tế thì tác phẩm này có phần lung khởi gồm sáu câu (từ Than ôi... cho tới…kêu người chín suối). Ở đây, cần chú ý tới điều mà Phan Bội Châu muốn bàn tới:

   Vẫn biết tinh thần di tại hóa, sống là còn mà thác cũng như còn.

   Chỉ vì thời thế khuất anh hùng, xưa đã rủi mà nay càng thêm rủi.

   Cách bàn đó mang tính chất truyền thốn, tức là bàn chung về lẽ tử sinh, bàn về sự sinh li tử biệt nhưng kèm theo đó là một băn khoăn lớn vì sự mất mát do cái chết của Phan Châu Trinh tạo ra: Lấy ai dây nối gót ngàn thu - Vậy ta phải kêu người chín suối.

   Còn cách nói của Ăng-ghen là ngay trong đoạn mơ đầu ông không dùng chữ chết, mà ông dùng các từ ngừng suy nghĩ, ngủ thiếp đi thanh thản [...] - nhưng là giấc ngủ ngàn thu rồi.

   Các phần thích thực và ai vãn là nội dung cơ bản của bài văn tế này. Ở đây Phan Bội Châu nhấn mạnh cuộc đời của Phan Châu Trinh với những cách làm cách nghĩ khác người (Vận nước gặp cơn dâu bể, đeo vai thân sĩ, còn lòng đâu áo mũ xênh xang- Thói nhà văn nghiệp bút nghiên, giấu mặt hào hùng, thì cũng tạm khoa trướng theo đuổi. Cậy Tây học dặn dò phường tự chủ, Lư Thoa, Mạnh Đức so sánh người xưa - Mượn Đông Du thăm hỏi bạn đồng tâm, Hương Cảng, Hoành Tân, lỏi len đưòg mới). Từ đó dẫn tới khí phách của một anh hùng thực sự có năng lực phi thường:

   Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cầm quyền trông gió cũng gai ghê.

   Một ngòi lòng, vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn thêm sáng chòi.

   Phần này góp phần tạo dựng chân dung của người anh hùng cứu nước, không quản ngại hi sinh: Bước chân đi tìm Âu châu, đôi tay trắng quyết phất cờ xã hội. Từ đấy tác giả bày tỏ nỗi đau mất mát: Ngại ngùng thay người ngọc mù sa. Ngao ngán nhẽ giọt châu mưa xối.

   Nhưng đóng góp của Phan Châu Trinh được kể lại qua cuộc hành trình tìm đường cứu nước, qua những tư tưởng mới mà Phan Châu Trinh tiếp thu. Còn cách nói của Ăng-ghen khi đề cập tới những cống hiến vô giá của Các Mác là ông chỉ ra những đóng góp đó, nhấn mạnh tầm vóc lịch sử của chúng. Hai cách làm không khác nhau, song thuộc về hai loại kiểu thức tư duy: Tư duy phương Đông thường nhấn mạnh ý nghĩa đạo đức của hành động cứu dân cứu nước, còn tư duy phương Tây nghiêng về tính duy lí, thể hiện ở cách định giá lịch sử.

   Có thể thấy rõ điều này ở Văn tế Phan Châu Trinh (từ Thương ôi!... đến hết bài, cũng gồm 6 câu với lời hứa quyết tâm noi dấu tiền nhân:

   Trước đã giỏi mà sau còn giỏi nữa, dấu cộng hòa xin ráng sức theo đòi.

   Sống còn thiêng thời thác phải thiêng hơn, thang độc lập quyết ra tay vin vói.

Theo Lê Nguyên Cẩn

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Em hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Trước hết đây là bài thơ thể hiện thái độ và khí phách của tác giả trong hoàn cảnh bị chính quyền Quảng Đông (Trung Quốc) bắt cầm tù: ngồi trong tù, người chiến sĩ cách mạng vẫn hiên ngang, bất khuất và giữ một niềm tin sắt son và sự nghiệp cứu nước
Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu Trong cuốn Văn thơ Phan Bôi Châu, giáo sư Đặng Thai Mai có nhận xét: “Phan Bội Châu là một người can đảm, vui vẻ trong những giờ phút nguy hiểm và hoạn nạn”. Đúng vậy, những ngày bị cầm tù ở Quảng Đông, đối diện với cái chết, Phan vẫn ung dung, lạc quan
Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu Cả bài thơ toát lên một tinh thần bất khuất, một tư thế vững vàng của bậc trượng phu trong cơn sóng gió
Cảm nhận về bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (2) của Phan Bội Châu Lúc bấy giờ, nhà thơ đang bị đày đọa vô cùng dã man: cổ đeo gông, chân tay bị xiềng xích trong nhà ngục tử tù Quảng Đông. Có biết cảnh ngộ ấy mới cảm thấy cốt cách và khí phách anh hùng của Phan Bội Châu qua "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác".
Phân tích bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”(l) của Phan Bội Châu Tại nhà ngục, ngay đêm đầu tiên, Cụ viết bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật để an ủi. động viên mình.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved