logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Bài 12 trang 104 SBT Sinh học 8

Admin FQA

30/12/2022, 13:17

Đề bài

Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện đó: với đời sống của động vật và người.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lí thuyết Phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện.

Lời giải chi tiết

- Trong đời sống của động vật nói chung và con người nói riêng, nếu chỉ có các phản xạ không điều kiện thì sẽ không thể thích nghi với những đổi thay của môi trường sống thường xuyên xảy ra. Muốn thích nghi với điều kiện sống mới để tồn tại, con người cũng như mọi động vật phải hình thành được các phản xạ mới - phản xạ có điều kiện.

Riêng đối với con người phản xạ có điều kiện còn được thành lập với tiếng nói và chữ viết. Chẳng hạn, nếu đã từng ăn mơ thì chỉ cần nói đến mơ là nước bọt đã tiết ra. Đây chính là nội dung câu truyện Tào Tháo với rừng mơ: Khi quân sĩ đang khát cháy cổ, Tào Tháo đã chỉ ra phía trước và nói: Hãy đi nhanh, sắp tới rừng mơ rồi. Quân sĩ nghe nói, dường như hết khát.

- Phản xạ có điều kiện đã được thành lập phải được củng cố thường xuyên, nếu không dần dần sẽ mất vì trong não xảy ra hiện tượng ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập, gọi là ức chế tắt dần. Nhờ ức chế tắt mà những phản xạ có điều kiện đã được thành lập nhưng không còn phù hợp với điều kiện sống đã thay đổi sẽ dần dần mất đi (bị ức chế) và được thay thế bằng các phản xạ có điều kiện mới, đảm bảo cho cơ thể thích nghi và tồn tại.

Đối với con người sống trong xã hội, việc xây dựng những nếp sống văn minh lịch sự (nếp sống có văn hoá) và loại trừ dần các thói quen xấu là cần thiết. Trong học tập phải thường xuyên ôn tập củng cố để nắm vững, nhớ lâu kiến thức chính là việc vận dụng những hiểu biết về sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện.

 

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bài 2 trang 104 SBT Sinh học 8 Giải bài 2 trang 104 Sách bài tập Sinh học 8. So sánh bộ phận thần kinh giao cảm với bộ phận thần kinh đối giao cảm
Bài 3 trang 104 SBT Sinh học 8 Giải bài 3 trang 104 Sách bài tập Sinh học 8. Bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thị giác là gì ?
Bài 1,2,3,4,5 SBT Sinh học 8 Giải bài 1,2,3,4,5 trang 105 Sách bài tập Sinh học 8. Hệ thần kinh có chức năng
Bài 16,17,18,19,20 trang 107 SBT Sinh học 8 Giải bài 16,17,18,19,20 trang 107 Sách bài tập Sinh học 8. Chất xám là:
Bài 26,27,28,29,30 trang 108 SBT Sinh học 8 Giải bài 26,27,28,29,3 trang 108 Sách bài tập Sinh học 8: Cơ quan phân tích bao gồm ... (1) ... là các tế bào thụ cảm, ... (2) ... và vùng ở vỏ não tương ứng. Cơ quan ... (3) ... gồm màng lưới trong cầu mất
Xem thêm

Chương bài liên quan

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved