logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Bài 13 trang 104 SBT Sinh học 8

Admin FQA

30/12/2022, 13:17

Đề bài

Trình bày khả năng điều tiết của mắt (ở nơi quá sáng hay quá tối, khi vật ỏ xa và lúc lại gần). Hãy quan sát mắt mình qua hình ảnh trong gương hoặc mắt bạn ngồi đối diện lúc bình thường và khi dọi đèn pin vào mắt bạn hoặc mắt mình trong gương xem độ lớn của lỗ đồng tử thay đổi như thế nào ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lí thuyết Cơ quan phân tích thị giác

Lời giải chi tiết

Ta thấy đồng tử thu hẹp lại khi ánh sáng chiếu vào. Đó chính là sự điều tiết ánh sáng của đồng tử.

Sự co dãn của đồng tử là nhờ các cơ vòng và cơ phóng xạ.

Các cơ vòng co làm lỗ đồng tử hẹp lại dưới tác dụng của thần kinh đối giao cảm khi ánh sáng mạnh chiếu vào mắt đã hạn chế lượng ánh sáng vào trong cầu mắt, gây loá. Thông thường khi ánh sáng mạnh chiếu vào mắt, ngoài sự co đồng tử một cách tự động, ta còn nheo mắt hoặc lấy tay che mắt để tránh loá.

Ngược lại trong ánh sáng yếu (trong tối chẳng hạn) dưới ảnh hưởng của thần kinh giao cảm, các cơ phóng xạ co làm lỗ đồng tử dãn rộng để lượng ánh sáng vào đủ gây hưng phấn các tế bào cảm quang trên màng lưới trong cầu mắt.

Mặt khác tuỳ theo vật ở xa hay tiến lại gần mắt, muốn nhìn rõ vật phải thay đổi độ phồng của thể thuỷ tinh trong cầu mắt để ảnh của vật hiện đúng trên màng lưới.

Thể thuỷ tinh căng phồng khi vật càng tiến lại gần làm tăng độ hội tụ của thể thuỷ tinh, giúp ảnh hiện rõ trên màng lưới.

Sự điều chỉnh độ cong (độ phồng) của thể thuỷ tinh để nhìn rõ vật chính là sự điều tiết của thế thuỷ tinh.

 

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bài 2 trang 104 SBT Sinh học 8 Giải bài 2 trang 104 Sách bài tập Sinh học 8. So sánh bộ phận thần kinh giao cảm với bộ phận thần kinh đối giao cảm
Bài 5 trang 104 SBT Sinh học 8 Giải bài 5 trang 104 Sách bài tập Sinh học 8. Tại sao muốn tìm hiểu cấu tạo chi tiết của một đối tượng nào đó
Bài 11 trang 104 SBT Sinh học 8 Giải bài 11 trang 104 Sách bài tập Sinh học 8. Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện và nêu rõ mố! quan hệ giữa hai loại phản xạ này (nếu có).
Bài 16,17,18,19,20 trang 107 SBT Sinh học 8 Giải bài 16,17,18,19,20 trang 107 Sách bài tập Sinh học 8. Chất xám là:
Bài 26,27,28,29,30 trang 108 SBT Sinh học 8 Giải bài 26,27,28,29,3 trang 108 Sách bài tập Sinh học 8: Cơ quan phân tích bao gồm ... (1) ... là các tế bào thụ cảm, ... (2) ... và vùng ở vỏ não tương ứng. Cơ quan ... (3) ... gồm màng lưới trong cầu mất
Xem thêm

Chương bài liên quan

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved